Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Làm sao để theo dõi đường huyết tại nhà hiệu quả?

Kiểm soát đường huyết tại nhà là một trong những ưu tiên hàng đầu giúp người bệnh đái tháo đường ngăn ngừa hoặc trì hoãn biến chứng tim mạch, thận, mắt.

Theo trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa bệnh tật mỹ (cdc), bệnh đái tháo đường thường xảy ra các biến chứng cấp tính một cách đột ngột trong thời ngắn, đòi hỏi bệnh nhân phải được đưa đến cấp cứu tại các cơ sở y tế ngay lập tức. trong đó, có ba đặc trưng về sinh hóa nguy hiểm bao gồm: tăng đường huyết, nhiễm toan ceton máu và tình trạng hạ đường huyết. nếu không điều trị, bệnh nhân có thể hôn mê, co giật và trong trường hợp xấu sẽ dẫn đến t* vong.

Để ngăn ngừa các biến chứng xấu xảy ra đối với bệnh nhân đái tháo đường, luôn giữ mức đường huyết trong phạm vi cho phép là mục tiêu hàng đầu. mục tiêu đường huyết có thể khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi, các vấn đề sức khỏe và những yếu tố khác.

Người bệnh đái tháo đường cần tự kiểm tra đường huyết thường xuyên tại nhà. ảnh: shutterstock

Để chắc chắn về phạm vi đường huyết của bản thân, người bệnh mắc đái tháo đường cần lắng nghe ý kiến, trao đổi với chuyên gia sức khỏe. bên cạnh đó, người bệnh cần tự kiểm tra đường huyết thường xuyên để biết khi nào đường huyết bắt đầu giảm xuống quá thấp hoặc tăng quá cao. hiểu được mức đường huyết (chỉ số đường huyết đói, đường huyết tương ngẫu nhiên, chỉ số hba1c,...) sẽ giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát chế độ dinh dưỡng, luyện tập thể lực phù hợp và đạt được hiệu quả tối đa trong suốt quá trình điều trị.

Các thông tin về việc chăm sóc và theo dõi đường huyết tại nhà, cũng như các lưu ý để đo đường huyết đúng cách, đạt kết quả chính xác sẽ được giải đáp trong buổi tư vấn trực tuyến với chủ đề "theo dõi đường huyết và theo dõi bệnh đái tháo đường tại nhà như thế nào?", phát sóng trực tiếp trên fanpage vnexpress lúc 20h ngày 8/12.

Chương trình có sự tham gia tư vấn của TS.BS Phan Hữu Hên, Phó Trưởng khoa Nội tiết, bệnh viện Chợ Rẫy. Độc giả có thể đặt câu hỏi cho chuyên gia tại đây.

TS.BS Phan Hữu Hên, Phó Trưởng khoa Nội tiết, bệnh viện Chợ Rẫy. Ảnh: NVCC

Chương trình tư vấn trực tuyến về bệnh đái tháo đường "Hiểu đường huyết, sống vui khỏe" do Tổng Hội Y Học Việt Nam thực hiện, dưới sự tài trợ bởi Công ty TNHH Sanofi-Aventis Việt Nam sẽ được phát sóng đều đặn 2 số mỗi tháng trên Fanpage VnExpress. Những tư vấn của các chuyên gia ở từng số sẽ giúp cập nhật những thông tin bổ ích, giải đáp những thắc mắc thường gặp trong quá trình theo dõi và điều trị đái tháo đường cho bệnh nhân và người thân.

Anh Ngọc

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/lam-sao-de-theo-doi-duong-huyet-tai-nha-hieu-qua-4399551.html)

Tin cùng nội dung

  • Thêm một tác hại của nhiễm vi khuẩn H.pylori ở dạ dày vừa được nhóm nghiên cứu của BV Trường ĐH Quốc gia tại Đài Loan công bố.
  • Xin chào Mangyte, Hiện tôi đang bị phình giáp đa hạt thùy trái, Mangyte có thể giúp tôi địa chỉ phòng khám của một số bác sĩ chuyên khoa Nội Tiết giỏi được không ạ? Tôi chân thành cảm ơn.
  • Sáng nay (8/4) đi khám sức khỏe cùng cơ quan, tôi phát hiện ra bị tiểu đường với mức đường huyết lên đến 135mg/dl. Quá bất ngờ. Tôi không hiểu về chỉ số trên. Mangyte tư vấn giúp tôi nên làm gì, đi khám bác sĩ nào để bắt đầu điều trị.Tôi muốn đến phòng mạch tư để có thể trao đổi nhiều hơn với bác sĩ. Xin cảm ơn. Rất mong hồi âm sớm.
  • Theo Đông y, nguyên nhân của bệnh là do uất nhiệt hóa hỏa, làm phần âm của các tạng phủ, (phế, vị, thận, vân vân), bị hao tổn.
  • Từ xưa đến nay, chữa bệnh đái tháo đường bằng ăn uống được coi là cách chữa cơ bản nhất, đó là thực hiện chế độ ăn kiêng theo yêu cầu của bác sĩ nhằm duy trì lượng đường cần thiết trong máu. Chế độ kiêng khem không có nghĩa chỉ được ăn một vài loại lương thực và thực phẩm mà là lựa chọn thực phẩm cung cấp đủ lượng calo cho cơ thể.
  • Bệnh tiểu đường (hay đái tháo đường) là danh từ dùng để chỉ một nhóm các bệnh lý ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng đường trong máu, thường đặc trưng bởi tăng đường máu.
  • Bệnh tiểu đường là một bệnh nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến mọi bộ phận và cơ quan trong cơ thể. Đó là lý do bệnh nhân cần được châm sóc từ nhiều bác sĩ.
  • Hạ đường huyết thường liên quan đến việc điều trị bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, một số tình trạng bệnh khác có thể gây hạ đường huyết.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Bài Thuốc dân gian điều trị bệnh tiểu đường
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY