Đa khoa hôm nay

Đa khoa là từ dùng để chỉ một cơ sở y tế hoặc bác sĩ đảm nhiệm điều trị nhiều chuyên khoa

Lời khuyên rất hữu ích của chuyên gia ĐH Cornell, Mỹ về bệnh tiểu đường

Ngày 13/6, Báo điện tử Sức khỏeĐời sống (Suckhoedoisong.vn) đã mời bác sĩ Biswaroop Roy Chowdhurry – Tiến sỹ Y khoa trường WRU, Anh Quốc; Chuyên gia Nghiên cứu Y khoa Trung Hoa, Trường Đại Học Cornell, Mỹ trực tiếp tư vấn về bệnh tiểu đường cho các độc giả quan tâm.

Bác sĩ Biswaroop Roy Chowdhurry là người Ấn Độ. Ông tốt nghiệp khoa siêu âm tim, Đại học Y khoa Vienna, Áo; đạt Chứng nhận cấp cao chuyên gia tiểu đường, Viện Cleveland Clinic, Mỹ; Tốt nghiệp khoa giáo dục tiểu đường, Liên đoàn Đái tháo đường thế giới, Bỉ; là thành viên Hiệp hội tiểu đường Hoa Kỳ; Người đạt 2 kỷ lục Thế giới về trí nhớ và thể chất; và là tác giả hơn 25 quyển sách về trí nhớ và cơ thể.

Bên cạnh đó, tham gia chương trình tư vấn này còn có TS. Từ Ngữ - Tổng Thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam; TS. Phùng Tuấn Giang – Chủ tịch Hội đồng Viện - Viện Nghiên cứu Phát triển Y dược Cổ truyền Việt Nam, Chủ tịch Tổ chức Quốc tế Chữa bệnh bằng liệu pháp thiên nhiên tại Việt Nam và Bác sĩ đa khoa Mai Thanh Việt.

Đánh lui bệnh bằng chế độ ăn

Trong chương trình, trước rất nhiều thắc mắc về các cách chữa bệnh tiểu đường đến từ độc gỉ, BS Biswaroop khẳng định không có cách chữa trị nào hữu hiệu bằng việc áp dụng nghiêm ngặt một chế độ ăn đúng cách. Dựa trên kinh nghiệm khám chữa bệnh cho rất nhiều bệnh nhân tại Mỹ cũng như Ấn Độ, BS Biswaroop cho hay một chế độ ăn tốt cho bệnh nhân tiểu đường sẽ bao gồm: ăn thật nhiều trái cây và rau xanh, củ quả tươi chưa qua chế biến, tránh tuyệt đối các thực phẩm chế biến nhanh, tăng cường ăn các thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật, hạn chế các thực phẩm có nguồn gốc từ động vật. Có thể thay các bữa sáng bằng khoảng 800 gram trái cây tươi, uống các loại nước trái cây như nước dừa, nước quả theo mùa v.v… BS Biswaroop lưu ý bệnh nhân tiểu đường không bao giờ để mình bị đói, luôn mang theo thực phẩm theo mình. Tuy nhiên, hãy mang theo trái cây, một số loại hạt dinh dưỡng, rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Các loại hạt dinh dưỡng nên được ngâm trong nước ít nhất là 4 tiếng trước khi ăn.

Bên cạnh đó, bệnh nhân tiểu đường nên phơi nắng vào buổi sáng chừng 30 phút/ngày. Đối với các bệnh nhân cao tuổi, do họ không thể ăn nhiều thực phẩm liền một lúc thì nên chia nhỏ các bữa ăn ra, ép trái cây lấy nước uống cho hiệu quả, hoặc có thể hấp 1 số rau củ lên, đặc biệt như cà chua, dưa leo v.v... từ 10 - 15 phút để các loại rau, củ này vừa chín tới để dùng vào trưa hoặc tối.

BS Biswaroop khẳng định nếu tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn này chỉ trong vòng từ 10 ngày – 6 tháng, các bệnh nhân tiểu đường sẽ thấy những dấu hiệu sức khỏe tiến triển rõ rệt.

Đồng ý với ý kiến của BS Biswaroop, TS Từ Ngữ cho biết thêm các bệnh nhân tiểu đường có thể thay tinh bột chế bằng tinh bột thô. Ngoài ra, đạm thực vật chiết xuất từ nấm, các loại đỗ giúp đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể. Đạm thực vật có thể từ nấm, các loại đậu đỗ. Thay tinh bột tinh chế bằng tinh bột thô. Ngoài ra, chất xơ trong rau xanh có nhiều tác dụng như giảm hấp thu đường, ngoài ra, rất tốt cho sức khỏe. Bổ sung rau xanh giống như bộ máy đi qua quét sạch chất cặn bạ cho cơ thể, rau xanh có oxy tươi giúp tái tạo mạch máu, giúp cải thiện biến chứng mạch máu nhỏ, enzyme sống tiết ra hormon có lợi tốt cho chuyển hoá. Việc nhai kỹ nuốt chậm rất quan trọng giúp dịch vị tiết ra insulin.

TS Phùng Tuấn Giang bổ sung thêm rằng nước ép hoa quả không tốt bằng ăn quả trực tiếp vì ăn quả có nhiều chất xơ hơn nước ép. BS Phùng Tuấn Giang cho biết rằng theo số liệu mới nhất của Tổ chức Nông lương thế giới, thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật có thể cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Với người tiểu đường nên ăn sau bữa ăn vì sợ đường huyết tăng, đây là lời khuyên của tôi. Đường hoa quả và đường tinh luyện khác nhau. Vì đường hoa quả không phải đường gluco, vì insulin thường tác động chủ yếu lên gluco còn các loại đường khác không tác dụng bao nhiêu. Nên ăn hoa quả tốt. Lời khuyên của tôi là ăn hoa quả tươi, ăn thô, tốt hơn ép và ăn sau bữa ăn chừng 2 tiếng. Bs Mai Thanh Việt lưu ý rằng hoa quả có rất nhiều loại, do đó, chúng ta cần xem chỉ số đường trong hoa quả như thế nào. Dưa hấu là loại hoa quả có chỉ số đường huyết cao, nên chúng ta nên hạn chế, những loại hoa quả có chỉ số đường huyết thấp là lê, người tiểu đường nên ăn.

Đường hiện nay người ta chia 2 loại, một loại đường đơn hấp thu nhanh, loại này không tốt cho bệnh nhân tiểu đường ví dụ như đường glucose, sucrose… những loại đường này chỉ sử dụng cho những trường hợp đột xuất như bị hạ đường huyết và dùng trong trường hợp cấp còn bình thường chúng ta sử dụng một số loại đường có chỉ số đường huyết thấp và hấp thu từ từ như Surcalose thứ hai là đường palatinose.

Kết hợp các phương thức chữa trị

BS Biswaroop cho hay rằng theo tổ chức y tế thế giới (WHO), chỉ số HbA1c không phải là chỉ số tiên quyết để chỉ định bệnh tiểu đường cho bệnh nhân, mà việc xác định bệnh phải phụ thuộc vào chỉ số cơ thể, tuổi tác, mạch máu của bệnh nhân.

Để khẳng định đường huyết có cao hay không , chúng ta phải xét nghiệm máu, có 2 cách lấy máu ở đầu ngón tay hoặc lấy máu tĩnh mạch. Cách lấy máu tĩnh mạch tốt hơn. Có thể lấy máu trước khi ăn và lấy sau khi ăn 2 tiếng xem dung nạn đường huyết sau và trước ăn. Ngưỡng của bạn đúng là ở mốc giữa có và không. Bạn cần làm thêm 1 xét nghiệm nữa bằng cách uống 75g đường gluco, sau 2 tiếng làm lại xét nghiệm về máu. Nếu đường huyết của bạn cao hơn 200mg/dL thì bạn đã bị tiểu đường, nếu dưới ngưỡng đó là bạn không bị bệnh tiểu đường.

Theo TS Phùng Tuấn Giang, việc kiểm soát tiểu đường bằng uống Thu*c là nhằm ổn định đường huyết. Tuy nhiên, việc chữa bệnh bằng các bài Thu*c đông ý từ các vật liệu tự nhiên là điều tốt. Tuy nhiên, người bệnh nên khám trực tiếp với thày Thu*c để thày Thu*c đưa ra phương án chữa bệnh hợp lý nhất.

Trước thông tin rằng gần đây, trên thế giới, cụ thể ở Anh đã có một bệnh nhân được cấy ghép tuyến tụy và bà đã khỏi bệnh, không còn mệt mỏi mỗi khi vận động, cơ thể rất khỏe và không còn phải uống Thu*c hay tiêm insulin nữa; BS Biswaroop khẳng định nếu có điều kiện đi sâu vào thực tế, các bệnh nhân sẽ thấy mọi việc khác hoàn toàn những gì mà họ đã quảng bá. BS Biswaroop đề nghị hãy quên đi những gì mà họ mà nói rằng có thể phẫu thuật hoặc thay thế. Thay vào đó, các bệnh nhân hãy tập trung vào việc hồi phục tuyến tụy của mình một cách tự nhiên, như những gì các bác sĩ đã chia sẻ trong suốt chương trình.

BS Phùng Tuấn Giang tư vấn rằng liệu pháp bằng thiên nhiên có thể giúp ổn định đường huyết và có nhiều biện pháp tốt. Một là liệu pháp tâm lý, tâm lý trị liệu. Khi con người ta có tâm lý tốt tư tưởng thoải mái, cân bằng nhiều vấn đề. Cân bằng tiểu đường, khôi phục tuyến tuỵ. Liệu pháp tập luyện, dưỡng sinh dưỡng công, tăng hấp thụ đường huyết giảm chỉ số đường huyết. Châm huyết bấm huyệt, do tiểu đường gây ra biến chứng mạch máu nhỏ, xoa bóp bấm huyết rất tốt giúp giảm nhẹ những biến chứng này.

Lá xoài non có tác dụng hạ đường huyết

TS Từ Ngữ cho hay lá xoài non đã có kiểm chứng ở Đại học Queensland ở Úc, người ta đã có thử nghiệm lâm sàng là có tác dụng hạ đường huyết. Tuy nhiên, không thể khẳng định lá xoài non sẽ hiệu quả cho tất cả mọi người được. TS Phùng Tuấn Giang tư vấn rằng có thể xay sinh tố lá xoài non để uống hoặc hãm giống nước chè để uống đều tốt. Tuy nhiên đây chỉ là liệu pháp dân gian, chúng ta cần phải chờ thêm các nghiên cứu và những bằng chứng khoa học.

Hà Anh

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/loi-khuyen-rat-huu-ich-cua-chuyen-gia-dh-cornell-my-ve-benh-tieu-duong-n118064.html)
Từ khóa: tieu duong

Tin cùng nội dung

  • Một nghiên cứu mới đây cho thấy những người bị sỏi thận có thể tăng nguy cơ bị tiểu đường týp 2 sau này.
  • Xin chào Mangyte, Hiện tôi đang bị phình giáp đa hạt thùy trái, Mangyte có thể giúp tôi địa chỉ phòng khám của một số bác sĩ chuyên khoa Nội Tiết giỏi được không ạ? Tôi chân thành cảm ơn.
  • Sáng nay (8/4) đi khám sức khỏe cùng cơ quan, tôi phát hiện ra bị tiểu đường với mức đường huyết lên đến 135mg/dl. Quá bất ngờ. Tôi không hiểu về chỉ số trên. Mangyte tư vấn giúp tôi nên làm gì, đi khám bác sĩ nào để bắt đầu điều trị.Tôi muốn đến phòng mạch tư để có thể trao đổi nhiều hơn với bác sĩ. Xin cảm ơn. Rất mong hồi âm sớm.
  • Ba tôi bị tiểu đường đã lâu, nay có biến chứng hoại tử ở chân, điều trị mãi không khỏi nhưng gia đình không muốn ba tôi phải đoạn chi. Nghe nói có phương pháp điều trị bằng oxy cao áp có thể giúp giữ lại chân tay cho người bệnh tiểu đường. Xin hỏi bệnh viện nào có điều trị phương pháp này và chi phí có tốn kém lắm không? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Hương - huomgnguyen...@yahoo.com.vn)
  • Theo Đông y, nguyên nhân của bệnh là do uất nhiệt hóa hỏa, làm phần âm của các tạng phủ, (phế, vị, thận, vân vân), bị hao tổn.
  • Bệnh tiểu đường (hay đái tháo đường) là danh từ dùng để chỉ một nhóm các bệnh lý ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng đường trong máu, thường đặc trưng bởi tăng đường máu.
  • Bệnh tiểu đường là một bệnh nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến mọi bộ phận và cơ quan trong cơ thể. Đó là lý do bệnh nhân cần được châm sóc từ nhiều bác sĩ.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Nền nhiệt thấp và mưa phùn ẩm, chế độ ăn uống sinh hoạt thả phanh ngày Tết chính là yếu tố khiến nhiều người dễ bị gặp phải những căn bệnh này.
  • Bài Thuốc dân gian điều trị bệnh tiểu đường
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY