Y học cổ truyền hôm nay

Khoa Y học cổ truyền vận dụng chẩn trị theo các phương pháp Đông Y kết hợp với Y học hiện đại, và các phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, điện châm, nhĩ châm, xoa bóp, bấm huyệt, giác hơi, khí công dưỡng sinh để điều trị có hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp, rối loạn dẫn truyền thần kinh, di chứng tai biến mạch máu não, đau dây thần kinh... Chuyên khoa này còn triển khai mô hình nghiên cứu dược lý, thừa kế các kỹ thuật chế biến thuốc cổ truyền, nghiên cứu bào chế thuốc theo khoa học,nghiên cứu tế bào, nuôi cấy, thử nghiệm tế bào gốc. Các bệnh lý phổ biến thường được tìm đến khoa Y học cổ truyền như: viêm đa khớp dạng thấp, viêm phế quản mạn tính, liệt cơ mặt, trĩ, Parkinson, rối loạn kinh nguyệt,...

Lợi ích vô giá của củ dền Y học cổ truyền

Rảo quanh các hàng rau, thấy có những củ màu đo đỏ - tim tím, nhìn thấy có vẻ đẹp mắt, đó chỉ là vẻ bề ngoài của củ dền. Còn nhiều điều lợi ích từ củ dền mà chúng ta chưa biết đến...
Củ dền tên khoa học làBeta vulgarisL., thuộc họ Rau muối (Chenopodiaeae).

Đã từ lâu củ dền được vinh danh là một loại củ quý, có thể ngăn ngừa bệnh tim mạch, ung thư.

Mỹ, Nga, Pháp, Ba Lan và Đức là những nước trồng nhiều củ dền nhất thế giới hiện nay.

Theo cổ truyền">y học cổ truyền, củ dền được xem như có vị ngọt, hơi đắng, tính hàn, có tác dụng thông tâm, khai vị, mạnh tỳ, hạ khí, bổ nội tạng, làm mát máu vừa làm thông huyết mạch, khỏi đau đầu và sườn hông căng tức. Hạt làm mát và ra mồ hôi; lá tiêu sưng viêm.

Một số lợi ích của củ dền đã và đang được chú ý đến:

màu đỏ tươi của củ dền được cho là hỗn hợp tự nhiên của màu vàng thực vật (betacyanin) và màu tím (betaxanthin). Những màu này là hóa chất thực vật, đồng thời cũng là chất chống oxy hóa giúp bảo vệ cơ thể chống lại gốc tự do. Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy hai màu kể trên có thể ngăn ngừa bệnh tim mạch, ung thư. Để giữ được phẩm chất của hỗn hợp hai màu này, các nhà dinh dưỡng khuyên nên để nguyên cả vỏ khi nấu nướng củ dền.

Củ dền chứa nhiều các vitamin A, B1, B2, B6 và C. Lá và thân rau dền có chứa nhiều chất sắt hơn so với rau bina (spinach). Trong củ dền cũng chứa rất nhiều chất canxi, magiê, đồng, phốt pho, natri và sắt.

Lá và thân rau dền có chứa ít hơn, nhưng nó cũng là một nguồn cung cấp đáng kể các chất choline, acid folic, iod, mangan, natri hữu cơ, kali, chất xơ và carbohydrates ở dạng đường tiêu hóa tự nhiên.

Mặc dù có vị đắng, lá rau dền có giá trị dinh dưỡng cao hơn so với củ dền.

Củ dền đỏ chứa rất nhiều vitamin C và chất sắt vốn là các thành phần rất tốt cho cơ thể của chúng ta. Chúng đều là thành phần thiết yếu cho sức khỏe và không ít người rất khó khăn để hấp thụ đủ chất sắt cho cơ thể. Thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta vitamin C trong củ dền đỏ và chính loại vitamin này giúp tăng lượng chất sắt được hấp thụ. Vitamin C hòa tan trong nước, đồng nghĩa nó sẽ tan trong các loại rau khi bạn đun chín trong nước. Do vậy, cách dễ nhất để có thể hấp thụ nguyên lượng sắt trong củ dền đỏ là hãy uống sống nó. Một điều thú vị là lá của cây dền đỏ non có chứa nhiều chất sắt hơn cải bó xôi.

Giá trị dinh dưỡng: củ dền là loại rau củ rất giàu chất sắt, calcium, vitamin A, vitamin C, axít folic. Củ dền cũng chứa rất nhiều chất xơ, kali, phosphorus, magnesium, vitamin B6.

Chọn những củ dền chắc và vỏ bên ngoài không bị nhăn. Củ dền với đáy tròn thì ngọt hơn củ dền với đáy phẳng. Không nên dùng lửa to khi nấu củ dền vì nhiệt độ cao làm mất các chất dinh dưỡng thiết yếu. Hãy gọt vỏ củ dền trước khi nấu. Đừng nên bỏ lá củ dền vì chúng có thể được nấu chín như rau bina và cũng giàu các chất, axít folic, beta-carotene, chất diệp lục, kali, vitamin C, và sắt.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-loi-ich-vo-gia-cua-cu-den-y-hoc-co-truyen-15141.html)

Tin cùng nội dung