Bài thuốc dân gian hôm nay

Món ăn, bài Thuốc chữa chứng tê buồn chân tay

Tê buồn chân tay trong Đông y còn gọi là Tê bì (ma mộc), người bệnh thường bị căn bệnh này tấn công khi sức đề kháng yếu.
Tê buồn chân tay trong Đông y còn gọi là Tê bì (ma mộc), người bệnh thường bị căn bệnh này tấn công khi sức đề kháng yếu. Nguyên nhân chính là do: Phong, hàn, thấp, nhiệt cộng với tình trạng suy nhược của cơ thể gây ra.

Cơ chế bệnh căn bản của triệu chứng tê là ở “không thông thì đau”, mấu chốt chữa trị cũng là ở “thông”. Dựa vào sự khác nhau của nhân tố gây bệnh như gió, lạnh, ẩm, nóng mà chọn các phương pháp chữa trị bằng ăn uống tương tự như thông gió, tản lạnh, thông ẩm, giải nhiệt. Dưới đây là một số món ăn, bài Thuốc đơn giản hỗ trợ điều trị chứng tê.

Bài 1: Hành củ 4 củ, phòng phong 9g, gạo tẻ 50g, hành củ thái nhỏ cùng phòng phong sắc lấy nước Thuốc, cho gạo tẻ vào nước Thuốc, thêm nước vừa đủ nấu cháo ăn, dùng cho tê chạy do gió lạnh dẫn tới, khớp đau không cố định.

Bài 2: Xích đậu 30g, khương hoạt 10g, khương hoạt sắc lấy nước bỏ bã, cho xích đậu vào nấu chín, ăn mỗi ngày hai lần, dùng cho tê chạy, khớp đau không cố định.

Bài 3: Gừng tươi 3 lát, bạc hà 3g, gạo tẻ 50g, đường đỏ vừa đủ. Bạc hà thêm nước đun qua, sau cho gạo tẻ, gừng, đường đỏ cùng nấu cháo, khi sắp chín, đổ nước bạc hà vào, nấu thêm một lát rồi ăn, dùng cho người bị gió lạnh gây tê, khớp sưng đau.

Bài 4: Rượu trắng 500g, rễ mộc qua 250g, đỗ trọng 50g. Rễ mộc qua, đỗ trọng ngâm vào rượu trắng, 10 ngày sau dùng uống, mỗi ngày 30ml, ngày hai lần, dùng cho người đau tê, yếu tố lạnh gây bệnh mạnh hơn, khớp đau nhiều.

Bài 5: Gạo tẻ 50g, đường đỏ 25g, ô đầu 9g, gừng tươi 3 lát. Ô đầu thêm nước sắc đặc bỏ bã, cho gạo tẻ, đường đỏ, gừng tươi và nước vừa đủ nấu cháo mỗi ngày một lần, dùng cho tê đau.

Bài 6: Gà xương đen 500g, rượu trắng 500g, gà làm sạch bỏ nội tạng, dùng rượu thay nước nấu gà, sau khi chín thêm gia vị, chia làm nhiều lần ăn, dùng chữa chứng sờ vào tê, tứ chi sưng đau nhiều.

Bài 7: Mướp 50g, đậu xanh 50g, gạo tẻ 100g, nấu cháo, cho mướp vào sau cùng, dùng chữa khớp sưng đỏ đau.

Bài 8: Xích tiểu đậu 30g, cỏ thài lài 30g, hành 5 củ, gừng 3 lát, ngâm xích tiểu đậu 3 giờ, sau cùng sắc uống, mỗi ngày một lần, dùng chữa tê nhiệt, khớp sưng đau, rát nóng.

Bác sĩ Hữu Nam

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/mon-an-bai-thuoc-chua-chung-te-buon-chan-tay-n107355.html)

Tin cùng nội dung

  • Để sử dụng đúng và có hiệu quả các loại dược liệu, các Bác sĩ viện Y học cổ truyền Trung ương, xin đưa ra hướng dẫn phòng và điều trị bệnh sởi, bằng Y học cổ truyền như sau:
  • Không phải ai cũng hiểu đúng về nhân sâm và không phải bệnh nào cũng dùng được vị Thu*c này.
  • Khi dân số có tới gần 30% mắc các bệnh lý về dạ dày và được dự báo sẽ tăng nhanh hơn nữa thì cần phải chú ý điều trị hệ quả của căn bệnh này trước, để giúp bữa ăn mỗi ngày thêm ngon.
  • *m đ*o phụ nữ luôn tiết dịch, nếu không thấy ngứa và dịch không có màu, không có mùi hôi là hiện tượng S*nh l* bình thường. Khi có biểu hiện ra khí hư nhiều, có màu trắng, loãng hoặc đặc, nặng có thể kèm theo mệt mỏi, gầy sút kém ăn, lưng đau, mỏi gối,… là mắc chứng khí hư bạch đới. Khí hư bạch đới do nhiều nguyên nhân, tùy từng thể bệnh mà có cách điều trị phù hợp.
  • Theo Lương y Trịnh Văn Sỹ, không nên xem nhẹ bệnh quai bị. Quai bị nếu không được điều trị sẽ dẫn tới bị biến chứng thậm chí có thể vô sinh sau này. Nguyên tắc điều trị theo Đông y: chống viêm, trừ thấp, thanh nhiệt, nâng đỡ thể trạng. Đông y xếp bệnh quai bị vào loại “ôn dịch”.
  • Đau dây thần kinh là sự đau đớn do dây thần kinh gây ra. Khi bị đau dây thần kinh sinh ba, bạn thường thấy đau sắc bén như dao đâm, điện chích đột ngột ở xung quanh má hay vùng hàm hoặc cả hai.
  • Mùa đông, nằm gần cửa sổ có luồng gió lạnh thổi vào, sau khi ngủ tỉnh dậy thấy mặt bị méo xệch sang một bên thì đó là do liệt thần kinh số VII ngoại biên do lạnh.
  • Suy nhược cơ thể có nhiều triệu chứng như: nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, giảm trí nhớ, hồi hộp, tim đập mạnh, tinh thần mệt mỏi, di tinh. Người cao tuổi thường hay mắc bệnh này, nhưng cũng có thể gặp ở người trẻ tuổi và trung niên.
  • Đông y sử dụng các loại thảo mộc để điều trị bệnh. Vậy thì, dựa vào những nguyên tắc gì để điều trị bệnh trong đông y
  • Đông y cho rằng nhờ vào tính vị khác nhau nên mỗi vị Thuốc có tác dụng khác nhau. Bất kì loại nguyên liệu nào đều có thể trở thành một vị Thuốc đông y.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY