Dinh dưỡng hôm nay

Món ăn bài Thuốc tốt cho sức khỏe từ cây Lá Giang

Theo Đông y, lá giang có vị chua, tính mát; vào kinh can. Có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, giải độc, tiêu thũng, chỉ khát, bài thạch. Dùng chữa ăn uống không tiêu, bụng đầy trướng, đau dạ dày, đau nhức xương khớp. Thân lá giang làm Thuốc chữa sỏi tiết niệu, viêm đường tiết niệu, viêm thận mạn tính. Dùng ngoài chữa mụn nhọt, lở ngứa ngoài da.

Một số bài Thuốc có lá giang

Chữa sỏi đường tiết niệu: thân lá giang (hoặc lá) 20-50g. Sắc uống nhiều lần trong ngày.

Chữa ăn không tiêu, bụng trướng đầy: lá giang 30-50g. Sắc uống.

Chữa đau nhức xương khớp, đau dạ dày: rễ hoặc lá 20-40g. Sắc uống, thường kết hợp với một số vị Thuốc khác.

Chữa mụn nhọt: lá giang tươi, rửa sạch, giã nát, đắp lên vết thương.

Lá giang còn gọi cây chua méo, chua khan, dây cao su hồng. Tên khoa học: Ecdysanthea rosea Hook. et Arn.

Hình Lá Giang

Lá giang là cây mọc hoang nhiều ở nước ta, họ dây leo. Bà con thường dùng lá giang để nấu canh hoặc xào với thịt gà, cá nước ngọt, thịt bò... Canh chua lá giang là một món ăn ngon. Thân, rễ và lá của cây lá giang đều được dùng làm Thuốc.

Món ăn từ Lá Giang

Cá chuồn nấu lá giang:

Cá chuồn 3-5 con, lá giang 100g.

Cá chuồn bỏ vảy, chặt vây, cắt làm 2 - 3 khúc; lá giang rửa sạch, vò giập.

Nước đun sôi, cho cá vào, sau đó cho lá giang và bột canh (muối, mì chính), có thể thêm nắm gạo làm tăng phần đậm đặc của nồi canh. Khi bắc ra cho thêm trái ớt đập giập.

Cá chuồn nấu lá giang là món canh chua hạ nhiệt trong những ngày hè oi bức. Bổ hư tổn, khu phong trừ thấp, cường kiện cân cốt; có tác dụng phòng chữa viêm đường tiết niệu với các triệu chứng đái dắt, đái buốt.

Lươn hấp lá giang:

Lươn 300g, lá giang 200g.

Lươn làm sạch, ướp muối, bột ngọt và mỡ trong 10 phút; chọn lá giang bánh tẻ, rửa sạch, vò nát, rải 1 lớp mỏng phía dưới, số còn lại đắp lên, hấp chín.Khi ăn chấm với nước chấm gừng tỏi. Bổ thận, bổ tỳ, điều hòa khí huyết.

Canh gà nấu lá giang

Canh gà lá giang: gà 600g, lá giang 100g, gia vị vừa đủ.

Gà rửa sạch, để ráo chặt miếng; lá giang bánh tẻ rửa sạch.

Cho thịt gà cùng 1 lít nước, đun sôi, vớt bọt, thêm mắm và gia vị vừa ăn. Khi thịt gà chín mềm, cho lá giang đã vò nát vào, đun sôi; trước khi bắc ra thêm ít rau thơm vừa ăn.

Có tác dụng thanh nhiệt giải độc. Dùng cho các trường hợp lao thương khí huyết, phong hàn thấp tý; sản hậu băng huyết, huyết trắng, hội chứng lỵ xuất huyết, trĩ xuất huyết, suy nhược cơ thể.

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/news/mon-an-bai-thuoc-tot-cho-suc-khoe-tu-cay-la-giang)

Tin cùng nội dung

  • Mùa đông, nằm gần cửa sổ có luồng gió lạnh thổi vào, sau khi ngủ tỉnh dậy thấy mặt bị méo xệch sang một bên thì đó là do liệt thần kinh số VII ngoại biên do lạnh.
  • Các bài Thuốc trừ phong dùng để chữa các chứng bệnh do nội phong và ngoại phong gây ra.
  • Thuốc tả hạ là những bài Thuốc có tác dụng làm thông đại tiện: bài trừ tích trệ ở trường vị, trừ thực nhiệt, trục thủy âm do tích trệ ở tỳ vị, thực nhiệt kẽ ở bên trong, ứ nước, hàn tích và táo bón gây ra bệnh.
  • Các bài Thuốc hòa giải có tác dụng sơ tiết, điều hòa khí cơ, tạng phủ dùng để chữa chứng cảm mạo thuộc kinh thiếu dương, chứng can tỳ bất hòa, bất hòa và bệnh sốt rét.
  • Viêm đường niệu thuộc phạm vi chứng lâm trong Đông y. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh của bệnh rất phức tạp, chủ yếu do thận hư và bàng quang thấp nhiệt, gặp phải các tác nhân làm suy giảm chính khí quá mức như phòng lao quá độ, T*nh d*c không điều hòa, giận dữ, ăn uống thái quá, thiếu khoa học... làm cho bàng quang không khí hóa được, bên trong vừa hư, vừa bị tích tụ sinh ra nội thấp kiêm hiệp nhiệt.
  • Thuốc hành khí và giáng khí được dùng để chữa các chứng bệnh khí trệ, khí uất, khí nghịch do khí trệ ở tỳ vị, can khí uất kết, vị khí nghịch, phế khí nghịch, co cứng các cơ gây ra.
  • Uxơ tuyến tiền liệt là bệnh thường gặp ở nam giới trung niên trở đi, càng cao tuổi tỷ lệ mắc càng cao. Nguyên nhân là do tuyến tiền liệt to dần lên, chèn ép dòng chảy, tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh làm cho người bệnh đi tiểu khó, tiểu nhỏ giọt, bí tiểu, đi tiểu đêm nhiều lần làm người bệnh rất khổ sở.
  • Thuốc cố áp có tác dụng cầm mồ hôi, chữa di tinh, di niệu và cầm ỉa chảy, do các nguyên nhân khí hư, tỳ hư, thận hư gây ra. Các bài Thuốc cố sáp được tạo thành do các Thuốc cố sáp: cầm mồ hôi, cố tinh sáp niệu, cầm ỉa chảy với các Thuốc bổ khí, dương âm thanh nhiệt.
  • I. Các bài Thuốc tân ôn giải biểu Các bài Thuốc tân ôn giải biểu có tác dụng phát tán phong hàn chữa các chứng bệnh gây do ngoại cảm phong hàn: sợ lạnh, phát sốt, đầu, gáy cứng, đau chân tay, mình đau mỏi, miệng không khát, có mồ hôi hay không có mồ hôi rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phủ khẩn hay phù hoãn.
  • Các bài Thuốc chữa mụn nhọt viêm tấy gồm các vị Thuốc thanh, nhiệt giải độc, hoạt huyết, ôn thông khí huyết có tác dụng giải độc tiêu viêm, tán kết, trừ mủ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY