Y học cổ truyền hôm nay

Khoa Y học cổ truyền vận dụng chẩn trị theo các phương pháp Đông Y kết hợp với Y học hiện đại, và các phương pháp không dùng thuốc như châm cứu, điện châm, nhĩ châm, xoa bóp, bấm huyệt, giác hơi, khí công dưỡng sinh để điều trị có hiệu quả các bệnh lý về cơ xương khớp, rối loạn dẫn truyền thần kinh, di chứng tai biến mạch máu não, đau dây thần kinh... Chuyên khoa này còn triển khai mô hình nghiên cứu dược lý, thừa kế các kỹ thuật chế biến thuốc cổ truyền, nghiên cứu bào chế thuốc theo khoa học,nghiên cứu tế bào, nuôi cấy, thử nghiệm tế bào gốc. Các bệnh lý phổ biến thường được tìm đến khoa Y học cổ truyền như: viêm đa khớp dạng thấp, viêm phế quản mạn tính, liệt cơ mặt, trĩ, Parkinson, rối loạn kinh nguyệt,...

Lưu ý khi dùng Đông dược Y học cổ truyền

Ngoài xác định phương Thu*c thích hợp, để có vị Thu*c tốt và cách bào chế, sắc Thu*c cũng rất quan trọng
Sau khi người bệnh đã được chẩn đoán đúng bệnh và xác định đúng phương Thu*c thích hợp, đó mới chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ, còn phải giải quyết nhiều vấn đề tiếp theo: làm thế nào để có các vị Thu*c tốt, đúng phẩm chất, không mua phải hàng “rởm”? Mua được đúng Thu*c rồi thì chế biến và sử dụng như thế nào cho hợp lý? Uống Thu*c vào có xảy ra sự cố gì không? Nếu có thì cách xử trí ra sao?

Các dạng bào chế Thu*c Đông y:

Sao vàng: đốt nồi cho hơi nóng rồi đổ Thu*c vào, sao đến khi bên ngoài miếng Thu*c có màu vàng, trong ruột vẫn như cũ mà có mùi thơm là được.

Sao đen: đốt nồi thật nóng rồi để lửa to, sao đến khi mặt ngoài cháy đen, có khói bốc lên, bên trong ruột màu vàng nâu là được.

Đốt tồn tính: đốt tồn tính là đốt không cho Thu*c cháy thành tro hoàn toàn, mà chỉ cho cháy lớp ngoài chừng 70% rồi thôi. Có thể đốt trực tiếp hay đặt lên nồi đã nóng rực (miếng ngói, miếng kim loại cũng được) trở cho Thu*c cháy sém, thấy khói Thu*c, lửa bắt đầu bén tàn thì lấy ra, để nguội.

Sao có tẩm chất khác: mục đích nhằm cải thiện tính chất của Thu*c theo hướng có lợi cho sức khỏe, tăng tác dụng chữa bệnh hoặc bổ dưỡng của một số vị Thu*c. Dược liệu thường tẩm là rượu, mật, giấm, nước muối, hoặc nước tiểu trẻ nhỏ, nước gừng...

Sao rượu: Thu*c thái mỏng độ 2-3mm (cứng quá thì nhúng nước rồi vớt ra, bọc vào khăn ướt ủ vài giờ, lấy ra sẽ mềm, không nên ngâm), nếu là Thu*c ẩm ướt thì phải sấy đến gần khô, lấy rượu tốt rưới đều, trộn kỹ, để một giờ rồi đem sao nhỏ lửa đến khi Thu*c có màu vàng, mùi rượu bốc lên là được.

Sao mật: dùng mật mía thì tốt, pha với nước theo tỷ lệ 1/1, tẩm đều khoảng 4 giờ sau sao nhỏ lửa đến khi có màu vàng hơi sém cạnh là được. Nếu không có mật mía thì dùng mật ong nguyên chất, đề phòng mật ong rởm, để chắc chắn hơn, thì khuấy đường đỏ với nước sôi, vắt vào mươi giọt chanh, đun nhỏ lửa cho sôi kỹ, để nguội dùng thay mật mía cũng được.

Sao giấm: kỹ thuật và cách thức sao tương tự như sao rượu, có khác là phải thử giấm. Giấm sao Thu*c nên dùng giấm thanh được nuôi từ chuối, bún... có mùi chua, thơm và hơi ngọt. Giấm chua quá thì phải thêm nước cho vừa.

Sao muối: nước muối pha loãng tỷ lệ 1/5, lọc sạch cặn tưới lên Thu*c trộn đều, để 1 - 2 giờ, sao đến khi có màu vàng sậm là được.

Sao đồng tiện: lấy nước tiểu bé trai 6-8 tuổi, chọn những bé khỏe mạnh, không có bệnh, bỏ những giọt đầu và cuối, dùng ngay. Cứ 100g phần dược liệu thì cần 5 phần nước tiểu, trộn đều để qua một đêm, hôm sau phơi khô rồi sao qua cho vừa khô là được.

Sao gừng: Gừng tươi giã nát (cứ 100g Thu*c dùng 1 miếng gừng bằng đốt ngón tay cái là vừa) với một cốc nước lạnh, vắt kỹ lấy nước gừng, trộn đều, để 1-2 giờ, sao nhỏ lửa đến khi có mùi thơm là được.

Trích: dược liệu được xắt thành từng lát to, tẩm mật để khô rồi nướng khi ngửi mùi thơm là được, sau đó tước nhỏ ra, cho vào sắc với Thu*c.

Phi: cách này chỉ áp dụng với những vị Thu*c có nguồn gốc khoáng vật, chủ yếu là phèn chua (bạch phàn). Đốt chảo thật nóng, đập nhỏ phèn, rửa sạch cát bụi, rải lên mặt chảo, đun đến khi phèn chảy hết ra kết thành tảng như đường phổi là được. Phi được rồi thì lấy ra giã mịn, cất kỹ khỏi chảy nước.

Giai đoạn sắc và uống Thu*c:

Công hiệu của phương Thu*c còn phụ thuộc nhiều vào kỹ thuật sắc, nấu và sử dụng hợp lý.

Sắc Thu*c: công việc này bao gồm chọn nồi, chọn củi và duy trì chế độ nhiệt.

Nồi sắc Thu*c: theo kinh nghiệm cổ truyền các cụ ta hay dùng nồi đất. Nồi đất có nhiều ưu điểm nhưng dễ vỡ, dễ trào. Trong thời đại công nghiệp hiện nay tốt nhất là dùng nồi nhôm hay nồi tráng men.

Lửa sắc Thu*c: lửa sắc Thu*c không nên mạnh quá làm Thu*c dễ khô cạn hay bốc hơi mất tinh dầu. Nên đun từ từ, sôi rồi thì giảm lửa dần cho sôi âm ỉ, độ nửa giờ thì rót thử.

Củi sắc Thu*c cũng phải lấy từ các loại cây không có độc để khỏi ảnh hưởng đến chất lượng Thu*c.

Uống Thu*c: thông thường mỗi thang Thu*c nên uống vào 3 buổi trong ngày. Thời gian uống Thu*c tốt nhất là vào lúc nửa đói nửa no (giữa buổi sáng và buổi chiều) và tối trước khi đi ngủ. Trước và sau khi uống Thu*c nửa giờ không nên ăn uống gì. Những món ăn cần kiêng ngoài các món cụ thể đối với từng bệnh, nên kiêng chất chua, đậu xanh, giá.

Các sự cố xảy ra khi uống Thu*c và cách xử trí:

Trong một số trường hợp sau khi uống Thu*c xong có một vài sự cố xảy ra khiến bệnh nhân hoang mang lo sợ. Các sự cố thường gặp là:

Chuyển Thu*c: sau khi uống Thu*c một vài giờ, thấy chân tay run rẩy, hoặc toát mồ hôi, hoặc đau mỏi toàn thân... các cụ xưa gọi là “chuyển Thu*c”, tức là phản ứng tự nhiên với Thu*c của một cơ thể đang có bệnh. Khi thấy những hiện tượng như thế, cần bình tĩnh, nghỉ ngơi vài giờ, nếu không thấy diễn biến gì xấu hơn, chứng tỏ cơ thể đã thích hợp với Thu*c vừa uống.

Nôn mửa: do người đang yếu mà Thu*c thì quá mạnh hoặc đắng quá nên uống vào hay bị nôn ra, Thu*c không nằm lọt trong ruột được. Gặp những trường hợp như vậy chỉ cần nhai một miếng gừng, vài phút sau cho uống Thu*c luôn, nếu là trẻ nhỏ hoặc người yếu răng thì giã gừng thật nát, chế vào một muỗng nước, vắt lấy nước cốt cho uống.

Sôi bụng: do không nhận định đúng bệnh trước khi dùng Thu*c, uống lầm phải Thu*c mát, vài giờ sau thấy bụng sôi lục bục hoặc đau lâm râm, nếu vậy chỉ cần nướng một mẩu gừng cho ăn là khỏi. Với những người hay bị rối loạn tiêu hóa do tỳ vị lạnh yếu thì dùng Thu*c cần thận trọng. Nếu uống nước đầu thấy sôi bụng, thì nước sau cho thêm 3 lát gừng vào mà sắc, sẽ không có chuyện gì hết.

Rối loạn tiêu hóa: cũng tương tự như trường hợp trên, do Thu*c mát quá, tỳ vị lạnh yếu không chịu nổi. Sự cố này cũng khắc phục như trên, cho thêm 3-5 lát gừng vào nước sắc. Để cầm tiêu chảy kịp thời, chỉ cần nhai một nắm búp ổi hoặc búp sim, búp chè với vài lát gừng, sẽ vô sự.

BS. Thu Hương

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-luu-y-khi-dung-dong-duoc-y-hoc-co-truyen-15027.html)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh trĩ là bệnh phổ biến ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung. Tỉ lệ mắc bệnh trĩ tại Việt Nam chiếm khoảng 60% dân số.
  • Em đang điều trị viêm loét dạ dày do HP, đã dùng xong đợt kháng sinh, nhưng em bị sút cân và suy nhược. Vậy em muốn truyền dịch (sinh tố) có được không? Em xin cảm ơn BS.
  • Chồng tôi dạo này công việc nhiều nên ăn uống kém và hay mất ngủ, da dẻ xanh xao lắm. Nghe tôi than thở như vậy nên má chồng cắt cho mấy thang Thuốc bổ ở quê gửi vô. Mà cả 2 vợ chồng đều đi làm giờ hành chính nên không thể sắc Thuốc được. Nhờ Mangytetư vấn giúp tôi với! (Minh Nguyệt - TPHCM)
  • Mùa hè đến cũng là lúc mụn trứng cá có điều kiện phát triển. Trong môi trường nóng ẩm các tuyến ở da tăng cường bài tiết nhiều mồ hôi và chất bã nhờn dễ làm tắc lỗ chân lông khiến lượng chất bã nhờn không thoát ra ngoài mà tích tụ tạo thành nhân mụn.
  • Cách sắc Thuốc và uống Thuốc quyết định rất lớn về hiệu lực của Thuốc với cơ thể bệnh nhân.
  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Đông y cho rằng nhờ vào tính vị khác nhau nên mỗi vị Thuốc có tác dụng khác nhau. Bất kì loại nguyên liệu nào đều có thể trở thành một vị Thuốc đông y.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Bệnh di truyền là những bệnh xảy ra do những bất thường về gen hoặc về nhiễm sắc thể. Bệnh được di truyền là bệnh do bất thường về gen ở bố mẹ truyền sang cho con họ. Những bệnh này có thể là bệnh di truyền trội, di truyền lặn, hoặc bệnh di truyền liên kết NST giới tính X. Bệnh về NST là những bệnh gây ra do mất NST, bất thường NST, hoặc thừa NST.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY