Thẩm mỹ hôm nay

Thẩm mỹ trực tiếp thúc đẩy tâm lý, làm tăng năng suất lao động, nhưng nó còn tham gia nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, vai trò chủ yếu của nó vẫn là làm giàu có cho đời sống tinh thần của con người.. Vai trò của những thước đo thẩm mỹ trong đời sống tinh thần cũng tương tự như vai trò của những thước do đạo đức trong đời sống xã hội.

Làm sao giảm nguy cơ lây nhiễm Covid-19 khi khai báo y tế, đi xét nghiệm?

Bác sĩ hướng dẫn các biện pháp hạn chế nguy cơ lây nhiễm Covid-19, tránh tập trung khi khai báo y tế, khi đi lấy mẫu xét nghiệm tại các cơ sở y tế.

Ngày càng nhiều người dân thuộc diện phải khai báo y tế, lấy mẫu xét nghiệm, do về từ địa phương có dịch hoặc ở, đến khu vực có ca nhiễm Covid-19. Vậy mọi người cần chú ý các biện pháp gì để đảm bảo an toàn phòng dịch?

Bác sĩ hướng dẫn các biện pháp hạn chế nguy cơ lây nhiễm Covid-19, tránh tập trung khi khai báo y tế, khi đi lấy mẫu xét nghiệm tại các cơ sở y tế.

Khai báo y tế trực tuyến, qua hotline

Theo thạc sĩ - bác sĩ Nguyễn Trần Nam, Trưởng Khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM): Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xác định bệnh Covid-19 lây nhiễm ở người qua tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm bệnh qua dịch tiết từ miệng và mũi, hoặc gián tiếp qua các vật dụng hoặc bề mặt bị dính dịch tiết nhiễm mầm bệnh. Dịch tiết này bao gồm nước bọt, dịch tiết hô hấp hoặc các giọt bắn ra khi người đó ho, hắt hơi, nói hoặc hát. Người tiếp xúc gần (trong vòng khoảng cách 1 m) với người đã nhiễm bệnh có thể mắc Covid-19 khi các giọt bắn mang vi rút SARS-CoV-2 thâm nhập vào miệng, mũi hoặc mắt của người tiếp xúc.

“Cách ly tại nhà là quan trọng nhất. Khi chưa được hẹn xét nghiệm thì người đó cần bình tĩnh, tự thực hiện cách ly tại nhà và theo dõi sức khỏe bản thân. Nếu có bất kỳ triệu chứng nghi ngờ bệnh thì báo ngay cho cơ quan y tế qua đường dây nóng. Người từ vùng dịch về phải tự cách ly ở nhà trong thời gian chờ được xét nghiệm, chờ kết quả xét nghiệm và đến khi đủ 14 ngày dù kết quả xét nghiệm có âm tính”.

Thạc sĩ - bác sĩ Nguyễn Trần Nam, Trưởng Khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM)

Để phòng dịch Covid-19, mọi người cần tránh tụ tập đông người. Việc tập trung càng đông người, nhất là những người từ địa phương có dịch về hay đã đến nơi có ca bệnh, sẽ càng tăng nguy cơ lây nhiễm.

Thế nên, theo bác sĩ Nam, để tránh tụ tập và hạn chế tiếp xúc thì những người từ địa phương, khu vực có ca bệnh Covid-19, thuộc diện phải khai báo y tế thì nên khai báo y tế trực tuyến và qua hotline (điện thoại đường dây nóng) của cơ sở y tế địa phương. Đồng thời phải tự cách ly tại nhà theo quy định.

Cơ quan y tế địa phương (trạm y tế phường/xã, trung tâm y tế quận huyện) sau khi tiếp nhận khai báo sẽ thực hiện điều tra dịch tễ, hướng dẫn cách ly và các biện pháp phòng dịch, theo dõi sức khỏe; và hẹn lịch xét nghiệm.

Đi xét nghiệm đúng hẹn, đeo khẩu trang, giữ khoảng cách

Các bác sĩ lưu ý những người thuộc diện phải xét nghiệm Covid-19 nên đi xét nghiệm theo đúng thời gian, địa điểm trên lịch hẹn đã được cơ quan y tế địa phương tiếp nhận sắp xếp.

“Người dân nên đến lấy mẫu xét nghiệm đúng theo lịch hẹn để cơ quan y tế dễ sắp xếp, tránh tập trung đông người, chờ đợi, đồng thời giảm nguy cơ lây nhiễm Covid-19”, bác sĩ Trần Văn Khanh, Giám đốc Bệnh viện Quận 2 (TP.HCM), lưu ý.

Bác sĩ Khanh hướng dẫn cụ thể: Để phòng dịch Covid-19, khi đi xét nghiệm, người dân phải: Luôn đeo khẩu trang; đi bằng phương tiện cá nhân; thường xuyên rửa tay; khai báo y tế trung thực.

Tại cơ sở y tế, nơi lấy mẫu xét nghiệm, mọi người cần tránh tụ tập đông, ngồi chờ trật tự theo giãn cách, hướng dẫn của nơi lấy mẫu xét nghiệm.

Bác sĩ cho biết: Những ngày qua Bệnh viện Quận 2 đã thực hiện lấy mẫu xét nghiệm cho những người ở khu cách ly tập trung của bệnh viện và người dân cư trú trên địa bàn Quận 2 từ Đà Nẵng trở về. Hiện mỗi ngày, Bệnh viện Quận 2 lấy hơn 200 mẫu xét nghiệm. Tại khu vực lấy mẫu xét nghiệm được phân luồng và thực hiện giãn cách an toàn phòng dịch.

Đặc biệt, tại khu cách ly, lấy mẫu xét nghiệm, Bệnh viện Quận 2 đã lắp đặt 3 buồng (cabin) lấy mẫu xét nghiệm để đảm bảo an toàn hơn trong việc lấy mẫu.

Mặt khác, bác sĩ Nam nhấn mạnh việc tự cách ly tại nhà là quan trọng nhất để phòng dịch Covid-19.

“Khi chưa được hẹn xét nghiệm thì người đó cần bình tĩnh, tự thực hiện cách ly tại nhà và theo dõi sức khỏe bản thân. Nếu có bất kỳ triệu chứng nghi ngờ bệnh thì báo ngay cho cơ quan y tế qua đường dây nóng. Người từ vùng dịch về phải tự cách ly ở nhà trong thời gian chờ được xét nghiệm, chờ kết quả xét nghiệm và đến khi đủ 14 ngày dù kết quả xét nghiệm có âm tính với Covid-19”, bác sĩ Nam lưu ý.

Làm sao giảm nguy cơ lây nhiễm Covid-19 khi khai báo y tế, đi xét nghiệm? - ảnh 1

Số điện thoại đường dây nóng Covid-19 của các trung tâm y tế TP.HCM

Sở Y tế TP.HCM

Mạng Y Tế
Nguồn: Thanh niên (https://thanhnien.vn/suc-khoe/lam-sao-giam-nguy-co-lay-nhiem-covid-19-khi-khai-bao-y-te-di-xet-nghiem-1258917.html)

Tin cùng nội dung

  • Ebola là gì? Các triệu chứng thường gặp? Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Ebola? Hướng dẫn xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm virus Ebola.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY