Y học cổ truyền hôm nay

Khoa Y học cổ truyền vận dụng chẩn trị theo các phương pháp Đông Y kết hợp với Y học hiện đại, và các phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, điện châm, nhĩ châm, xoa bóp, bấm huyệt, giác hơi, khí công dưỡng sinh để điều trị có hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp, rối loạn dẫn truyền thần kinh, di chứng tai biến mạch máu não, đau dây thần kinh... Chuyên khoa này còn triển khai mô hình nghiên cứu dược lý, thừa kế các kỹ thuật chế biến thuốc cổ truyền, nghiên cứu bào chế thuốc theo khoa học,nghiên cứu tế bào, nuôi cấy, thử nghiệm tế bào gốc. Các bệnh lý phổ biến thường được tìm đến khoa Y học cổ truyền như: viêm đa khớp dạng thấp, viêm phế quản mạn tính, liệt cơ mặt, trĩ, Parkinson, rối loạn kinh nguyệt,...

Kinh nguyệt đến sau kỳ: điều trị theo y học cổ truyền

Khí huyết của mạch Xung, mạch Nhâm bắt đầu đầy đủ thịnh vượng thì hành kinh đúng chu kỳ mỗi tháng. Đến trên dưới 49 tuổi thì khí huyết của mạch Xung, mạch Nhâm suy yếu dần

Lâm sàng kinh nguyệt đến sau kỳ

Kinh nguyệt đến chậm hơn sau 7 ngày. Phần nhiều do hư hàn, đàm thấp hoặc huyết nhiệt, huyết hư, ứ huyết. YHCT xếp kinh nguyệt đến chậm vào bệnh chứng Kinh trễ, Kinh trì, Kinh hành hậu kỳ, Kinh sụt. Các thể lâm sàng gồm:

Thể Hư hàn:

Nguyên nhân:

Do bệnh lý nội thương với cơ địa dương hư.

Triệu chứng:

Kinh đến chậm, lượng kinh ít. Sắc kinh nhạt hoặc xám đen, loãng.

Sắc da xanh bạc hoặc úa vàng, môi nhạt, thích nóng, sợ lạnh.

Bụng đau liên miên, chườm nóng dễ chịu, chân tay lạnh, hồi hộp.

Chóng mặt, đoản hơi, tinh thần uể oải. Mạch trầm trì hoặc vi tế.

Thể Thực hàn:

Nguyên nhân:

Do ngoại cảm phong hàn.

Triệu chứng:

Chân tay lạnh, sợ rét, rêu lưỡi mỏng.

Mạch trầm khẩn.

Thể Huyết ứ:

Khí huyết ứ lưu ngưng trệ làm kinh đến quá kỳ, đau bụng kinh.

Triệu chứng:

Kinh đến chậm, lượng kinh ít. Sắc kinh tím đen, huyết cục.

Sắc da xạm, bụng đầy chướng, xoa nắn đau tăng, khi ra huyết được thì giảm đau bụng.

Đại tiện táo, tiểu ít đỏ xẻn. Mạch trầm tế sác.

Thể Huyết hư:

Do cơ thể gầy ốm nên kinh nguyệt không đến đúng kỳ.

Triệu chứng:

Kinh đến chậm, lượng kinh ít. Sắc kinh nhạt, loãng.

Sắc da trắng, xanh bạc, da khô, móng nhạt.

Đau lưng gối, táo bón, mệt mỏi, đoản hơi, ngại nói.

Chóng mặt, hoa mắt, ít ngủ. Lưỡi nhạt, ít rêu.

Mạch tế sác hoặc hư tế.

Thể Đàm trở:

Cơ thể to béo, âm khí nhiều, chất mỡ trong người quá nhiều làm bế tắc kinh mạch dẫn đến kinh nguyệt đến muộn, vài tháng một lần kinh.

Triệu chứng:

Kinh đến chậm, lượng kinh nhiều hoặc ít.

Sắc kinh nhợt, dính đặc, đới hạ nhiều mà trắng.

Ngực bụng căng trướng, tức, hay nôn, buồn nôn, ăn kém, miệng nhạt. Rêu lưỡi trắng nhớt. Mạch huyền hoạt.

Thể Khí uất:

Kinh nguyệt đến trễ do khí huyết ngưng trệ. Điều này nói lên mối liên quan của phần khí uất trệ liên lụy tới phần huyết bị uất trệ.

Triệu chứng:

Kinh ra ít, chu kỳ đến chậm, hành kinh không thông suốt.

Trước khi hành kinh, bụng dưới chướng đau.

Tinh thần không thoải mái, bực dọc, cáu gắt, ngực sườn đầy tức.

Lưỡi trắng nhợt. Mạch huyền sác.

Điều trị kinh nguyệt đến sau kỳ

Thể Hư hàn:

Phép trị: Ôn kinh, trừ hàn, bổ hư.

Bài Thu*c sử dụng:

Bài Ngải tiễn hoàn (Bài Tứ vật thang gia giảm) gồm Thục địa 12g, Đương quy 10g, Xuyên khung 10g, Bạch thược 8g, Ngô thù du 8g, Đảng sâm 16g, Ngải cứu 12g, Trần bì 8g, Thạch xương bồ 8g. 

Vị Thu*c

Tác dụng Y học cổ truyền

Vai trò

Thục địa

Bổ huyết, dưỡng huyết

Thần

Đương quy

Bổ huyết, hoạt huyết, điều kinh

Thần

Xuyên khung

Hành khí, hoạt huyết, giảm đau

Thần

Ngải cứu

Ôn kinh. Điều hòa khí huyết

Quân

Ngô thù du

Ôn trung, tán hàn, giải uất

Quân

Bạch thược

Liễm âm, dưỡng huyết, chỉ thống

Đảng sâm

Bổ tỳ, kiện vị, ích khí

Thạch xương bồ

Ôn kinh, khai khiếu, hóa đàm

Thể Thực hàn:

Phép trị: Ôn kinh tán hàn.

Bài Thu*c sử dụng:

Bài Ôn kinh thang (trích Phụ nhân lương phương) gồm Bạch truật (sao) 12g, Nhân sâm 8g, Đương quy 12g, Quế chi 8g, Xuyên khung 12g, Ngưu tất (sao rượu) 8g, Thược dược 12g, Đơn bì 8g, Sinh khương 8g, Cam thảo 8g, Bán hạ chế 4g, Mạch môn 4g.

Vị Thu*c

Tác dụng Y học cổ truyền

Vai trò

Quế chi

Ôn kinh, thông mạch, tán hàn

Quân

Sinh khương

Tán hàn, hồi dương, thông mạch

Quân

Nhân sâm

Đại bổ nguyên khí, ích huyết sinh tân

Thần

Đương quy

Dưỡng huyết, hoạt huyết

Thần

Xuyên khung

Hành khí, hoạt huyết

Thược dược

Liễm âm, dưỡng huyết, bình can

Ngưu tất

Hành huyết, tán ứ

Đơn bì

Tả phục hỏa

Cam thảo

Ôn trung. Điều hòa các vị Thu*c

Sứ

Thể Huyết hư:

Phép trị: Bổ huyết, điều kinh.

Bài Thu*c sử dụng:

Bài Thập toàn đại bổ thang (trích Cục phương) gồm Đảng sâm 12g, Xuyên khung 8g, Phục linh 8g, Đương quy 8g, Bạch truật 12g, Thục địa 8g, Cam thảo 4g, Bạch thược 12g, Hoàng kỳ 12g, Quê` nhục 4g.

Vị Thu*c

Tác dụng Y học cổ truyền

Vai trò

Đảng sâm

Bổ tỳ, kiện vị, ích khí, sinh tân dịch

Quân

Phục linh

Thẩm thấp, thanh tả nhiệt

Bạch truật

Bổ khí, kiện tỳ, hòa trung

Thần

Đương quy

Dưỡng huyết, sinh huyết

Quân

Sinh địa

Tư âm, dưỡng huyết

Thần

Thược dược

Bổ huyết, hòa huyết

Xuyên khung

Hành huyết, hoạt huyết

Hoàng kỳ

Bổ khí, thăng dương khí của tỳ

Thần

Quế nhục

Bổ hỏa, thông huyết mạch, trừ hàn tích

Cam thảo

Ôn trung. Điều hòa các vị Thu*c

Sứ

Thể Đàm trở:

Phép trị: Hóa đàm, bổ hư.

Bài Thu*c sử dụng:

Bài Lục quân tử thang (trích Cục phương) gồm Nhân sâm 12g, Bạch truật 12g, Bạch linh 12g, Cam thảo 8g, Trần bì 8g, Bán hạ 8g, Sinh khương 3 lát, Đại táo 3 trái.

Công dụng: trị chứng Tỳ Vị hư Đàm thấp (xem điều trị Viêm Sinh d*c, phần Bạch đới thể Đàm thấp).

Bài Khung quy nhị trần thang (trích Đơn Khê Phương) gồm Xuyên khung 12g, Phục linh 8g, Đương quy 12g, Cam thảo 6g, Bán hạ chế 8g, Gừng 3 lát.
Công dụng: trị Đàm thấp, Trễ kinh kèm huyết hư.

Phân tích bài Thu*c:

Vị Thu*c

Tác dụng Y học cổ truyền

Vai trò

Xuyên khung

Hoạt huyết, thông huyết

Thần

Phục linh

Lợi thủy, thẩm thấp, tiêu đàm

Đương quy

Sinh huyết, dưỡng huyết

Quân

Bán hạ chế

Giáng khí nghịch, tiêu đàm thấp

Cam thảo

Ôn trung. Điều hòa các vị Thu*c

Sứ

Gừng

Ôn trung, tiêu đàm

Thể Khí uất:

Phép trị: Hành khí, giải uất, điều kinh.

Bài Thu*c sử dụng:

Bài Tiêu dao thang gia vị gồm Sài hồ 12g, Trần bì 6g, Bạch truật 12g, Đương quy 6g, Bạch linh 8g, Bạc hà 4g, Bạch thược 8g, Cam thảo 4g, Sinh khương 4g.

Phân tích bài Thu*c:

Vị Thu*c

Tác dụng Y học cổ truyền

Vai trò

Sài hồ

Sơ can, giải uất

Quân

Bạc hà

Phát tán phong nhiệt

Thần

Đương quy

Dưỡng huyết, hoạt huyết

Thần

Bạch thược

Dưỡng huyết, liễm âm, lợi tiểu

Thần

Bạch truật

Táo thấp, hóa đờm, lợi thủy

Bạch linh

Lợi thủy thẩm thấp kiện tỳ

Sinh khương

Giải biểu tán hàn

Cam thảo

Ôn trung, hòa vị

Sứ

Trần bì

Hành khí, táo thấp, hóa đàm

Điều trị bằng châm cứu

Điều khí huyết:

Chủ huyệt trên mạch Nhâm và 3 kinh âm ở chân: Can, Tỳ, Thận.

Huyệt đặc hiệu:

Khí hải, Tam âm giao: Quân bình khí huyết.

Thiên xu, Quy lai: Cho kỳ kinh sớm.

Thái xung, Thái khê: Cho kỳ kinh muộn.

Thận du, Tỳ du, Túc tam lý: Cho kỳ kinh loạn.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/benhhocdongy/kinh-nguyet-den-sau-ky-dieu-tri-theo-y-hoc-co-truyen/)

Tin cùng nội dung

  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY