Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Món ăn đơn giản trị bệnh đau khớp

(MangYTe)- Vợ chồng tôi năm nay đều gần 60 tuổi; mỗi khi trở trời hay bị đau khớp, mỏi khớp, không nặng nhưng đủ phiền. Tôi lại không muốn phụ thuộc quá nhiều vào Thu*c giảm đau…

Vợ chồng tôi đều còn đi làm nhưng chỉ làm những công việc bàn giấy nên cũng không nặng nhọc lắm. Có những đợt đau khớp nhiều, chúng tôi cũng đi khám, uống Thu*c theo toa, bệnh có bớt. Thế nhưng, bệnh cứ tái đi tái lại hoài, nhất là những hôm trời trở lạnh, về quê, đi du lịch ở nơi có khí hậu lạnh hơn.

Có những hôm đau quá chưa kịp khám tôi cũng uống tạm ít Thu*c giảm đau, loại được phép mua không cần toa. Nhưng tôi cũng biết dùng nhiều Thu*c giảm đau quá cũng có hại. Có cách gì để bệnh của chúng tôi đỡ hơn, ít tái phát hơn nhờ ăn uống, sinh hoạt không?

(Trần Văn Thụy, 59 tuổi, Đồng Nai)

Lương y Đinh Công Bảy, Tổng thư ký Hội Dược liệu TP HCM:

Suy nghĩ của anh rất đúng. Trị bệnh không chỉ là uống Thu*c, mà còn phải song song với việc thay đổi cách ăn uống, sinh hoạt để hạn chế bệnh nặng thêm hoặc tái phát.

Đau khớp ở người lớn tuổi thường tái phát nhiều vào thời điểm lạnh trong năm như hiện nay. Bệnh có liên quan nhiều đến việc thiếu hụt collagen do tuổi tác, vì vậy nên bổ sung collagen. Cách bổ sung collagen dễ dàng, hiệu quả nhất mà cũng ít tốn kém là qua các món ăn thường ngày.

Collagen có nhiều trong gân, đuôi động vật. Vì vậy, hãy ăn thường xuyên hơn các món như móng giò, đuôi heo, đuôi bò... Để hiệu quả cao và ngon hơn, hãy nấu chúng với đậu đen, đậu đỏ, củ sen. Trong các món ăn khác, có thể bổ sung một số loại rau thơm như lá lốt, ngò gai, húng quế, húng dũi… cũng có tác dụng tốt trong hỗ trợ điều trị đau khớp.

Khi thời tiết lạnh, triệu chứng đau mỏi bắt đầu xuất hiện, anh chị có thể làm rượu gừng để xoa bóp. Rượu gừng rất dễ làm: ngâm theo tỉ lệ nửa ký gừng giã nhỏ với 1 lít rượu mạnh (40 độ trở lên). Sau 3 ngày dùng là tốt nhất nhưng nếu đang đợt đau, có thể dùng sau vài tiếng cũng vẫn có hiệu quả. Một chai rượu gừng mới làm có thể dùng được trong vòng 1 năm, bảo quản ở điều kiện tự nhiên.

Ngoài ra, bệnh đau khớp còn liên quan đến chế độ sinh hoạt. Anh chị nói rằng mình làm công việc bàn giấy, như vậy hãy xem lại mình vận động đủ thường xuyên chưa. Hãy dành thời gian tập thể dục nhẹ nhàng, vừa sức, bệnh sẽ cải thiện rất nhiều.

Anh Thư thực hiện

Chia sẻ

Mạng Y Tế
Nguồn: Người lao động (https://nld.com.vn/suc-khoe/mon-an-don-gian-tri-benh-dau-khop-20180102100652981.htm)

Tin cùng nội dung

  • Tai biến mạch máu não là một căn bệnh nguy hiểm với những diễn biến khôn lường. Đây là một cấp cứu y khoa tính theo giờ vàng. Tuy nhiên, đa phần là để lại di chứng. Vì vậy, giai đoạn điều dưỡng sau tai biến cũng rất trường kỳ và quan trọng. Kinh nghiệm cho thấy, sử dụng bài Thuốc Đông y kết hợp với Tây y chữa trị sau tai biến có thể giúp ích cho sự phục hồi của người bệnh.
  • Thịt dê được chế biến thành nhiều món ăn có giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh. Trong “Tản Đà thực phẩm”, cố thi sĩ Tản Đà rất ca ngợi các món ăn từ dê; các món này ăn vừa ích khí, ôn bổ trung hạ tiêu, dùng trong trường hợp ốm yếu, đau lưng mỏi gối, sinh hoạt T*nh d*c kém, di tinh, mộng tinh...
  • Để sử dụng đúng và có hiệu quả các loại dược liệu, các Bác sĩ viện Y học cổ truyền Trung ương, xin đưa ra hướng dẫn phòng và điều trị bệnh sởi, bằng Y học cổ truyền như sau:
  • Khi dân số có tới gần 30% mắc các bệnh lý về dạ dày và được dự báo sẽ tăng nhanh hơn nữa thì cần phải chú ý điều trị hệ quả của căn bệnh này trước, để giúp bữa ăn mỗi ngày thêm ngon.
  • Cúm là bệnh viêm cấp tính đường hô hấp do virut. Bệnh mang tính lây truyền, rất dễ phát thành dịch, ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Khi bị thủy đậu, người bệnh cần được khám, dùng Thuốc và chăm sóc theo đúng hướng dẫn của thầy Thuốc. Bên cạnh đó, có thể áp dụng một số các bài Thuốc Đông y sau có tác dụng hỗ trợ điều trị tốt, giúp người bệnh nhanh khỏi và hồi phục sức khỏe.
  • Sỏi tiết niệu trong y học cổ truyền thuộc phạm vi chứng “Thạch lâm” với nguyên nhân chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệt bên ngoài, ăn quá nhiều đồ cay nóng, béo ngọt, uống rượu vô độ, rối loạn tình chí lâu ngày làm tổn thương các tạng phụ khiến thấp nhiệt nội sinh tụ lại ở đường tiết niệu mà tạo thành sỏi.
  • Dược liệu dâu tằm bao gồm nhiều bộ phận của cây dâu: lá (tang diệp), cành (tang chi), quả (tang thầm), vỏ rễ (tang bạch bì) và tầm gửi cây dâu (tang ký sinh).
  • Viêm khớp có thể do chấn thương; do sử dụng quá mức ổ khớp; do bệnh lý hoặc do tuổi già (lão hóa)... Thường người bệnh có các triệu chứng như: sưng, đỏ, nóng, đau, cứng khớp và giới hạn biên độ hoạt động của khớp.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY