Bạn nên biết hôm nay

Làm thế nào để biết con bị tiêu chảy?

Con tôi ba tháng tuổi, đi vệ sinh nhiều hơn gấp đôi so với bình thường, thường xuyên quấy khóc có phải do tiêu chảy và có cần đến bệnh viện hay không? (Mai)

Trả lời:

Việc trẻ có bị tiêu chảy phụ thuộc vào những gì bình thường diễn ra của con bạn. đối với trẻ sơ sinh và nhũ nhi, tiêu chảy có nghĩa là số lần đi vệ sinh nhiều hơn hoặc đại tiện nhiều nước hơn bình thường. trẻ có thể đi gấp đôi số lần so với bình thường, phân có có thể màu vàng, xanh hoặc nâu. trẻ lớn hơn gọi là tiêu chảy khi đại tiện từ ba lần một ngày trở lên.

Thông thường, trong tuần đầu tiên của trẻ sơ sinh, thường trẻ sẽ đi vệ sinh phân mềm hoặc lỏng khoảng 4 lần một ngày. Trẻ bú mẹ thường đi phân mềm hơn so với trẻ bú sữa công thức.

Trong ba tháng đầu đời, trẻ bú mẹ sẽ đi đại tiện khoảng ba lần phân mềm mỗi ngày. Một số trẻ bú sữa mẹ có thể đi đại tiện ngay sau mỗi cữ bú, trong khi một số trẻ khác thì ít hơn một lần mỗi tuần. Trẻ bú mẹ thì hiếm khi bị táo bón.

Trẻ bú sữa công thức thì đi đại tiện khoảng hai đến ba lần mỗi ngày và phụ thuộc vào loại sữa công thức mà trẻ sử dụng. Sữa công thức đậu nành hoặc sữa bò sẽ làm trẻ đại tiên phân cứng hơn, trong khi sữa thủy phân protein một phần hay hoàn toàn được khuyến cáo nên dùng cho trẻ dị ứng hay nhạy cảm với đạm sữa bò có thể gây ra tình trạng phân lỏng.

Trẻ khoảng 2 tuổi thường đại tiện từ một đến hai lần mỗi ngày, phân có thể thành khuôn, chắc nhưng không cứng. Trẻ từ 4 tuổi, thường đi một đến hai lần mỗi ngày, phân thành khuôn.

Các nguyên nhân phổ biến nhất là do virus vi khuẩn hoặc do nhiễm trùng các cơ quan, nhiễm độc, rối loạn chuyển hóa, lồng ruột, phình đại tràng, bán tắc ruột...

Khi con bị tiêu chảy, bạn có thể tiếp tục cho trẻ ăn một chế độ ăn bình thường như thịt nạc, gạo, khoai tây, bánh mì, sữa chua hoa quả, trừ khi trẻ có vấn đề tiêu hóa với sữa. Bổ sung thêm dung dịch Oresol ( ORS) theo nhu cầu của trẻ hoặc theo mức độ trẻ bị mất nước. Tránh thực phẩm giàu chất béo, đường.

Nếu trẻ tiểu chảy ra phân có máu; trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi không ăn uống được bất cứ thứ gì trong một vài giờ; đau bụng dữ dội, không hoạt động, chơi như hàng ngày. Trẻ mệt nhiều, da khô, khát, không có nước tiểu hoặc bỉm không ướt trong 4 đến 6 giờ ở trẻ nhũ nhi và 6 đến 8 giờ ở trẻ lớn hơn, khóc không có nước mắt cần đưa đến viện để cấp cứu kịp thời.

Phụ huynh nên hướng dẫn trẻ rửa tay, hoặc rửa tay thường xuyên cho trẻ đúng cách, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn để ngăn ngừa tiêu chảy nhiễm khuẩn lây truyền. giữ và lau dọn sạch sẽ phòng tắm như bồn rửa tay, nhà vệ sinh, vòi xịt, tay nắm cửa. rửa trái cây và rau quả trước khi ăn. làm sạch bếp và các dụng cụ nấu ăn, đặc biệt là sau khi sử dụng chế biến thực phẩm tiêu sống, gia cầm. nấu chín trước khi ăn. cố gắng giữ cho khu vực nuôi thú cưng tách biệt với không gian ăn uống trong gia đình.

Bác sĩ Phí Xuân ThiKhoa Nhi, Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/lam-the-nao-de-biet-con-bi-tieu-chay-4251047.html)

Tin cùng nội dung

  • Kính chào Mangyte, Tôi thường cảm thấy mạch đập trong bụng mình giống với nhịp đập của tim, đau đột ngột trong vùng bụng hoặc dưới lưng. Đi khám được chẩn đoán là phình động mạch chủ bụng. Được biết BV Đại học Y dược TPHCM có tổ chức khám và tư vấn miễn phí, kính mong Mangyte cung cấp cho tôi thêm thông tin về chương trình này. Xin chân thành cảm ơn. (Trần Hoài Nam - Tây Ninh)
  • Chú tôi được phẫu thuật tim ở TPHCM và từ nay về sau phải uống Thuốc chống đông máu. Bữa trước mưa lớn, nhà dột làm ướt toa Thuốc và tờ giấy ghi lời dặn của bác sĩ, mà chú thím tôi lớn tuổi nên không nhớ hết. Tôi muốn hỏi kỹ lại về Thuốc này và chế độ ăn uống, sinh hoạt của chú tôi thì phải hỏi ở đâu? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Nguyễn Văn Thành – Cai Lậy, Tiền Giang)
  • Chào mangyte.vn, Tôi mới phát hiện bị cao huyết áp trong lần công ty khám sức khỏe cho nhân viên. Tôi muốn được tư vấn kỹ hơn về bệnh này vì tôi còn bị hen nữa. Tôi ở quận 8, đi làm ở quận 1, vậy tôi có thể đến đâu? Cảm ơn bác sĩ rất nhiều! (Lê Trúc Linh – TPHCM)
  • Nguyên nhân gây tiêu chảy mạn tính có thể do kém hấp thu trong loạn khuẩn đường ruột do lạm dụng kháng sinh; tổn thương niêm mạc ruột do viêm mạn; thiếu enzym tiêu hóa; nghiện rượu; ung thư đường ruột; bệnh lý gây rối loạn chuyển hóa như trong đái tháo đường, xơ gan... Ăn uống có vai trò quan trọng trong điều trị tiêu chảy mạn.
  • Thần khúc là chế phẩm từ bột mì và các bột Thu*c khác, trộn đều, ép khuôn, cho lên men. Trong thần khúc có tinh dầu, các men rượu bia, protein, lipid và vitamin.
  • Theo y học cổ truyền, sắn thuyền có vị đắng chát, tính mát; có tác dụng thu sáp, kháng khuẩn, tiêu viêm, làm lành vết thương. Thường dùng để sát khuẩn, điều trị vết thương phần mềm, tiêu chảy, bạch đới,…
  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy cấp tính như virut (Rotavirus thường là nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ em, Adenovirus...)...
  • Trị liệu và tư vấn tâm lý là phương pháp chữa bệnh nhằm mục đích cải thiện sức khoẻ tâm thần cho những bênh nhân bị rối loạn tâm thần hay những người đang gặp vấn đề về tâm lý hoặc hành vi. Với bệnh nhân tâm thần đang được chữa trị bằng Thu*c, trị liệu tâm lý giúp hỗ trợ kết quả điều trị.
  • Bệnh tiêu chảy ở trẻ em bị gây ra bởi vi – rút và thường tự cải thiện trong vòng một tuần. Nếu tiêu chảy do vi - rút trẻ thường có triệu chứng sốt và khởi bệnh với việc nôn ói
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY