Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Lần đầu tiên phát hiện nhiều trường hợp ngộ độc thiếc tại Việt Nam

(MangYTe) - Trung tâm Chống độc, Bệnh viện (BV) Bạch Mai, vừa tiếp nhận khám và điều trị cho 6 bệnh nhân bị nhiễm độc thiếc, phần lớn nhiễm độc nặng. Tất cả trường hợp đều có nồng độ thiếc trong máu cao, phần lớn cao gấp chục lần ngưỡng cho phép. Đây là những trường hợp nhiễm độc thiếc cấp tính đầu tiên tại Việt Nam được phát hiện.

Tu vong do ngộ độc thiếc

Theo TS Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai, 6 bệnh nhân (BN) trên cùng làm việc tại bộ phận nghiền nhựa tái chế của một công ty sản xuất mành rèm ở Thanh Miện, Hải Dương. Chỉ sau một thời gian ngắn làm việc tại đây (ngắn nhất là 4 ngày, lâu nhất là 1 tháng), các công nhân có chung biểu hiện: Rối loạn tâm thần, mất trí nhớ, lú lẫn, kích động, hành vi bất thường; chụp cộng hưởng từ sọ não có tổn thương chất trắng lan tỏa trên não, xét nghiệm máu có nhiễm toan chuyển hóa, hạ kali máu nặng.

Chuỗi các BN nhiễm độc thiếc được phát hiện từ trường hợp anh Nguyễn Đức H., 35 tuổi, nhập viện ngày 9/7 với biểu hiện rối loạn tâm thần, kích động, lẫn lộn, sau đó đi vào hôn mê, trên phim cộng hưởng từ, não có hiện tượng tổn thương chất trắng lan tỏa nặng, nhiễm toan chuyển hóa và hạ kali máu nặng.

 Bệnh nhân ngộ độc thiếc đang điều trị tại BV Bạch Mai.

Bố BN mới mất được 49 ngày và BN bị người yêu chia tay, do đó khi xuất hiện các triệu chứng trên, người thân chỉ nghĩ đến yếu tố tâm thần. BN được đưa đến viện muộn khi các yếu tố bệnh chưa rõ ràng, diễn biến nặng và gia đình đã xin về nhà Tu vong. Tuy nhiên, trước khi xin về, gia đình được biết có một số bạn công nhân cùng làm khác cũng có biểu hiện bất thường và đã kịp báo cho bác sỹ. Các bác sỹ đã hướng dẫn gia đình thông báo cho những người cùng làm cần đi khám kiểm tra càng sớm càng tốt.

Bệnh nhân Nguyễn Kim C. (42 tuổi, Quỳnh Phụ, Thái Bình) vào viện trong tình trạng rối loạn tâm thần, mất trí nhớ, lái xe đi lang thang quanh làng. Kết quả xét nghiệm máu có rối loạn nặng. Các bác sỹ đã truy tìm tất cả các nguồn thông tin y học, kể cả hỏi ý kiến của đồng nghiệp, chuyên gia quốc tế về chống độc. Rất may đã tìm thấy trên y văn thế giới có một vài trường hợp bị bệnh khi làm việc trong hoàn cảnh gần tương tự.

Với sự giúp đỡ của Viện Hóa thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, BN được làm xét nghiệm định lượng kim loại thiếc. Kết quả, nồng độ thiếc trong máu hơn 200 micogam/lít, nghĩa là tăng gấp hơn 40 lần ngưỡng cho phép. BN được lọc máu, giải độc thiếc và chỉ sau 1 tuần điều trị tích cực, tình trạng đã cải thiện, trí nhớ dần hồi phục… Riêng BN H. đã Tu vong do tình trạng ngộ độc quá nặng, khi xét nghiệm lại mẫu máu còn lưu cho thấy nồng độ thiếc trong máu cao gấp trên 50 lần.

Trong số các BN trên, có BN đến kiểm tra mặc dù không có triệu chứng lâm sàng khi xét nghiệm thấy có hạ kali máu nặng, có nhiễm toan chuyển hóa hoặc tổn thương não trên phim cộng hưởng từ và nồng độ thiếc trong máu tăng rõ. Các bệnh nhân chia sẻ, nhiều người khác cùng làm ở bộ phận đó trong thời gian ngắn, chỉ một số ngày thấy mệt, khó chịu và không chịu nổi đã tự bỏ việc.

Chưa có phác đồ điều trị

Bác sỹ Nguyên cho biết, thiếc gồm có thiếc dạng nguyên thể kim loại, các hợp chất thiếc vô cơ và các hợp chất thiếc hữu cơ. Thiếc kim loại và thiếc vô cơ về cơ bản không độc. Các hợp chất thiếc hữu cơ có độc tính rất cao, rất dễ hấp thu qua đường hô hấp, qua da và qua đường tiêu hóa. Độc nhất là các hợp chất thiếc triethyl và thiếc trimethyl. Đây là các hợp chất có một công dụng là làm chất ổn định nhựa (plastic stabilizer), ổn định nhiệt (heat stabilizer), được cho vào nhựa giúp nhựa bền vững với nhiệt.

Nhiễm độc thiếc hữu cơ gây nhiều tổn thương nặng ở não (gây các rối loạn tâm thần kinh và tổn thương chất trắng), tổn thương gan, thận, miễn dịch, máu,… Trên thế giới và trong nước vẫn chưa có phác đồ điều trị nhiễm độc thiếc, do đó việc điều trị khó khăn, bác sỹ phải vừa điều trị vừa theo dõi sát để đánh giá điều chỉnh. Trong khi nguy cơ tổn thương não không rõ tiến triển ra sao, hồi phục, nặng lên hay di chứng.

Cũng theo bác sỹ Nguyên, ở Việt Nam, đây là các ca đầu tiên được phát hiện ngộ độc thiếc, trên thế giới cũng mới chỉ ghi nhận một số ca. Nguy cơ nhiễm độc thiếc ở nước ta là hiện tượng tái chế nhựa và khai khoáng vẫn đang có ở nhiều nơi. Đây là bệnh đặc biệt, từ trước đến nay chưa được nghĩ tới nên dễ bị bỏ quên, dễ nhầm với các bệnh khác, ví dụ tổn thương não chất trắng lại nghĩ do viêm não hoặc các bệnh não khác.

Bệnh viện Bạch Mai đã có công văn báo cáo Bộ Y tế, Sở Y tế địa phương, các cơ quan liên quan để phối hợp tìm nguyên nhân, giải quyết để tình trạng này không tiếp tục xảy ra.

Trung tâm chống độc cũng kêu gọi những công nhân làm việc trong các môi trường liên quan đến thiếc, khẩn trương đi kiểm tra sức khỏe, ít nhất là sàng lọc tại BV tỉnh. Với BV Đa khoa tỉnh Hải Dương, Trung tâm đã có hướng dẫn về sàng lọc phát hiện nhanh.

Qua thông báo lại của BV tỉnh và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hải Dương, đã có 15 BN tới BV khám, trong đó có 8 bệnh nhân ù tai, nghe kém, 6 BN có hạ kali máu. Các BN này được khuyến cáo nhập viện để đánh giá tiếp và điều trị. Tuy nhiên chưa có ai trở lại nhập viện, do đó nguy cơ nhiễm độc và di chứng là rất đáng lo ngại.

Mạng Y Tế
Nguồn: Kinh tế đô thị (http://kinhtedothi.vn/lan-dau-tien-phat-hien-nhieu-truong-hop-ngo-doc-thiec-tai-viet-nam-393240.html)

Chủ đề liên quan:

bạch mai bệnh viện ngộ độc

Tin cùng nội dung

  • Thưa bác sĩ, Tôi có người bạn viêm thận mãn độ 4, hơn 1 năm nay trị liệu bằng phương pháp thẩm phân phúc mạc tại nhà, nhưng tình hình sức khỏe gần đây không khả quan. Nay bạn tôi muốn thay thận (do người cô ruột cho) xin hỏi bác sĩ:
  • Mangyte cho em hỏi các bệnh viện lớn ở TPHCM được nghỉ tết âm lịch mấy ngày? Vì nhà em ở xa lên tết này em có người nhà ở đó, em đi lên đó chơi tiện em đi khám luôn nhưng không biết ngày nào. Mong Mangyte giúp em với! (Em Dũng - Lâm Đồng) Mangyte cho tôi hỏi mùng 4 tết BV Bạch Mai làm việc chưa? Hôm qua tôi bị đau thắt ngực, hôm nay thì lại không sao nhưng tôi muốn đi kiểm tra tim mạch cho yên tâm. Cảm ơn Mangyte! (Nguyễn Văn Tuấn - Hà Nội)
  • Tết tây này được nghỉ tới 4 ngày, tôi muốn tranh thủ mấy ngày nghỉ đi làm mấy cái xét nghiệm mà không biết BV Hòa Hảo có nghỉ tết tây không? Ông bác tôi thì định đến BV Đại học Y dược để nội soi qua mũi, liệu có đi được không hay đợi qua năm mới? Còn Khám bệnh online của Mangyte có nghỉ tết tây không vậy? Cảm ơn Mangyte, chúc năm mới nhiều niềm vui! (Trần Đức Nhân - TPHCM)
  • Chào bác sĩ, Cháu bị lệch sống mũi do va chạm cách đây 4 năm. Hiện cháu không tự tin khi giao tiếp vì chiếc mũi bị lệch 1 bên. Cháu muốn chỉnh mũi lại nhưng không biết nhiều thông tin về lệch sống mũi, phương pháp chữa lệch sống mũi nào giúp lành và tự nhiên nhất, nên khám chữa tại bệnh viện nào và giá cả là bao nhiêu? Mong nhận được hồi âm sớm từ BS. Cháu cám ơn BS nhiều! (Hùng Lê - hungle...@gmail.com)
  • Chào Mangyte, Bố em có các triệu chứng như ho lâu không khỏi, khó thở, thường xuyên khạc đờm vào buổi sáng... Em thấy có thông tin BV Bạch Mai có khám và tư vấn miễn phí cho những người bị ho lâu khônhg khỏi nhưng không rõ cụ thể như thế nào. Kính mong Mangyte tư vấn thêm cho em một số thông tin. Trân trọng. (Nông Hoàng Chiến - Nam Định)
  • Bác sĩ cho em hỏi khám ngực ở bệnh viện nào uy tín vậy ạ? (Thanh Tuyền – TPHCM)
  • Em muốn mua bảo hiểm y tế của bệnh viện da liễu TPHCM, vậy em có thể mua ngay tại BV không ạ? Nếu có thể thì được lấy ngay không và giá bao nhiêu vậy ạ? Em rất mong nhận được phản hồi từ mangyte, em xin cám ơn. (Anh Vân - tranong...@gmail.com)
  • Tết đến Xuân về trên khắp các nẻo đường trên cả nước nhưng có lẽ, tại các bệnh viện, không khí Tết luôn lặng lẽ hơn bởi nơi đây còn biết bao lo âu, bao nỗi buồn... hiển hiện trên gương mặt những người bệnh nặng sẽ phải ăn Tết trong bệnh viện.
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Viêm thanh khí phế quản là một bệnh thông thường gây ảnh hưởng đến đường dẫn khí làm cho trẻ khó thở. Thường biến ở trẻ biết đi và tuổi từ 6 đến 12 tháng tuổi
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY