Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Lạc tuyến nội mạc tử cung trong cơ tử cung là bệnh gì?

Lạc tuyến nội mạc tử cung trong cơ tử cung hay còn gọi là bệnh cơ tuyến tử cung (LTNMTCTC) là hiện tượng các mô tuyến trong nội mạc tử cung xuất hiện và phát triển trong lớp cơ tử cung. Bình thường biểu mô tuyến chỉ có ở lớp nội mạc tử cung, có chu kỳ phát triển và thoái triển theo chu kỳ hormon Sinh d*c nữ, tạo ra hiện tượng kinh nguyệt. Khi mô tuyến này lạc vào trong cơ tử cung sẽ tạo ra tình trạng bệnh lý bất thường.

Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân chính xác của bệnh cơ tuyến tử cung vẫn chưa được biết. Tuy nhiên, có những yếu tố khiến phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn như: Độ tuổi 40 hoặc 50 (trước khi mãn kinh); Có con; Đã được phẫu thuật tử cung, chẳng hạn như sinh mổ hoặc phẫu thuật để loại bỏ u xơ tử cung.

Triệu chứng của bệnh là gì?
Đôi khi (khoảng ⅓) bệnh gây ra không có dấu hiệu hoặc triệu chứng chỉ khó chịu nhẹ. Tuy nhiên, bệnh có thể gây ra những triệu chứng rõ rệt như:  Chảy máu kinh nguyệt nặng hoặc kéo dài (cường kinh, rong kinh); Chảy máu cục khi hành kinh; Đau quặn nhiều hoặc đau nhói vùng xương chậu trong thời kỳ kinh nguyệt; Đau vùng chậu mãn tính; Đau khi giao hợp
Hiện nay chưa có bằng chứng rõ ràng LTNMTCTC ảnh hưởng đến vô sinh, sảy thai hay sinh non.
Một số bệnh khác có thể gây ra các dấu hiệu và triệu chứng tương tự, làm bạn khó chắc chắn bệnh. Bạn có thể nhầm triệu chứng trên với những bệnh như u xơ tử cung, tế bào tử cung phát triển bên ngoài tử cung (lạc nội mạc tử cung) và tăng trưởng trong niêm mạc tử cung (polyp nội mạc tử cung).

ảnh minh họa.

Bạn nên gặp bác sĩ khi nào?
Khi rong kinh, cường kinh kéo dài sẽ gây nên tình trạng thiếu máu mãn tính, gây mệt mỏi và chóng mặt. Mặc dù không có hại, nhưng cơn đau và chảy máu quá nhiều khi đến kỳ hành kinh có thể gây giảm sút chất lượng cuộc sống.

Khi có những triệu chứng trên, bác sĩ sẽ chỉ định làm siêu âm. Siêu âm là phương pháp rẻ tiền, dễ thực hiện. Trên siêu âm sẽ thấy tử cung to không đối xứng, nhưng không phải do nhân xơ tử cung. Chỗ tổn thương nằm trong lớp cơ tử cung thường có ranh giới không rõ, phản âm kém so với lớp cơ. Có thể xuất hiện các đảo hoặc nốt tăng âm, hoặc các nang trống âm.
Khi trên siêu âm còn nghi ngờ, chỉ định chụp cộng hưởng từ MRI cũng là cần thiết. MRI phân biệt rất tốt LTNMTCTC dạng lan toả hay khu trú, loại trừ được u tân sinh trong cơ TC. Tuy nhiên tại Việt Nam vẫn là một phương pháp đắt tiền.

Các cách điều trị bệnh
LTNMTCTC thường biến mất sau khi mãn kinh, vì vậy việc điều trị có thể căn cứ vào độ tuổi và tình trạng tiền mãn kinh đến mãn kinh.
Điều trị nội khoa: Thu*c chống viêm để kiểm soát cơn đau. Bằng cách bắt đầu dùng Thu*c chống viêm từ một đến hai ngày trước khi chu kỳ kinh bắt đầu và dùng Thu*c đến khi sạch kinh, để làm giảm lưu lượng máu kinh nguyệt từ đó có tác dụng giảm đau.
Hay Thu*c nội tiết: như Thu*c Tr*nh th*i hoặc miếng dán, vòng *m đ*o có chứa Thu*c nội tiết, Thu*c làm vô kinh có thể giúp giảm đau.
Cắt tử cung. Nếu đau nhiều và điều trị bằng Thu*c không hiệu quả, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật cắt bỏ tử cung. 
Ngày nay theo tiến bộ y học để tránh cắt tử cung còn có phương pháp nút mạch tử cung với mục đích làm tắc mạch máu nuôi dưỡng vùng bị bệnh, làm giảm các triệu chứng của bệnh.

Khi có cơn đau bạn có thể làm gì tại nhà?
Hãy thử làm các biện pháp như: Ngâm mình trong bồn nước ấm; Sử dụng một miếng đệm nóng trên bụng; Uống một loại Thu*c chống viêm, giảm đau.

BS Anh Vũ

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/lac-tuyen-noi-mac-tu-cung-trong-co-tu-cung-la-benh-gi-n173785.html)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh ung thư cổ tử cung và sùi mào gà phần lớn do virus HPV gây nên. Ít nhất một nửa dân số nhiễm virus này vào lúc nào đó trong đời, song không phải tất cả đều phát bệnh.
  • Chị em phụ nữ sẽ được tư vấn hoàn toàn miễn phí tại khoa khám bệnh A, BV Phụ sản Hùng Vương từ 9:00 - 12:00 vào các ngày thứ 2, thứ 3, thứ 5, thứ 6 hàng tuần.
  • Em tiêm ngừa ung thư cổ tử cung được 2 mũi, còn 1 mũi chưa tiêm. Tuần trước em đi khám phụ khoa, BS nói em bị sùi mào gà.
  • Tôi năm nay 30 tuổi, lập gia đình đã ba năm, không dùng biện pháp ngừa thai nào nhưng vẫn chưa có con.
  • Thưa quý báo, Em năm nay 18 tuổi. Mẹ em muốn đưa em đi tầm soát ung thư cổ tử cung, nhưng em không biết có ảnh hưởng gì đến màng trinh không? Phòng khám Yersin có những gói khám nào và giá bao nhiêu tiền ạ? Mong quý báo tư vấn giúp em. Chân thành cảm ơn. (Trần Kim Ngân - Quận 8, TPHCM)
  • Chào Mangyte, Vợ chồng em cưới nhau 2 năm rồi chưa có con. Đi khám hiếm muộn thì BS bảo phải thực hiện bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI). Xin hướng dẫn giúp em, kỹ thuật đó là gì, em phải chuẩn bị thế nào, chi phí bao nhiêu? Em chân thành cảm ơn! (Mỹ Duyên - Long An)
  • Em 24 tuổi, đã quan hệ T*nh d*c nhiều lần. Xin hỏi Mangyte, quan hệ nhiều lần như vậy thì tiêm ngừa ung thư cổ tử cung được không? Trước khi tiêm có xét nghiệm gì không? Em nên tiêm Thu*c đó ở đâu, bao nhiêu tiền một mũi Thu*c? Mong Mangyte tư vấn giúp em với ạ! (Trúc Mai - Đồng Nai)
  • Cùng với ung thư vú, ung thư cổ tử cung rất phổ biến ở phụ nữ. Bài viết này cung cấp những thông tin cơ bản về căn bệnh này.
  • Ung thư nội mạc tử cung là ung thư xuất hiện ở nội mạc tử cung. Nội mạc tử cung là lớp niêm mạc tử cung (còn gọi là dạ con). Ung thư nội mạc tử cung hầu như luôn được điều trị thành công nếu phát hiện sớm. Bạn có thể được phát hiện sớm nếu đi khám bác sĩ mỗi khi có chảy máu bất thường từ *m đ*o.
  • Dụng cụ tử cung (DCTC), là một dụng cụ nhỏ, hình chữ T, phía cuối của dụng cụ được nối với một sợi dây (sợi dây này sẽ được kéo ra ngoài cổ tử cung để có thể kiểm tra định kỳ xem dụng cụ vẫn ở đúng chỗ hay không)
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY