Bệnh thường gặp hôm nay

Bệnh thường gặp

Làm sao để từ bỏ những cơn đau mạn tính?

Có hơn 1,5 tỷ người trên thế giới bị đau mạn tính. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra những tình trạng thương tật kéo dài.

Đau mạn tính

Mỗi chúng ta đều đã từng trải nghiệm cảm giác đau, nhức ở một thời điểm nào đó trong đời. Cảm giác đau đột ngột là một phản ứng quan trọng của hệ thống thần kinh cảnh báo chúng ta về những nguy cơ chấn thương. Khi bạn bị tổn thương một nơi nào đó trên cơ thể, tín hiệu đau sẽ được truyền đi từ khu vực tổn thương qua tủy sống và đến não. Não lập tức phát tín hiệu để vùng đó hoặc toàn cơ thể đáp ứng lại cơn đau.

Cảm giác đau do tổn thương sẽ giảm dần qua quá trình điều trị, chăm sóc và phục hồi. Tuy nhiên, lại không giống như vậy. Khi bị đau mạn tính, cơ thể bạn vẫn tiếp tục gửi các tín hiệu đau đến não, ngay cả khi vết thương đã hồi phục. Đau có thể kéo dài từ vài tuần tới nhiều năm. Đau mạn tính có thể làm ảnh hưởng đến khả năng vận động, sự linh hoạt, sức mạnh và khả năng chịu đựng. Đau cũng ảnh hưởng đến công việc và các hoạt động hàng ngày của bạn.

Nguyên nhân gây đau mạn tính là gì?

Nguyên nhân của thường xuất phát từ chấn thương ban đầu, như bong gân hoặc căng cơ. Người ta cho rằng phát triển sau tổn thương của các dây thần kinh. Các tổn thương thần kinh làm cho cơn đau dữ dội và kéo dài hơn. Trong những trường hợp này, chỉ điều trị tổn thương cơ bản thì không thể giải quyết được cơn đau mạn tính.

Trong một số trường hợp, có những người bị mà không có bất kỳ chấn thương ban đầu nào. Nguyên nhân chính xác của không liên quan đến chấn thương vẫn chưa được hiểu rõ. Đau mạn tính đôi khi xuất phát từ các vấn đề sức khỏe khác, ví dụ như:

Những ai có nguy cơ bị đau mạn tính?

Đau mạn tính có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất ở người lớn tuổi. Ngoài tuổi tác, các yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ bị bao gồm:

Đau mạn tính được điều trị như thế nào?

Mục tiêu chính của điều trị là giảm đau và tăng khả năng vận động, giúp bạn duy trì các hoạt động hằng ngày mà không cảm thấy khó khăn.

Mức độ và tần suất có thể khác nhau giữa các cá nhân. Vì vậy, bác sỹ sẽ xem xét tình trạng thực tế của bệnh nhân (triệu chứng đau, các vấn đề sức khỏe kèm theo) để đưa ra giải pháp điều trị phù hợp. Can thiệp y tế, thay đổi lối sống hoặc kết hợp các phương pháp này có thể được sử dụng để giải quyết tình trạng của bạn.

Thu*c

Có nhiều loại Thu*c điều trị chứng và bác sỹ sẽ cân nhắc cho bạn dùng. Mặc dù một số loại Thu*c trong đó không cần kê đơn nhưng do tính chất các cơn thường kéo dài nên bạn sẽ phải dùng Thu*c trong một thời gian dài. Do vậy, cần hỏi ý kiến và tuân theo chỉ định của bác sỹ với bất cứ loại Thu*c giảm đau nào bạn đang sử dụng.

Một số giải pháp y tế khác

Thay đổi lối sống

Thay đổi lối sống được khuyến nghị để mang lại hiệu quả điều trị giảm tối ưu. Bạn nên cân nhắc để thực hiện một số cách sau đây:

Điều bạn cần: thay đổi bản thân...

Hãy nhớ rằng: không có Thu*c hoặc phương pháp tối ưu nào chữa khỏi hoàn toàn đau mạn tính, nhưng có thể được quản lý hiệu quả. Điều quan trọng là tuân thủ chỉ định điều trị của bác sỹ cùng với duy trì các liệu pháp hỗ trợ.

Đau có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý của bạn, làm tăng stress và căng thẳng. Vì vậy bạn cũng nên chủ động xây dựng cho mình các kĩ năng giúp bạn chống lại những stress gây ra bởi đau đớn. Dưới đây là những điều bạn cần lưu ý:

Ăn uống lành mạnh, ngủ đủ, hoạt động thể chất thường xuyên, chú trọng nhiều hơn đến cơ thể và hình thức của bạn, giúp cơ thể khỏe mạnh và giảm căng thẳng.

Một cách tốt nhất để cải thiện tâm trạng và giảm căng thẳng là tham gia các hoạt động bạn thích và giao lưu nhiều hơn với bạn bè. Đau có thể khiến bạn khó khăn hơn để tham gia đầy đủ được các hoạt động xã hội nhưng cô lập mình có thể khiến tình trạng của bạn tiêu cực hơn, và tăng sự nhạy cảm đối với đau đớn. Hãy chọn những hoạt động phù hợp và lắng nghe cơ thể bạn, nếu bạn không bị gia tăng các cơn đau, đừng ngần ngại tham gia nhé.

Bạn bè, gia đình luôn ở bên và hỗ trợ bạn trong những thời điểm khó khăn. Đừng ngại ngần chia sẻ cũng như tìm kiếm sự giúp đỡ của những người thân yêu bên cạnh mình.

Ths.BS Trần Thu Nguyệt - Viện Y học Ứng dụng Y học Việt Nam

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/lam-sao-de-tu-bo-nhung-con-dau-man-tinh-n136553.html)

Tin cùng nội dung

  • Cơn đau quặn thận Đông y gọi là “Thận giảo thống”. Là hiện tượng sỏi nhỏ di chuyển xuống niệu quản làm cho co thắt thận và niệu quản mà sinh ra cơn đau.
  • Bạn hay bị đau nửa đầu, đau nhức ở vùng vai, gáy và tê buốt da đầu? Nếu mệt mỏi với việc uống Thu*c, bạn có thể tham khảo những cách trị đau đầu tự nhiên dưới đây mà nhiều người từng đánh giá hiệu quả.
  • Bệnh Zona có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng ngoài 50 thì tỉ lệ gặp nhiều hơn. Bệnh tuy không gây nguy hiểm nhưng cơn đau của nó luôn là nỗi sợ hãi của người bệnh.
  • Trong những dạng đau dưới đây của cơ thể, có loại bạn chỉ cần nghỉ ngơi vài ngày nó sẽ tự lành, có loại bạn cần đến gặp bác sĩ ngay.
  • Chúng ta thường bị những cơn đau vai gáy hành hạ khi ngồi máy nhiều, làm thế nào để đẩy lùi nhỉ?
  • Hầu như ngày nào phòng khám lồng ngực - mạch máu của bệnh viện đại học y dược TP.HCM cũng tiếp nhận vài ba bệnh nhân là nhân viên các văn phòng.
  • Nhồi máu cơ tim (còn được gọi là cơn đau tim) xảy ra khi một phần của cơ tim bị phá hủy hoặc ch*t vì nó không nhận được đủ oxy. Nhồi máu cơ tim thường có thể điều trị được khi được chẩn đoán sớm. Tuy nhiên, nếu không điều trị nhồi máu cơ tim có thể gây Tu vong.
  • Nếu bạn cũng giống như hầu hết các phụ nữ khác, cơn đau trong lúc chuyển dạ và sinh nở sẽ là một trong những điều làm bạn lo lắng khi dự định có con. Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì hầu hết phụ nữ đều bị đau khi sinh.
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
  • Làm thế nào để bé có thể chuẩn bị được tin thần, và sẵn sàng cho việc phải thực hiện thủ thuật y khoa
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY