Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Mỗi ngày Việt Nam xét nghệm gần 2.000 mẫu tìm COVID-19

Theo Bộ Y tế, tính đến ngày 14/5 cả nước đã có 58 đơn vị được phép thực hiện xét nghiệm khẳng định COVID-19. Hiện mỗi ngày Việt Nam xét nghiệm khoảng gần 2.000 mẫu, và đến nay đã có thực hiện xét nghiệm 275.000 mẫu, phát hiện 288 trường hợp nhiễm COVID-19.

Tin vui cho người trào ngược: Mới xuất hiện giải pháp đột phá!Tin tài trợ

Theo Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, đến nay Việt Nam đã qua 27 ngày không có ca nhiễm trong cộng đồng. Hoạt động giám sát được triển khai đối với các nhóm nguy cơ như người có triệu chứng cảm, cúm, ho, sốt tại cơ sở y tế; những nơi có đông người lao động; khu vực có nguy cơ dịch tễ…

Hiện mỗi ngày Việt Nam xét nghiệm khoảng gần 2.000 mẫu, và đến nay đã có thực hiện xét nghiệm 275.000 mẫu, phát hiện 288 trường hợp nhiễm COVID-19, phần lớn ở trong cơ sở cách ly. Đánh giá dịch tễ học về nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng hiện rất thấp.

Theo các chuyên gia, hiện nay trên thế giới đang triển khai song song 2 phương pháp xét nghiệm xác định người là xét nghiệm tìm gen virus (phương pháp PCR) và xét nghiệm kháng thể (thường sử dụng để xét nghiệm nhanh).

Phương pháp PCR có độ chính xác cao vì phát hiện trực tiếp gen của virus, nên tại thời điểm dương tính thì bệnh nhân chắc chắn đang có virus SARS-CoV-2 trong người. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi các khâu chuyên môn hóa cao, cần có chuyên gia thực hiện với nhiều máy móc phức tạp, thời gian cho kết quả lâu (vài giờ).

Trong khi đó, phương pháp xét nghiệm nhanh tìm kháng thể có thời gian ngắn, vận hành đơn giản, người làm xét nghiệm không cần thiết phải được đào tạo chuyên biệt, không cần thiết bị đặc biệt kèm theo. Tuy nhiên, phương pháp này có độ nhạy, độ đặc hiệu thấp hơn nhiều so với phương pháp PCR, dễ nhầm và bỏ sót.
Vì vậy, phương pháp PCR thường được dùng để khẳng định lại kết quả xét nghiệm nhanh.

Trong công tác phòng, chống dịch bệnh, phối hợp cả 2 phương pháp xét nghiệm phát hiện gen (PCR) và xét nghiệm tìm kháng thể (xét nghiệm nhanh) sẽ giúp kiểm soát dịch bệnh nhanh, giảm tải áp lực y tế và tập trung nguồn lực vào điều trị những ca thực sự mắc SARS-CoV-2.

Tính đến thời điểm hiện tại, trên toàn quốc đã có 58 đơn vị được Bộ Y tế cho phép thực hiện xét nghiệm khẳng định COVID-19.

Những 'đại kỵ' khi ăn sầu riêng không phải ai cũng biết

Sầu riêng là món ăn yêu thích của nhiều người. Loại quả này cũng có nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe, nhưng không phải ai ăn sầu riêng cũng tốt. Thậm chí với một số người mắc bệnh hoặc khi ăn sầu riêng kết hợp với một số thực phẩm 'đại kỵ' có thể gây hại cho cơ thể.

Những siêu thực phẩm chống ung thư, chợ Việt Nam mùa nào cũng sẵn

Bạn không thể ngờ rằng những loại rau củ quả giá rẻ và luôn sẵn có trong các chợ tại Việt Nam lại là siêu thực phẩm ngừa ung thư cực tốt. Nếu bổ sung những thực phẩm này vào thực đơn hàng ngày, bạn có thể ngừa được vô số bệnh cho bản thân và gia đình mình.

Cục Quản lý Dược cảnh báo về Thu*c kháng virus trị cúm 'lưu hành lậu' tại Việt Nam

Cục Quản lý Dược vừa có văn bản gửi sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về tăng cường kiểm tra hoạt động của các cơ sở bán lẻ Thu*c (trên địa bàn quản lý) đối với việc bán Thu*c Tamiflu.

Ngủ kiểu này dễ gây Tu vong, biết mà tránh kẻo mang họa vào thân

Dù đã ngủ đủ nhưng khi thức dậy, bạn vẫn thấy mệt mỏi, tinh thần không thoải mái. Theo các chuyên gia, nguyên nhân do các kiểu ngủ không phù hợp. Nếu việc làm này cứ được duy trì trong một thời gian dài sẽ khiến cho sức khỏe chịu nhiều ảnh hưởng khá nghiêm trọng.

Bệnh viện Bạch Mai khám chữa bệnh bình thường trở lại từ 11/5

Sau hơn 1 tháng dừng tiếp nhận bệnh nhân do cách ly y tế và ổn định lại hoạt động, BV Bạch Mai sẽ chính thức khám chữa bệnh trở lại bình thường vào thứ hai 11/5.

Quảng An

Mạng Y Tế
Nguồn: Tiền phong (https://www.tienphong.vn/suc-khoe/moi-ngay-viet-nam-xet-nghem-gan-2000-mau-tim-covid19-1657673.tpo)

Tin cùng nội dung

  • Ebola là gì? Các triệu chứng thường gặp? Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Ebola? Hướng dẫn xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm virus Ebola.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY