Tiêu hóa - Gan mật hôm nay

Là một chuyên khoa thuộc khối lâm sàng, giữ chức năng khám chữa tổng hợp các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và các cơ quan phụ trợ tiêu hoá. Chuyên khoa Tiêu hóa - Gan mật bao gồm 2 chuyên khoa nhỏ là Nội Tiêu hóa - Gan mật và Ngoại Tiêu hóa - gan mật

Lòi dom là gì? Cách chữa lòi dom tại nhà đơn giản

Lòi dom là bệnh lý không quá nguy hiểm. Bệnh có thể được kiểm soát bằng nhiều phương pháp khác nhau. Đọc ngay bài viết để điều trị đúng cách

Lòi dom là tên gọi theo dân gian của bệnh trĩ. Đây là một bệnh về hậu môn – trực tràng xảy ra khá phổ biến. Bệnh thường không gây nguy hiểm. Tuy nhiên quá trình điều trị gặp nhiều khó khăn, các triệu chứng có thể khiến chất lượng đời sống của người bệnh bị suy giảm, đặc biệt là khi không sớm thăm khám và xử lý.

Bệnh lòi dom là gì?

Lòi dom (bệnh trĩ) là bệnh lý liên quan đến vùng hậu môn – trực tràng. Bệnh thể hiện cho tình trạng niêm mạc hậu môn sa toàn bộ hoặc sa một phần ra khỏi ống hậu môn mà không thể co lại được.

Thông thường những đám rối tĩnh mạch sẽ nằm yên trong ống hậu môn và được nâng đỡ bởi một cấu trúc có tên gọi là mô sợi đàn hồi. Khi có áp lực hoặc có yếu tố ngoại nhân và nội nhân xuất hiện, hệ thống tĩnh mạch sẽ có dấu hiệu căng giãn quá mức, mô sợi mất tính đàn hồi, máu ứ đọng lại. Điều này khiến các búi trĩ hình thành bên ngoài hoặc bên trong hậu môn.

Lòi dom (trĩ) được phân thành ba loại, bao gồm:

    Trĩ ngoại: Đối với trĩ ngoại, búi trĩ hình thành ngoài ống hậu môn. Chính vì thế, búi trĩ lúc nào cũng xuất hiện và phát triển ở bờ hậu môn, phía dưới đường lược. Người bệnh có thể quan sát búi trĩ bằng mắt thường, kể cả giai đoạn đầu. Búi trĩ càng lớn khi bệnh càng nặng. Từ đó là ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt thường ngày và đời sống của người bệnh.
  • Trĩ nội: Đối với trĩ nội, một hoặc nhiều búi trĩ sẽ xuất hiện ở ống hậu môn, phía trên đường lược. Thời gian đầu búi trĩ có kích thước nhỏ, không có triệu chứng rõ ràng, người bệnh không thể nhìn thấy búi trĩ bằng mắt thường. Búi trĩ càng lớn khi bệnh càng nặng, sau đó sa xuống và lòi ra khỏi ống hậu môn khi đi đại tiện.
  • Trĩ hỗn hợp: Trĩ hỗn hợp là sự tổng hòa của trĩ nội và trĩ ngoại. Dạng này hiếm gặp hơn. Tuy nhiên nếu xuất hiện, bệnh sẽ làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống, điều trị khó hơn so với bình thường.

Nguyên nhân gây lòi dom

Một số nguyên nhân được liệt kê dưới đây có thể khiến bệnh lòi dom hình thành và phát triển theo chiều hướng xấu, bao gồm:

    Táo bón: Phân thường khô và cứng khi bị táo bón. Vì thế, để đẩy lượng phân này ra ngoài, người bệnh phải dùng rất nhiều sức để rặn. Hoạt động này không chỉ khiến kẽ hậu môn bị nứt và chảy máu mà còn làm tổn thương ống hậu môn, hệ thống tĩnh mạch bị cọ xát trực tiếp dẫn đến căng giãn và sưng phồng.
  • Tiêu chảy: Tiêu chảy khiến bệnh nhân đi đại tiện nhiều lần trong ngày. Hoạt động này khiến hệ thống tiêu hóa chịu nhiều áp lực, làm suy giảm khả năng đàn hồi của tổ chức nâng đỡ trĩ. Từ đó gây ra bệnh lòi dom. Ngoài bệnh tiêu chảy thì bệnh kiết lỵ cũng khiến bệnh nhân gặp phải hệ lụy tương tự.
  • Ăn uống không khoa học: Bệnh táo bón xảy ra phổ biến khi bạn có chế độ ăn uống nhiều thịt, lười uống nước và ít khi ăn rau. Theo kết quả thống kê, có khoảng 60 – 70% bệnh nhân bị lòi dom chế độ ăn uống không khoa học.
  • Thói quen xấu khi đi đại tiện: Việc thường xuyên nhịn đi đại tiện, đi đại tiện lâu, vừa đi đại tiện vừa sử dụng điện thoại… khiến phân lưu trữ lại trong trực tràng, lâu ngày khô cứng do mất nước. Nếu bạn duy trì thói quen này, các búi trĩ sẽ nhanh chóng xuất hiện.
  • Ngồi nhiều hoặc đứng lâu: Những người có công việc buộc phải ngồi nhiều hay đứng lâu có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao hơn so với người bình thường. Điều này xuất hiện là do hoạt động đứng hay ngồi liên tục từ 8 – 12 giờ/ngày sẽ tạo áp lực lớn tác động đến cấu trúc hậu môn và làm giãn nở tĩnh mạch.
  • Quan hệ T*nh d*c qua đường hậu môn: Những người thường xuyên quan hệ T*nh d*c thông qua đường hậu môn sẽ có nguy cơ cao bị trĩ. Bệnh xuất hiện là do sự cọ xát, va chạm quá mức trong môi trường không thích hợp.
  • Một số đối tượng đặc biệt: Phụ nữ mang thai có nội tiết tố thay đổi, người cao tuổi có cấu trúc mô nâng đỡ kém, người thừa cân béo phì có trọng lượng gây nhiều áp lực cho hậu môn – trực tràng… đều có nguy cơ cao bị lòi dom.

Dấu hiệu nhận biết bệnh lòi dom

Khi bị lòi dom, tại vùng hậu môn sẽ xuất hiện nhiều dấu hiệu khó chịu sau:

Búi trĩ sa ra ngoài hậu môn

    Giai đoạn nhẹ: Đối với giai đoạn nhẹ, búi trĩ sẽ sa ra khỏi ống hậu môn khi có lực tác động lên vùng hậu môn – trực tràng hay đi đại tiện. Tuy nhiên búi trĩ có thể tự co vào được.
  • Giai đoạn trung bình: Búi trĩ sa ra ngoài sau khi đi vệ sinh nhưng không thể tự sa vào được, người bệnh phải dùng tay nhét vào.
  • Giai đoạn nặng: Búi trĩ phát triển với kích thước lớn, sa ra khỏi ống hậu môn nhưng không thể tự co hoặc không thể nhét vào được nữa. Trong thời gian này, nếu búi trĩ không được vệ sinh và chăm sóc phù hợp, người bệnh sẽ có nguy cơ cao bị viêm nhiễm, lở loét kèm theo cảm giác đau đớn nghiêm trọng, chảy máu. Đau và chảy máu nhiều hơn khi đi đại tiện.

Đau rát và ê buốt vùng hậu môn

Khi bị lòi dom, người bệnh sẽ thường xuyên có cảm giác đau rát vùng hậu môn. Cơn đau sẽ có mức độ nghiêm trọng hơn khi bạn đi đại tiện, khi ngồi nhiều, đứng lâu hoặc có áp lực lên vùng hậu môn. Cơn đau khiến các hoạt động sinh hoạt của người bệnh bị ảnh hưởng, gặp nhiều khó khăn và không đảm bảo được chất lượng cuộc sống.

Ngứa ngáy hậu môn

Ngứa ngáy hậu môn là triệu chứng xảy ra phổ biến ở người bị lòi dom. Triệu chứng này xuất hiện là do dịch nhầy tiết ra khiến vùng hậu môn bị ẩm ướt. Bên cạnh đó nước tiểu cùng với tình trạng lưu trữ phân tại nếp gấp trĩ khiến người bệnh có cảm giác ngứa ngáy.

Đại tiện ra máu

Chảy máu xảy ra khi phân cọ sát với tĩnh mạch. Đối với trường hợp nhẹ, lượng máu tiết ra thường ít, người bệnh có thể nhìn thấy máu lẫn vào phân, dính trên giấy vệ sinh khi đi đại tiện. Đối với trường hợp nặng, lượng máu tiết ra khi đi đại tiện có thể nhỏ thành từng giọt hoặc bắn thành tia, nguy cơ mất máu tăng cao.

Cách chữa lòi dom đơn giản tại nhà

Trong trường hợp lòi dom ở giai đoạn nhẹ, triệu chứng không quá nghiêm trọng, người bệnh có thể sử một số loại thảo dược thiên nhiên để kiểm soát bệnh lý tại nhà.

Cách sử dụng cây trinh nữ điều trị lòi dom

Theo Y học cổ truyền, cây trinh nữ có tác dụng kháng viêm, chống ứ trệ khí huyết, tiêu thũng, cầm máu và thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn. Việc đưa nguyên liệu thiên nhiên này vào quá trình điều trị sẽ giúp người bệnh giảm ngứa, giảm sưng tấy và đi ngoài đều đặn hơn.

Nguyên liệu:

    100 gram cây trinh nữ

Cách thực hiện:

    Mang cây trinh nữ rửa sạch, để ráo nước và cắt thành từng khúc ngắn

Cách điều trị lòi dom bằng cây nhọ nồi

Cây nhọ nồi chứa nhiều hoạt chất có khả năng cầm máu. Do đó việc sử dụng loại cây này sẽ giúp người bệnh kiểm soát triệu chứng đi đại tiện ra máu, hỗ trợ quá trình điều trị bệnh lòi dom.

Ngoài ra, cây nhọ nồi còn có tác dụng hỗ trợ làm giảm sưng viêm búi trĩ, chống khuẩn và kháng viêm tự nhiên.

Nguyên liệu:

    Một nắm cây nhọ nồi

Thực hiện cách 1:

    Dùng nước muối pha loãng rửa sạch cây nhọ nồi, để ráo, sau đó thái nhỏ

Thực hiện cách 2:

    Dùng nước muối pha loãng rửa sạch cây nhọ nồi

Cách dùng củ mã thầy điều trị lòi dom

Củ mã thầy còn có tên gọi khác là củ năng. Theo Y học cổ truyền, loại củ này có tính mát, có tác dụng thanh nhiệt cơ thể, trị nóng trong, đào thải độc tố. Đồng thời giúp cải thiện tịn trạng táo bón, búi trĩ nhanh teo.

Nguyên liệu:

    100 gram củ mã thầy

Cách thực hiện:

    Loại bỏ phần vỏ và rửa sạch củ mã thầy

Cách điều trị lòi dom bằng rau diếp cá

Rutin là một trong những thành phần chính của rau diếp cá. Việc sử dụng thành phần này sẽ giúp người bệnh nâng cao độ bền vững cho thành tĩnh mạch ở trực tràng, hậu môn. Đồng thời giúp sát trùng và cầm máu.

Ngoài ra hàm lượng chất xơ trong rau diếp cá còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cơ thể, thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn và phòng ngừa bệnh táo bón hiệu quả.

Để điều trị lòi dom, người bệnh cần thêm rau diếp cá vào khẩu phần ăn uống mỗi ngày. Đồng thời kết hợp cùng với cách đắp hoặc xông hơi với rau diếp cá để tăng hiệu quả chữa bệnh.

Cách 1: Cách đắp rau diếp cá trị búi dom

Nguyên liệu:

    Một nắm lá và ngọn của cây rau diếp cá.

Cách thực hiện:

    Sửa sạch, sau đó ngâm rau diếp cá trong nước muối pha loãng để khử khuẩn trong 15 phút

Cách 2: Cách xông hơi với lá diếp cá chữa lòi dom

Nguyên liệu:

    300 gram rau diếp cá tươi

Cách thực hiện:

    Rửa sạch rau diếp cá

Cách chữa lòi dom bằng nha đam

Nha đam mang tính mát, chứa nhiều nước và khoáng chất có tác dụng làm dịu cảm giác ngứa ngáy, thanh nhiệt cơ thể, giảm sưng và chống khuẩn. Gel nha đam hoạt động tương tự như một chất bôi trơn. Khi sử dụng, quá trình đào thải phân sẽ diễn ra dễ dàng hơn. Đồng thời làm giảm tần suất xuất hiện cơn đau và tình trạng chảy máu do phân ma sát với búi dom.

Ngoài ra trong nha đam còn chứa một lượng lớn enzyme bradykinase. Chất này có tác dụng giảm đau, kháng viêm, thúc đẩy quá trình làm lành tổn thương những tế bào niêm mạc tồn trong ống hậu môn.

Cách 1: Cách thoa gel nha đam lên búi dom

Nguyên liệu:

    Gel nha đam.

Cách thực hiện:

    Dùng một lượng vừa đủ gel nha đam để thoa trực tiếp lên búi dom

Cách 2: Cách sử dụng gel nha đam và dầu ô liu trị lòi dom

Nguyên liệu:

    2 thìa cà phê gel nha đam

Cách thực hiện:

    Trộn đều gel nha đam và dầu ô liu

Cách 3: Uống nước nha đam khắc phục triệu chứng lòi dom

Nguyên liệu:

    3 – 4 nhánh nha đam

Cách thực hiện:

    Mang nha đam rửa sạch, loại bỏ phần vỏ ngoài, lấy phần thịt nha đam

Cách dùng lá trầu không trị lòi dom

Công dụng của lá trầu không gồm kích thích tiêu hóa, giảm sưng viêm búi dom, chống táo bón, làm mềm phân, bảo vệ thành tĩnh mạch ở vùng hậu môn trực tràng khỏi những tổn thương và sự căng giãn quá mức.

Nguyên liệu:

    3 – 4 lá trầu không tươi.

Cách thực hiện:

    Ngâm và rửa sạch lá trầu không trong nước muối

Cách bôi dầu dừa trị lòi dom

Dầu dừa chứa vitamin (vitamin A, vitamin E), phenol và nhiều dưỡng chất quan trọng khác. Những chất này đều có khả năng làm dịu nhanh tình trạng đau rát, thúc đẩy làm lành tổn thương, giảm viêm và tiêu diệt vi khuẩn gây hại.

Để điều trị lòi dom, người bệnh có thể thêm dầu dừa vào thực đơn ăn uống mỗi ngày hoặc áp dụng một trong hai cách sau:

Nguyên liệu:

    Dầu dừa nguyên chất.

Thực hiện cách 1:

    Dùng dầu dừa nguyên chất thoa trực tiếp vào búi dom sau khi đã vệ sinh sạch sẽ

Thực hiện cách 2:

    Đựng đầu dừa trong các khay nhỏ

Điều trị lòi dom bằng phương pháp y tế

Trong trường hợp biện pháp chăm sóc và điều trị tại nhà không thể kiểm soát những triệu chứng của bệnh lòi dom, người bệnh nên đến bệnh viện để được kiểm tra và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, bác sĩ sẽ cho bạn áp dụng một trong các phương pháp điều trị sau:

Điều trị lòi dom bằng Thu*c Tây y

Sử dụng Thu*c Tây y là phương pháp được bác sĩ ưu tiên trong điều trị lòi dom. Thông thường để kiểm soát các triệu chứng của bệnh, bác sĩ chuyên khoa sẽ kê cho bạn một đơn Thu*c gồm:

    Thu*c giảm ngứa

Những loại Thu*c nêu trên đều mang tác dụng chữa bệnh nhanh. Tuy nhiên nếu dùng Thu*c không đúng cách hoặc sử dụng kéo dài, người bệnh sẽ có nguy cơ đối mặt với nhiều tác dụng phụ không mong muốn.

Phẫu thuật điều trị lòi dom

Đối với những trường hợp nghiêm trọng, các phương pháp điều trị thông thường không thể kiểm soát bệnh lý, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bệnh nhân xem xét và tiến hành phẫu thuật. Phương pháp này có thể điều trị dứt điểm bệnh lý và mang đến hậu quả lâu dài. Đồng thời không gây tác dụng phụ và không mang đến các rủi ro.

Lòi dom là bệnh lý không quá nguy hiểm. Bệnh có thể được kiểm soát bằng nhiều phương pháp khác nhau. Tuy nhiên quá trình chữa bệnh thường gặp nhiều khó khăn ở những người chủ quan, không sớm điều trị. Vì thế, ngay khi các triệu chứng đầu tiên xuất hiện, người bệnh nên đến bệnh viện để khám bác sĩ và áp dụng các phương pháp điều trị thích hợp, tránh gây nguy hiểm.

Bài viết liên quan:

    Trĩ nội và trĩ ngoại khác nhau như thế nào? Cái nào nguy hiểm hơn?

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/loi-dom)

Tin cùng nội dung

  • Táo bón là bệnh lý thường gặp ở cả trẻ nhỏ và người lớn. Bệnh đơn giản nhưng lâu ngày có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như viêm đại tràng mãn tính, trĩ, ung thư ruột già.
  • Ung thư dạ dày có thể tấn công mọi đối tượng và thường gặp nhất ở tuổi trung niên. Song bệnh có thể dễ dàng ngăn ngừa bằng những cách dưới đây.
  • Những người mắc bệnh dạ dày, luôn gặp những khó khăn trong công việc và sinh hoạt hằng ngày, vì những cơn đau thắt đến bất chợt.
  • Chào Mangyte, cha mẹ chúng tôi ở Việt Nam, đều trên 75 tuổi. Tôi muốn thỉnh thoảng thử máu kiểm tra sức khỏe cho các cụ. Xin hỏi ở TPHCM có nơi nào nhận lấy máu tại nhà không? Chi phí cho 1 lần lấy máu là bao nhiêu? Trân trọng cảm ơn.
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Tôi muốn đăng ký khám chữa bệnh tại nhà cho ba mẹ tôi thì liên hệ ở đâu? Thủ tục như thế nào? Sắp tới công việc của tôi rất bận nên muốn tìm dịch vụ này cho tiện. Cảm ơn mangyte.vn! (Thu Hồng - Đà Nẵng)
  • Hai hôm nay tôi bị sốt, bác sĩ yêu cầu xét nghiệm máu mà tôi chưa sắp xếp công việc để đi được. Xin hỏi ở Hà Nội có dịch vụ xét nghiệm tại nhà không? Nếu có thì chi phí ra sao? Cảm ơn các bác sĩ trên mangyte.vn! (Hải Đăng - nguyenhai…@gmail.com)
  • Tôi nghe nói BV Đại học Y dược có dịch vụ giao Thuốc tại nhà. Không biết giá cả và phạm vi như thế nào? Nhờ bác si trên mangyte.vn giúp cho các thông tin chi tiết. Rất cảm ơn!
  • Đau gót chân là trạng thái bệnh lý thường gặp, nhất là ở những người có tuổi và cao tuổi. Bệnh phát sinh chủ yếu do xương gót bị thoái hóa mọc gai xương, viêm bao hoạt dịch phần gót, viêm lớp đệm xương gót, viêm xung quanh gân cơ gót, viêm màng gân cơ bàn chân..., được biểu hiện bằng triệu chứng đau nhức ở gót chân với các mức độ khác nhau, đặc biệt là khi đột ngột đứng dậy, khi đi lại nhiều, ngồi nghỉ thì đỡ đau.
  • Những người có nhu cầu khám bệnh tại nhà thường là những gia đình có bệnh nhân bị các bệnh mạn tính và di chứng của các bệnh nặng
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY