Trong 4 nhóm Thuốc có tác dụng điều trị rối loạn mỡ máu (statin, fibrat, niacin và resin) thường dùng nhất là nhóm fibrat và statin. Fibrat và các dẫn chất của nó với nhiều tên biệt dược được lưu thông trên thị trường nước ta nói chung, đều được cơ thể dung nạp tốt.
Trong 4 nhóm Thuốc có tác dụng điều trị rối loạn mỡ máu (statin, fibrat, niacin và resin) thường dùng nhất là nhóm fibrat và statin. Fibrat và các dẫn chất của nó với nhiều tên biệt dược được lưu thông trên thị trường nước ta nói chung, đều được cơ thể dung nạp tốt.
Về mặt hữu ích, nhóm fibrat có tác dụng đặc trưng là hạ triglycerid máu do giảm sản xuất triglycerid ở gan và tăng tốc độ thải trừ triglycerid ra khỏi máu, làm tăng cholesterol tốt (HDL-c). Tuy vậy, nó không có tác dụng làm giảm cholesterol xấu (LDL-c). Nhiều biệt dược của nhóm Thuốc fibrat được sử dụng trên thị trường dược từ lâu đã chứng minh tính hiệu quả và an toàn khi dùng điều trị lâu dài.
Về tác dụng không mong muốn, một số người dùng các dẫn xuất chính của nhóm fibrat là gemfibrozil, clofibrat, fenofibrat… có thể gặp những tác dụng phụ sau: chủ yếu là buồn nôn, kích ứng dạ dày, tiêu chảy, đau đầu, chóng mặt, yếu cơ, đau nhức cơ, phản ứng dị ứng ngoài da…
Với gan, có thể gặp các biểu hiện tổn thương gan như tăng nồng độ men gan AST (SGOT), ALT (SGPT), viêm gan cấp (sốt, đau bụng, tăng men gan, phosphatase kiềm…), cũng được ghi nhận trong một số trường hợp rải rác dùng Thuốc, nhưng thường nhẹ và có hồi phục trong vòng 6 tuần sau khi ngừng Thuốc. Ngoài ra, một số tác giả còn cho rằng các Thuốc nhóm fibrat có thể kích hoạt bệnh gan tự miễn tiềm tàng từ trước. Hoặc có thể gây sỏi mật nếu dùng Thuốc nhiều năm. Đặc biệt, nếu dùng Thuốc phối hợp giữa nhóm statin và nhóm fibrat (vì cơ chế của hai Thuốc khác nhau nên có thể sử dụng kết hợp để tăng cường tác dụng điều trị) cũng được khuyến cáo định kỳ theo dõi men gan.
Khi dùng nhóm Thuốc fibrat nếu thấy có những biểu hiện nghi ngờ tác dụng phụ, cần thông báo ngay cho thầy
Thuốc điều trị để xem xét quyết định thay đổi nhóm Thuốc khác.
BS.
Vũ Hướng Văn