Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Mô hình khí hậu có thể dự báo dịch bệnh do muỗi

Dòng nước chảy của mỗi mùa mưa cũng tương ứng với mùa sinh nở của hàng triệu con muỗi và sự lây lan của dịch bệnh mà chúng mang theo.

Dịch bệnh rất khác nhau tùy thuộc vào địa lý và sinh thái. Bệnh do muỗi gây ra còn trầm trọng thêm bởi hiện tượng biến đổi khí hậu. Các dự đoán dài hạn rất khó thực hiện nhưng các chuyên gia y tế cộng đồng tin rằng những dự báo ngắn hạn có thể đi đến những chương trình khởi động nhằm cứu mạng con người thông qua mô hình khí hậu để dự đoán bệnh tật do muỗi gây ra.

Mô hình thời tiết dự báo dịch muỗi bùng phát

Trong vòng 20 năm qua, các nhà khoa học đã nghiên cứu về các mô hình thời tiết, theo dõi gió mùa và các chu kỳ mưa nhằm dự báo các sự kiện muỗi đẻ trứng. Việc này nhằm xâu chuỗi với dữ liệu thời gian thực để giúp dự báo những đợt dịch bùng phát do muỗi diễn ra trước hàng tuần hay hàng tháng nhằm cung cấp một cơ chế để phòng ngừa dịch bệnh. Bà Juli Trtanj - người đứng đầu về y tế và khí hậu tại Cơ quan quản lý hành chính khí quyển và đại dương quốc gia Mỹ (NOAA) cho biết: Nhiệt độ ấm hơn, hạn hán thường xuyên hơn, cháy rừng tàn khốc và siêu bão đã để lại những tác động to lớn cho y tế cộng đồng. Kéo theo đó là mùa sinh sản của hàng triệu con muỗi là rủi ro y tế cộng đồng lớn nhất. Khi có thể quan sát nó thì sẽ dự đoán được khả năng gây dịch bệnh và khống chế được nó.

Bùng phát dịch bệnh có thể xảy ra trong chớp mắt. Virut Zika được mang theo bởi loài muỗi Aedes aegypti đã lây nhiễm cho hơn 1 triệu người chỉ riêng trong năm 2015. Những đợt dịch hàng năm mang virut Chikungunya gây chứng suy nhược cơ thể đã ảnh hưởng tới hàng triệu người. Ở Đông Phi, những loài muỗi Aedes khác nhau đã đe dọa mạng sống của con người và gia súc với sự bùng phát theo mùa chứng bệnh sốt thung lũng Rift. Đến cuối mùa mưa, những con muỗi này thường đẻ trứng trong những đồng cỏ cạn. Năm sau đó, khi mùa mưa lớn sẽ làm ngập toàn bộ khu vực thung lũng Rift thì trứng muỗi bắt đầu nở theo từng đợt, duy trì một dòng chảy liên tục hàng triệu con muỗi mang bệnh tiềm năng.


Lượng mưa cao thường liên quan tới nguy cơ cao của bệnh RVF. Hạn hán thường liên quan tới sốt xuất huyết, Zika và suy nhược Chikungunya.

Theo ông Assaf Anyamba - một khoa học gia tại Phòng khoa học trái đất của NASA thì những dịch bùng phát do mưa có chung 1 thủ phạm chính, đó là mô hình khí hậu El Nino.

Năm 1997, ông Anyamba bắt đầu nghiên cứu rằng làm thế nào chu kỳ El Nino ấm (và chu kỳ La Nina lạnh) có thể liên quan đến bệnh do muỗi truyền nhiễm. Ông Anyamba và nhóm nghiên cứu của mình - một sự phối hợp hợp tác bao gồm các cơ quan lớn như NASA, NOAA, Bộ Quốc phòng và Bộ Nông nghiệp đã thu thập rất nhiều dữ liệu. Họ theo dõi nhiệt độ bề mặt của đất và biển, theo dõi các kiểu khí hậu và quan sát thời tiết và dùng các hình ảnh vệ tinh để tính toán lượng mưa. Tất cả những số liệu này sẽ được tổng hợp thành một công cụ duy nhất nhằm chỉ ra các vùng nào có nguy cơ bùng phát dịch Sốt thung lũng Rift (RVF). Trong năm 2006, màn hình theo dõi RVF đã đưa ra dự đoán đầu tiên. Dựa trên công cụ phát triển các điều kiện El Nino, Mỹ đã đưa ra cảnh báo rằng các quốc gia Đông Phi có nguy cơ cao trong đợt dịch bùng phát RVF vào tháng 9/2006.

Huy động nguồn lực cứu hộ quốc tế

Ông Anyamba cho rằng, một phần của thành công là dựa vào khoa học vững chắc và phần khác là các mối quan hệ quốc tế mạnh mẽ. Các chính quyền khu vực và cộng đồng quốc tế đã huy động các nguồn lực cứu hộ trong khoảng 2 tháng trước khi họ phản ứng với đợt dịch bùng phát khác sắp xảy ra.

Trong các năm 2014 và 2015, nhóm nghiên cứu đã phát hiện thứ gây nên 1 trong 3 hệ thống El Nino mạnh nhất kể từ năm 1950. Các nhà nghiên cứu đã phát ra một cảnh báo toàn cầu về các căn bệnh nguy hiểm do muỗi gây ra ở Bangladesh, RVF ở Đông Phi, sốt xuất huyết và Zika ở Brazil (nơi có nhiệt độ cao và thường xuyên hạn hán gây ra bởi El Nino trong khu vực Tây bán cầu làm bùng phát các đợt dịch). Đối với RVF, 7 cơ quan lớn đã cùng làm việc để trưng ra “Thông báo rủi ro sức khỏe đang nổi” dựa trên mô hình mới.

Sự khác biệt trong phòng chống dịch bệnh có thể là do các nguồn lực và phản ứng riêng của mỗi chính phủ. Bà Juli Trtanj nhấn mạnh tới tầm quan trọng của các đối tác quốc tế. Tin vào khoa học là một chuyện, chuyện khác là phải mất nhiều năm để phát triển các mối quan hệ thể chế thiết yếu cần thiết để biến khoa học thành hành động. Các chiến dịch giáo dục cộng đồng cũng rất quan trọng. Ở Kenya, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã trao ngân sách cho các chương trình phát thanh nhằm cảnh báo cho các cộng đồng dân cư địa phương và chống ăn thịt từ gia súc đổ bệnh. Các nhà nghiên cứu tin rằng giám sát bệnh tật và thường xuyên báo cáo có thể cải thiện được tình hình. Theo WHO, hơn một nửa trong số 7,5 tỷ dân địa cầu đang có nguy cơ mắc bệnh do muỗi gây ra. Nhiều trong số các loại bệnh này bao gồm cùng 1 loài muỗi gây ra.

Trong vòng 3 năm qua, nhóm của ông Anyamba đã chuyển hướng tập trung dự báo dịch bệnh từ loài muỗi Aedes aegypti chuyên truyền nhiễm bệnh Zika, sốt xuất huyết và Chikungunya. Họ đang sử dụng trí tuệ nhân tạo để hấp thụ dữ liệu từ các hình ảnh vệ tinh, các quan sát khí hậu và thời tiết, mật độ dân số và các báo cáo bùng phát thời gian thực, tất cả cùng chỉ ra những vùng nào có nguy cơ bùng phát dịch suy nhược Chikungunya. Một ứng dụng được gọi là CHIKRisk được phát triển từ liên kết với Cơ quan giảm thiểu đe dọa (DTRA) của Bộ Quốc phòng Mỹ sẽ được phát hành vào cuối năm 2019 này.

Phan Bình

((Theo Smithsonianmag, 2019))

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/mo-hinh-khi-hau-co-the-du-bao-dich-benh-do-muoi-n161547.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY