Huyết áp , Tim mạch hôm nay

Mổ tim nội soi - tin vui cho người bệnh

Nếu mổ tim theo phương pháp kinh điển, người bệnh phải mất vài tháng để sinh hoạt trở lại trong khi áp dụng phương pháp mới chỉ mất 2 tuần.
Tại Việt Nam, phẫu thuật nội soi đang được áp dụng rộng rãi với các loại bệnh nhưng với những bệnh lý về tim thì chỉ là bước khởi đầu. Phương pháp này không chỉ cứu sống người bệnh, giúp hồi phục nhanh chóng mà còn tránh được một cuộc đại phẫu và giữ nét thẩm mỹ tại vết mổ.

Từ “mổ” không còn đáng sợ

Cách đây 1 năm, bà Lê Thị H. (66 tuổi, ngụ TP HCM) đang khỏe mạnh bỗng dưng tức ngực, khó thở và ho nhiều. Khi bà đến Bệnh viện (BV) ĐH Y Dược (TP HCM) khám, các bác sĩ (BS) chẩn đoán bị hở van tim 3 lá và cho Thu*c về nhà uống. Tuy nhiên, sau một thời gian, bệnh bà trở nặng, BS xác định phải phẫu thuật.

“Khi nghe đến từ “mổ”, tôi sợ lắm, đất trời như sụp đổ. Trái tim con người là thứ quý nhất, phẫu thuật lỡ có gì là ch*t luôn” - bà H. nhớ lại. Nhưng khi được các BS giải thích về phương pháp mổ tim mới (gọi là phẫu thuật nội soi ít xâm lấn), bà cảm thấy an tâm và chấp nhận ngay. “Một tuần sau ca phẫu thuật, tôi cảm thấy tình trạng sức khỏe trở lại bình thường” - bà cho biết.

Cách đây vài tháng, ông P.Q - 43 tuổi, ngụ TP HCM, một doanh nhân thường đi công tác nước ngoài - khi phát hiện mình mắc bệnh tim đã suy sụp nặng nề, sự nghiệp tưởng chừng chấm hết. Nỗi buồn lại tăng lên khi các BS thông báo phải mổ, nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Khi được tư vấn về phương pháp phẫu thuật mới, ông cảm thấy yên tâm và bằng lòng mổ ngay.

Một ca phẫu thuật tim bằng nội soi tại BV Đại học Y Dược (TP HCM)

Trong cuộc phẫu thuật sau đó, các BS đã nội soi sửa khuyết tật tim hở van cho ông Q. và ông đã sớm xuất viện trong tình trạng sức khỏe hoàn toàn bình phục. Mới đây, gặp lại các thầy Thu*c đã cứu mình, người đàn ông tuổi trung niên đã rơi nước mắt vì “họ đã mang lại cho tôi cuộc sống mới sau một ca mổ không đáng sợ như tôi vẫn nghĩ”.

TS-BS Nguyễn Hoàng Định, Trưởng Khoa Phẫu thuật tim mạch BV ĐH Y Dược, cho biết phẫu thuật nội soi không còn xa lạ trong y khoa nhưng ứng dụng trong chuyên ngành phẫu thuật tim là một phương pháp mới, tiên tiến.

Phương pháp này mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh vì tránh được vết mổ lớn, sức khỏe mau hồi phục, thời gian nằm viện không dài… Với cuộc mổ hở, bệnh nhân có thể gặp phải một số biến chứng như nhiễm trùng xương ức, xương ức mất vững...

Đến nay, BV này đã thực hiện 100 ca phẫu thuật tim bằng nội soi và sức khỏe tất cả bệnh nhân đều rất tốt, không để lại biến chứng nào. Trong đó, bệnh nhân nhỏ nhất chỉ mới 2 tuổi và lớn nhất là 75 tuổi.

Mở ra triển vọng mới

Theo PGS-TS-BS Phạm Thọ Tuấn Anh, cố vấn Ban Giám đốc BV ĐH Y Dược, phương pháp mổ tim hở kinh điển phải cưa hết xương ức của bệnh nhân để mở đôi lồng ngực. Với mổ tim nội soi, chỉ cần rạch lỗ một đường bên, không phải cắt xương.

“Mổ tim theo phương pháp thông thường, người bệnh phải mất 3 tháng để trở lại làm việc với hiệu suất như trước đó. Với kỹ thuật nội soi, họ chỉ mất 2 tuần để sinh hoạt bình thường và chưa đến một tháng thì trở lại công việc hằng ngày” - BS Tuấn Anh so sánh.

Theo TS-BS Nguyễn Hoàng Định, tại Việt Nam, phương pháp phẫu thuật tim nội soi chưa được phổ biến, chỉ mới có 3 cơ sở triển khai thực hiện là BV ĐH Y Dược, Bệnh viện E Trung ương và Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội). Trong đó, ở phía Nam, BV ĐH Y Dược là trung tâm duy nhất thực hiện.

Hiện có rất nhiều bệnh lý về tim mạch. Ngoài các khuyết tật tim bẩm sinh phức tạp đòi hỏi phải mổ hở, các bệnh lý có thể được giải quyết tốt bằng phẫu thuật nội soi như: sửa hoặc thay van 2 lá, sửa van 3 lá, thay van động mạch chủ và sửa chữa một số bệnh lý tim bẩm sinh... Lâu nay, khi chưa có phương pháp nội soi, các trường hợp nêu trên buộc phải mổ hở.

Dù vậy, BS Định cũng lưu ý không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng mổ nội soi. Theo ông, mổ tim nội soi có những bất tiện so với phương pháp kinh điển, chẳng hạn: thời gian sử dụng máy tim phổi nhân tạo và ngưng tim kéo dài hơn, cần trang bị máy nội soi và những dụng cụ chuyên biệt, phẫu thuật viên và ê-kíp mổ cần được đào tạo chuyên sâu. Vì vậy, trước khi quyết định chọn lựa phương pháp nào, BS cần xem xét và đánh giá kỹ lưỡng để đưa ra chỉ định phù hợp.

“Trong thời gian tới, với sự phát triển của ngành phẫu thuật tim mạch, tin rằng nhiều bệnh lý về tim khác sẽ được chỉ định phẫu thuật nội soi, vừa giảm nhanh gánh nặng bệnh tật cho cộng đồng vừa tiết kiệm công sức, tiền bạc của người bệnh” - BS Định hy vọng.

Ứng dụng rộng rãi ở nước ngoài

Theo thống kê, tại Đức, 65% trường hợp phẫu thuật van 2 lá được thực hiện qua nội soi. Tỉ lệ này tại Nhật là 60%. Tại Mỹ, nhiều trung tâm có tỉ lệ mổ van 2 lá và van động mạch chủ qua nội soi hoặc phương pháp ít xâm lấn lên đến 80%. Dự báo trong tương lai gần, phẫu thuật tim nội soi sẽ là phương pháp tiêu chuẩn để điều trị các bệnh tim phức tạp.

Theo Nguyễn Thạnh - Người Lao động
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/mo-tim-noi-soi-tin-vui-cho-nguoi-benh-n261069.html)
Từ khóa: mổ nội soi tim

Tin cùng nội dung

  • Tôi có u tuyến thượng thận phải mổ nội soi nhưng không biết phải nằm viện bao lâu? Và tôi phải chuẩn bị bao nhiêu tiền là đủ vậy BS (tôi có BHYT)? Gần tết quá rồi, nếu tôi để qua tết mới mổ thì có sao không? Tôi xin chân thành cảm ơn! (L.V.H. Nam - nam.super…@gmail.com)
  • Chú tôi được phẫu thuật tim ở TPHCM và từ nay về sau phải uống Thuốc chống đông máu. Bữa trước mưa lớn, nhà dột làm ướt toa Thuốc và tờ giấy ghi lời dặn của bác sĩ, mà chú thím tôi lớn tuổi nên không nhớ hết. Tôi muốn hỏi kỹ lại về Thuốc này và chế độ ăn uống, sinh hoạt của chú tôi thì phải hỏi ở đâu? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Nguyễn Văn Thành – Cai Lậy, Tiền Giang)
  • Thời gian gần đây em rất hay bị tê bì lòng bàn tay. Khi em cố gắng nắm chặt bàn tay lại thấy rất đau và nhức, và dù đã cố gắng nhưng em cũng không thể nắm chặt tay lại được. Những lúc như thế em không thể làm việc gì nặng. Em đi khám thì BS chẩn đoán em bị hội chứng ống cổ tay, cho em đeo nẹp. Em nghe nói ở TPHCM có phẫu thuật nội soi điều trị bệnh này, vậy em nên đến bệnh viện nào, đăng ký phẫu thuật luôn có được không? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Minh Khôi - Bình Thuận)
  • Tôi 55 tuổi, bị đau lưng đã lâu, đi khám thì tìm ra bệnh thoát vị đĩa đệm. Tôi đọc báo thấy phẫu thuật nội soi cột sống, chỉ định cho các trường hợp thoát vị đĩa đệm vùng cột sống cổ, ngực và thắt lưng có rất nhiều ưu điểm do tính chất ít xâm lấn. Tôi muốn điều trị bằng phương pháp này thì nên đến đâu? Chi phí nghe nói là khá cao, cụ thể là bao nhiêu? Cảm ơn Mangyte! (Nguyễn Văn Duy - nguyen…@gmail.com)
  • Ba tôi bị tiểu đường đã lâu, nay có biến chứng hoại tử ở chân, điều trị mãi không khỏi nhưng gia đình không muốn ba tôi phải đoạn chi. Nghe nói có phương pháp điều trị bằng oxy cao áp có thể giúp giữ lại chân tay cho người bệnh tiểu đường. Xin hỏi bệnh viện nào có điều trị phương pháp này và chi phí có tốn kém lắm không? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Hương - huomgnguyen...@yahoo.com.vn)
  • Từ xưa đến nay, chữa bệnh đái tháo đường bằng ăn uống được coi là cách chữa cơ bản nhất, đó là thực hiện chế độ ăn kiêng theo yêu cầu của bác sĩ nhằm duy trì lượng đường cần thiết trong máu. Chế độ kiêng khem không có nghĩa chỉ được ăn một vài loại lương thực và thực phẩm mà là lựa chọn thực phẩm cung cấp đủ lượng calo cho cơ thể.
  • Nội soi phế quản (Bronchoscopy) là một thủ thuật giúp chẩn đoán và điều trị một số bệnh lý đường hô hấp bao gồm phế quản và phổi.
  • Nội soi dạ dày (gastroscopy) là một kỹ thuật nội soi (endoscopy) mà bác sĩ dùng để khảo sát bên trong ống tiêu hóa trên của bạn (bao gồm thực quản, dạ dày và tá tràng).
  • Nội soi đại tràng (colonoscopy) là một kỹ thuật nội soi (endoscopy) mà bác sĩ dùng để khảo sát bên trong lòng đại tràng (ruột già) của bạn.
  • Tài liệu này sẽ cung cấp cho các bạn thông tin cần thiết, những bài tập vận động và những điều cần lưu ý sau phẫu thuật.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY