Ngoại Tim mạch hôm nay

Phẫu thuật tim mạch là nhiệm vụ chính trong việc khám, điều trị và can thiệp tim mạch, lồng ngực và các mạch máu ngoại vi bằng phương pháp ngoại khoa như nội soi, mổ phanh truyền thống, phẫu thuật can thiệp. Khoa ngoại tim mạch chuyên về điều trị các bệnh lý ngoại khoa có liên quan đến vấn đề lồng ngực - tim mạch như tim bẩm sinh, suy tim, phình động mạch, tổn thương/chấn thương thành ngực, phổi và các cơ quan trong lồng ngực như: gãy xương sườn, xương ức, thủng thành ngực, tổn thương các cơ quan tim, phổi, mạch máu,...

Kỹ thuật tim mạch can thiệp của Việt Nam vươn tầm thế giới

Nhiều bác sĩ tim mạch can thiệp của Việt Nam trở thành chuyên gia hàng đầu tại Châu Á và trên thế giới, thường xuyên được mời giảng dạy và chủ tọa đoàn, mổ trình diễn ở nhiều Hội nghị Tim mạch can thiệp trên thế giới và được mời chuyển giao kỹ thuật cho các nước bạn như Ấn Độ, Philippines, Myanmar, Indonesia...
Hội nghị tim mạch can thiệp">Tim mạch học can thiệp Toàn quốc lần thứ IV sẽ diễn ra vào ngày 25/10 tại Hà Nội. Dự kiến hơn 3000 bác sỹ, chuyên gia tim mạch Việt Nam và quốc tế sẽ tham dự hội nghị

Với chủ đề “Giải pháp tốt nhất từ giường bệnh đến can thiệp”, Hội nghị Tim mạch học can thiệp Toàn quốc lần thứ IV do Phân hội Tim mạch học can thiệp Việt Nam tổ chức tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình (Hà Nội) sẽ có 25 phiên họp khoa học với 130 bài báo cáo trực tiếp do hơn 80 báo cáo viên trình bày tại 5 Hội trường chính. Năm Hội trường chính này sẽ được lấy tên 5 cố Giáo sư, Tiến sĩ là: GS. Đặng Văn Chung, GS.TS. Trần Đỗ Trinh, GS.TS. Phạm Tử Dương, GS.TS. Nguyễn Mạnh Phan, PGS.TS. Đinh Văn Tài - Những người Thầy đã đặt nền móng và có nhiều đóng góp cho sự phát triển của ngành tim mạch can thiệp Việt Nam.

Đặc biệt, Hội nghị Tim mạch học can thiệp lần IV sẽ có sự tham dự của đoàn báo cáo viên quốc tế bao gồm 30 báo cáo viên là những Giáo sư, Tiến sĩ đầu ngành tim mạch học can thiệp thế giới như: GS.BS. Charles Chambers (Chủ tịch hội tim mạch can thiệp Hoa Kỳ), GS. Thạch Nguyễn (Hoa Kỳ); TS. BS. Gérard Bonot (Pháp); TS. BS. Michael Nguyen (Australia); GS. BS. Arthur Lee (Hoa Kỳ); GS. BS. Moo-Hyun Kim (Hàn Quốc). Đây đều là những chuyên gia hàng đầu trong ngành tim mạch thế giới và những người có đóng góp to lớn cho sự hình thành và phát triển tim mạch can thiệp tại Việt Nam trong 20 năm qua.

Các chủ đề được thảo luận trong hội nghị này đều là những vấn đề chuyên môn sâu và có tính thực tiễn, ứng dụng cao. Sáu ca can thiệp tim mạch điển hình sẽ được truyền hình trực tiếp từ bệnh viện Tim Hà Nội tới Hội nghị để phục vụ các phiên thảo luận như: Bít lỗ thông liên thất; Can thiệp thân chung động mạch vành; Phẫu thuật cầu nối chủ vành; Can thiệp chỗ chia nhánh động mạch vành; Điều trị rối loạn nhịp bằng 3D và Can thiệp động mạch ngoại biên. Đây sẽ là cơ hội quý báu để các bác sĩ có thể theo dõi trực tiếp quá trình can thiệp tim mạch và trao đổi, chia sẻ về những kỹ thuật can thiệp để điều trị các bệnh lý tim mạch.

GS. TS Phạm Gia Khải, Chủ tịch Hội Tim mạch học can thiệp Việt Nam, Trưởng Ban tổ chức Hội nghị chia sẻ: “Hội nghị Tim mạch học can thiệp Toàn quốc lần IV sẽ là cơ hội để các chuyên gia, bác sĩ đầu ngành về tim mạch học trong nước có cơ hội gặp gỡ, lắng nghe, trao đổi về kỹ thuật tim mạch đối với các chuyên gia quốc tế. Với quy mô lớn, thu hút hàng nghìn bác sĩ, chuyên gia, chúng tôi tin tưởng đây sẽ là một sự kiện y học lớn, một hội nghị với chất lượng chuyên môn cao, chứng minh tim mạch học can thiệp Việt Nam đang phát triển với tầm cỡ y học thế giới”.

Hội nghị tim mạch can thiệp Toàn quốc lần thứ IV được tổ chức cũng là dịp đánh dấu khoảng thời gian 20 năm hình thành và phát triển của ngành Tim mạch học can thiệp tại Việt Nam. Từ những nền móng đầu tiên, đến năm 2003, Phân hội Tim mạch học can thiệp Việt Nam chính thức được thành lập theo Quyết định ngày 30/9/2003 của Hội Tim mạch học Quốc gia Việt Nam.

Những ngày đầu hình thành, ngành tim mạch can thiệp tại Việt Nam chỉ phát triển một cách sơ khai và là tập hợp của những bác sĩ tim mạch can thiệp tại 3 thành phố lớn là Hà Nội, TPHCM và Huế. Đến nay, “bản đồtim mạch can thiệp Việt Nam đã có mặt ở khắp ba miền Bắc – Trung – Nam với hơn 50 trung tâm tim mạch can thiệp, hàng trăm bác sĩ có thể thực hiện thành thạo các kỹ thuật can thiệp khó, nhiều bác sĩ tim mạch can thiệp của Việt Nam trở thành chuyên gia hàng đầu tại Châu Á và trên thế giới, thường xuyên được mời giảng dạy và chủ tọa đoàn, mổ trình diễn ở nhiều Hội nghị tim mạch can thiệp trên thế giới và được mời chuyển giao kỹ thuật cho các nước bạn như Ấn Độ, Philippines, Myanmar, Indonesia…

Thái Bình

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-ky-thuat-tim-mach-can-thiep-cua-viet-nam-vuon-tam-the-gioi-19729.html)

Tin cùng nội dung

  • Tôi là Việt kiều Mỹ thường về Việt Nam. Tôi có thể mua bảo hiểm tại các bệnh viện Việt Nam phòng khi đau ốm bất ngờ không? (Le Van Nam - ongnam…@yahoo.com)
  • Thư ngỏ gửi cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại - kêu gọi ủng hộ dự án Y học cùng cộng đồng chia sẻ các bài viết về bệnh tật, bảo vệ sức khỏe.
  • Bệnh động mạch vành (thiếu máu cơ tim) được gây ra khi lòng động mạch bị hẹp hay tắt nghẽn, thường do xơ vữa động mạch. Với những triệu chứng như đau thắt ngực, khó thở, bệnh động mạch vành là nguyên nhân gây Tu vong hàng đầu ở Mỹ và các nước phát triển.
  • Điện cơ (Electromyography - EMG) là một kỹ thuật chẩn đoán để xác định sức mạnh của cơ và các tế bào thần kinh điều khiển chúng (các tế bào thần kinh vận động - motor neurons).
  • Nhũ ảnh là hình ảnh X quang tuyến vú được sử dụng để tầm soát ung thư vú. Nhũ ảnh đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện sớm ung thư vú và giúp làm giảm tỉ lệ Tu vong do ung thư vú.
  • Chụp X quang là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh rất phổ biến để khảo sát xương và một số mô khác.
  • Siêu âm là một kỹ thuật không gây đau sử dụng sóng âm để tạo ra hình ảnh của các cơ quan và các cấu trúc bên trong cơ thể.
  • Xạ hình xương sử dụng các hạt nhân phóng xạ để tạo nên hình ảnh của xương. Hạt nhân phóng xạ là các chất hóa học phát ra tia xạ, các tia xạ này được phát hiện bởi máy quét.
  • Siêu âm tim là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh dùng sóng siêu âm để khảo sát cấu trúc, hình thái và chức năng của tim.
  • Thuốc chẹn canxi (CCB= calcium channel blocker) ngăn không cho dòng canxi vào nội bào, làm cản trở quá trình co cơ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY