Huyết áp , Tim mạch hôm nay

Mất cân bằng điện giải, ảnh hưởng tới rối loạn nhịp tim như thế nào?

Khi bị rối loạn nhịp tim, nhịp tim nhanh, người bệnh thường được khuyên luôn phải uống đủ nước. Bởi, sự mất cân bằng chất điện giải là một nguyên nhân phổ biến gây ra các cơn rối loạn nhịp tim.
Người bị rối loạn nhịp tim, nhịp tim nhanh nên chú ý uống đủ nước để kiểm soát bệnh tốt

Chất điện giải là gì và tại sao chúng lại quan trọng với bệnh rối loạn nhịp tim?

Chất điện giải bao gồm các loại: Ion kali, natri, calci, phospho, magne... Tất cả những ion mang điện này đều rất quan trọng, vì chúng ảnh hưởng nhiều tới hoạt động chức năng của cơ bắp (bao gồm cả các cơ tim).

Các chất điện giải giúp tạo ra các xung điện trong tim, giúp tim co bóp, bơm máu một cách bình thường. Đây là lý do mất cân bằng chất điện giải có thể dẫn đến rối loạn nhịp tim, khiến tim đập chậm, hoặc nhanh thất thường.

Mất cân bằng điện giải là một trong những nguyên nhân gây rối loạn nhịp tim

Các triệu chứng mất cân bằng điện giải

Các triệu chứng mất cân bằng điện giải bao gồm: Rối loạn nhịp tim, co giật, co thắt cơ bắp, đau đầu, cảm thấy lo lắng, bồn chồn... Các triệu chứng mất cân bằng điện giải có thể khác nhau ở từng người, chính vì vậy, bạn không nên chủ quan, bỏ qua những dấu hiệu nhỏ nhất.

Nên lưu ý, lo lắng, căng thẳng, thiếu ngủ, mất nước… cũng có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe tim mạch, càng làm trầm trọng thêm các cơn trống ngực, loạn nhịp.

Cân bằng điện giải cho người bệnh rối loạn nhịp tim

Nếu lo lắng tình trạng rối loạn nhịp tim nhanh của mình là do mất cân bằng điện giải, bạn có thể đề nghị các bác sỹ làm xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu để biết chính xác nồng độ chất điện giải trong cơ thể.

Để cân bằng điện giải một cách tự nhiên, người bệnh rối loạn nhịp tim, nhịp tim nhanh nên có chế độ ăn lành mạnh. Bạn nên chú ý giữ nồng độ chất điện giải trong cơ thể ở mức cân bằng. Bổ sung quá ít, hoặc quá nhiều kali, natri… đều có thể gây kích hoạt cơn rối loạn nhịp.

Một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp giảm căng thẳng, giúp bạn ngủ ngon hơn, điều hòa nhịp tim. Cụ thể, người bệnh nhịp tim nhanh nên ăn nhiều các loại rau củ như: Khoai tây, khoai lang, rau chân vịt, quả bí, cà chua; Các loại đậu, các loại hạt như đậu nành, đậu lăng, đậu Hà Lan, hạnh nhân; Các loại trái cây như chuối, quả mơ, cam, dưa vàng… Ngoài ra, uống đủ nước trong ngày cũng sẽ giúp đảm bảo cân bằng điện giải trong cơ thể.

Theo Vi Bùi - Healthplus/Lifeoffbeat
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/mat-can-bang-dien-giai-anh-huong-toi-roi-loan-nhip-tim-nhu-the-nao-n365397.html)

Tin cùng nội dung

  • Thỉnh thoảng chúng ta có thói quen kiểm tra tỉ mỉ mọi việc. Ví dụ, bạn có thể kiểm tra lại để đảm bảo mình đã tắt bếp điện hay bàn ủi trước khi ra khỏi nhà. Nhưng những người bị rối loạn ám ảnh cưỡng bức (OCD) cảm thấy cần kiểm tra mọi việc lặp đi lặp lại, hoặc có những ý nghĩ hay thực hiện những quy trình và nghi thức lặp đi lặp lại.
  • Lo âu là một phản ứng bình thường để đối phó với căng thẳng và thực sự có thể có ích trong một số hoàn cảnh. Tuy nhiên, đối với một số người, sự lo lắng có thể trở thành quá mức. Mặc dù những người lo âu có thể nhận ra họ đang lo quá mức cần thiết, họ cũng có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát lo âu, và điều đó có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt hàng ngày của họ
  • Rối loạn lưỡng cực, còn được biết đến với tên gọi rối loạn cảm xúc lưỡng cực hay bệnh lý hưng-trầm cảm, là một rối loạn của não bộ gây ra những biến đổi bất thường về cảm xúc, sinh lực, mức độ hoạt động và khả năng thực hiện những sinh hoạt thường nhật
  • Không khí bị ô nhiễm là không khí bị giảm chất lượng do nhiều nguyên nhân khác nhau như các loại khí, những giọt chất lỏng hay những phần tử nhỏ lơ lửng trong không khí.
  • Điều trị ung thư sẽ ảnh hưởng đến dinh dưỡng. Một số tác dụng thường gặp hơn có thể ảnh hưởng đến khả năng ăn uống.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Theo ghi nhận của Hiệp hội về Lão hóa, khoảng hai phần ba những người chăm sóc bệnh nhân vẫn phải làm việc bên ngoài. Hãy cân bằng giữa công việc và việc chăm sóc bệnh nhân.
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Cơ thể phản ứng tùy theo cảm xúc và suy nghĩ của bạn. Hiện tượng này thường được gọi là sự liên kết giữa thể chất và tinh thần.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY