Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Loại quả mùa hè được phụ nữ Nhật ăn nhiều để nâng ngực đẹp tự nhiên, Việt Nam đang vào mùa rộ lại còn phòng chống lão hóa, chữa ti tỉ bệnh

Ăn loại quả này thường xuyên rất tốt cho phụ nữ. Nhất là những chị em muốn nâng ngực tự nhiên nhờ lượng canxi, chất đạm tự nhiên, dồi dào...

Loại quả mùa hè được phụ nữ Nhật ăn nhiều để nâng ngực đẹp tự nhiên, chống lão hóa, chữa nhiều bệnh

Loại quả này rất quen thuộc. Đó chính là quả mướp. Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), quả mướp còn có tên gọi khác là ty qua, thiên ty qua, bổ ty, tỳ lạc. Theo y học cổ truyền, quả mướp có vị ngọt, không độc, có thể được dùng làm món ăn thường xuyên.

Theo vị lương y này, ăn mướp thường xuyên rất tốt cho phụ nữ, nhất là những chị em muốn tăng kích cỡ vòng một nhờ lượng canxi, chất đạm tự nhiên, dồi dào. đây cũng chính là lý do phụ nữ nhật bản sử dụng mướp như một cách để nâng ngực đẹp tự nhiên.

Phụ nữ Nhật cũng coi mướp là một loại mỹ phẩm thiên nhiên rẻ tiền nhưng có công dụng rất tốt trong việc làm đẹp, phòng chống lão hóa.

Theo nghiên cứu của y học hiện đại, trong quả mướp có rất nhiều nước, có các chất dinh dưỡng như protid, lipid, glucid, xenlulo, canxi, photpho, sắt, beta-carotene và các vitamin như B1, B6, B2, C…

Chưa hết, mướp còn là thực phẩm rất hữu ích cho phụ nữ sau sinh. Bạn chỉ cần lấy mướp non đem ninh chân giò lợn sẽ tăng cường tiết sữa, lưu thông máu tốt hơn và phòng ngừa táo bón. Chất nhầy trong quả mướp còn có tác dụng chữa các bệnh ở phụ nữ có khí huyết hư, đau nhức gân khớp.

Đàn ông mắc bệnh yếu S*nh l*, muốn sinh hoạt T*nh d*c đều đặn hơn cũng nên ăn nhiều mướp như mướp xào lạc, mướp nấu hạt sen, mướp nấu canh chân gà, cánh gà… đều có tác dụng bổ thận tráng dương.

Mướp được dùng để chữa bệnh theo cách nào trong Đông y?

- Điều hòa kinh nguyệt: Mướp để khô 1 quả đem đốt toàn tính. Sau đó tán bột, uống mỗi ngày 10g vào buổi sáng sớm. Uống khi còn đói bụng sẽ có tác dụng điều hòa kinh nguyệt.

- Chữa bế kinh: Xơ mướp bỏ hạt, đốt tồn tính tán thành bột trộn với tiết chim câu trắng, sau đó phơi khô, tán bột. Mỗi ngày uống 8g pha với rượu khi đói.

- Đau đầu, lên cơn sốt cao: Hoa mướp 20g, đậu xanh cả vỏ 100g. Ninh nhừ đậu xanh, lấy khoảng 400ml nước cốt hạt đậu xanh, thả thêm hoa mướp thái nhỏ vào đun sôi thêm khoảng 10 phút. Sau đó chắt lấy nước uống 2-3 lần trong ngày.

- Viêm xoang: Mướp đem phơi khô, bỏ vào nồi rang cho teo lại, nghiền thành bột mịn. Mỗi ngày, bệnh nhân viêm xoang uống 6g. Kiên trì thực hiện trong vòng 1 tuần.

- Đại tiện ra máu do trĩ: Hái hoa mướp nấu nước uống hoặc dùng quả mướp nấu canh loãng ăn hàng ngày sẽ có tác dụng nhuận tràng rất tốt.

- Viêm họng: Lá mướp đem rửa sạch, giã nhỏ cùng với chút muối, thêm chút nước rồi gạn ra để uống.

- Tình trạng ho hen kéo dài: Lá mướp hương 15g, đem nấu nước uống sẽ giúp giảm tình trạng ho hen. Hoặc: xơ mướp sao vàng kết hợp với 12g hạt đay quả dài đem sắc uống, mỗi ngày uống 2-3 lần.

- Điều trị huyết áp: Mướp tươi 300g, táo ta 200g, chanh 50g, đường phèn vừa đủ tùy từng người. Mướp và táo gọt vỏ, rửa sạch, đem thái vụn và ép lấy nước, hòa với nước chanh, đường phèn, sử dụng làm nước giải khát trong ngày. Làm liên tục trong vòng 10 ngày là xong một liệu trình sẽ giúp huyết áp ổn định hơn.

- Chữa sởi: Xơ mướp, kim ngân, kinh giới, cỏ mần trầu, cam thảo, đem sắc uống mỗi ngày 2 lần cho đến khi hết sởi.

- nổi mề đay: một nắm lá mướp tươi đem nghiền nát thành nước, thêm ít băng phiến rồi bôi vào khu vực nổi mề đay sẽ có tác dụng chữa bệnh rất tốt.

Lưu ý khi ăn mướp vào mùa hè

- Những người bị tiêu chảy, kiết lỵ thì không nên ăn mướp trong thời gian bị bệnh, nó có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.

- Không ăn mướp với củ cải trắng. Theo y học cổ truyền Trung Quốc, ăn cùng lúc 2 loại thực phẩm này sẽ khiến nam giới suy giảm chức năng T*nh d*c, sinh lực tổn hại nghiêm trọng. 2 thực phẩm này cũng đều có tính lạnh, ăn cùng nhau làm tăng nguy cơ cảm lạnh.

- Không ăn mướp với cải bó xôi vì loại rau này cũng có tính lạnh. Ăn chung có thể gây rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy nặng.

- Không ăn mướp có vị đắng vì có thể gây chóng mặt, co thắt dạ dày, thậm chí ngộ độc sau khi ăn. Nguyên nhân bởi trong mướp có alkaloid glycoside là một trong những nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm.


https://afamily.vn/loai-qua-mua-he-duoc-phu-nu-nhat-an-nhieu-de-nang-nguc-dep-tu-nhien-viet-nam-dang-vao-mua-ro-lai-con-phong-chong-lao-hoa-chua-ti-ti-benh-20220501153135318.chn
Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/loai-qua-mua-he-duoc-phu-nu-nhat-an-nhieu-de-nang-nguc-dep-tu-nhien-viet-nam-dang-vao-mua-ro-lai-con-phong-chong-lao-hoa-chua-ti-ti-benh-20220501153135318.chn)

Tin cùng nội dung

  • Đây là yêu cầu được Thủ tướng giao Bộ Y tế chủ trì phối hợp với Bảo hiểm xã hội Việt Nam trong thực hiện chính sách BHYT nhằm tạo điều kiện thuận lợi, phục vụ các đối tượng có nghề lao động đặc thù
  • Nhiều người làm việc tại các công sở, tìm đến nhà ông lang Vương Văn Quả, nhờ bốc Thuốc chữa bệnh đau lưng, chứng bệnh mà hầu như người làm công việc văn phòng nào cũng gặp phải.
  • Vùng vằng cùng mẹ bước ra cửa, vừa đi cô bé vừa lẩm bẩm: “15 tuổi nhưng con lớn rồi, đủ biết rồi, sao còn bảo chưa trưởng thành?”.
  • Trong trường hợp chữa u tuyến tiền liệt hoặc phòng chống ung thư tuyến tiền liệt, một số loài thảo mộc có thể đi giúp bạn điều trị bệnh và tránh cho bạn không phải trải qua phẫu thuật.
  • Tự kỷ đang ám ảnh nhiều gia đình có con nhỏ vì căn bệnh này đang có chiều hướng gia tăng và chưa có phương pháp chữa khỏi.
  • Thịt lươn có thành phần dinh dưỡng cao. Trong 100g thịt lươn gồm có 12,7g chất đạm, 25,6g chất béo tổng cộng (trong đó có 0,05g cholesterol) và 285 calo.
  • Tôi muốn đăng ký khám chữa bệnh tại nhà cho ba mẹ tôi thì liên hệ ở đâu? Thủ tục như thế nào? Sắp tới công việc của tôi rất bận nên muốn tìm dịch vụ này cho tiện. Cảm ơn mangyte.vn! (Thu Hồng - Đà Nẵng)
  • Theo Đông y, húng quế vị cay, nóng, thơm dịu. Có tác dụng làm ra mồ hôi, giảm đau, lợi tiểu, lương huyết.
  • Sấu không chỉ là món ngon thường có trong bữa cơm gia đình Việt trong những ngày hè mà còn là dược liệu rất tốt trong chữa bệnh.
  • Từ lâu, nhân dân ta đã biết sử dụng các biện pháp chườm nóng hoặc chườm lạnh để chữa đau lưng, đau khớp, sưng nề sau chấn thương, hoặc điều trị các viêm tấy. Để chườm nóng hoặc chườm lạnh, người ta sử dụng các chất trung gian truyền nhiệt...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY