Trẻ em hôm nay

Chăm sóc trẻ em

“Mùa cúm”, chăm sóc sức khỏe như thế nào?

(MangYTe) - Những biến đổi khí hậu đột ngột trong mùa đông năm nay càng khiến mọi người dễ mắc phải bệnh cảm cúm. Phòng ngừa và chăm sóc người thân như thế nào trong “mùa cúm” là điều nhiều chị em trăn trở.

Những biến đổi khí hậu đột ngột trong mùa đông năm nay càng khiến mọi người dễ mắc phải bệnh cảm cúm. Phòng ngừa và chăm sóc người thân trong “mùa cúm” là điều nhiều chị em trăn trở.

Công việc ở cơ quan những ngày cuối năm tất bật, chị Trần Thanh Nga (nhân viên văn phòng ở TP Hà Tĩnh) cố gắng thu xếp mà vẫn không hết việc. Có những ngày chị phải mang việc về nhà làm. Hai hôm nay, bé Bông nhà chị ho, sổ mũi và sốt cao khiến chị càng thêm quay cuồng.

“Mùa cúm”, người già và trẻ nhỏ là những đối tượng cần được chăm sóc, phòng bệnh

Chị Nga thở dài: “Cháu nhà tôi vốn hệ hô hấp trên yếu nên cứ thay đổi thời tiết là ốm. Công việc của mẹ đã nhiều, lại thêm con ốm, quấy khóc liên tục nên tôi bù đầu bù tai”.

Trẻ nhỏ ốm đã đành, các bé lớn cũng thi nhau ốm đợt giao mùa này. Buổi chiều vẫn đi học bình thường, chơi đùa vui vẻ với các bạn, thế nhưng, đêm về, cậu con trai 8 tuổi nhà chị Nguyễn Ngọc Hà (phường Bắc Hà - TP Hà Tĩnh) than mệt, đau đầu, đau họng và sốt 40oC. Khi đi khám, bác sỹ cũng kết luận cháu mắc vi-rút cúm.

Cô Nguyễn Thị Hào - giáo viên chủ nhiệm lớp 2A1 - Trường Hội nhập Quốc tế Ischool Hà Tĩnh cũng cho biết: “Đợt này, học sinh ốm rất nhiều. Hầu như tuần nào lớp tôi cũng có bạn phải nghỉ học vì sốt, cúm, thậm chí có ngày 4-5 bạn nghỉ”.

Cam là loại quả giúp tăng sức đề kháng cho người mắc cúm.

Trong nhà chỉ một người ốm đã vất vả, cả nhà thi nhau ngã bệnh thì càng vất vả hơn bội phần. Con trai chị Nguyễn Ngọc Hà sốt hai hôm thì bố và bà nội cũng bị lây bệnh với các triệu chứng tương tự. Một mình chị Hà xoay xở từ Thu*c thang, cơm cháo, vắt nước cam, pha sữa. Ngày thường chị bận một thì nay lại tất bật mười.

Bác sỹ Trần Anh Pháp - Trưởng khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa TP Hà Tĩnh khuyên các mẹ nên chú ý hai điều cơ bản khi thành viên trong gia đình ốm là giải quyết căn bệnh cho từng thành viên và ngăn ngừa bệnh lây lan.

Theo bác sỹ Pháp, bệnh cúm có khả năng lây nhiễm rất cao, qua đường hô hấp thông qua các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng do hắt hơi, ho khạc. Hiện chưa có Thu*c điều trị đặc hiệu, chủ yếu là chăm sóc, nâng cao thể trạng, theo dõi sức khỏe để không bội nhiễm và không lây bệnh cho người khác.

Thói quen sử dụng khăn xô để vệ sinh dịch mũi họng cho bé khiến bệnh cúm kéo dài.

Vì vậy, bác sỹ lưu ý, mọi người cần giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh, chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, uống nhiều nước; vệ sinh nhà cửa, giường chiếu sạch sẽ; hạn chế tụ tập những chỗ đông người để tránh lây lan bệnh. Khi có các dấu hiệu của bệnh cúm như ho, sốt, sổ mũi, đau đầu phải đi khám bác sỹ, tuyệt đối không tự ý dùng Thu*c điều trị khi chưa có hướng dẫn của bác sỹ.

Đặc biệt với trẻ nhỏ, ngoài áp dụng các hướng dẫn trên, các mẹ lưu ý không nên dùng khăn xô vệ sinh dịch mũi họng cho bé mà nên thay bằng khăn giấy dùng một lần. Vì tính tiện dụng nên khăn xô được hầu hết các bà mẹ sử dụng vệ sinh cho con, tuy nhiên dù được giặt sạch thì virus cúm vẫn tồn tại trên khăn. Tái sử dụng khăn sẽ khiến bệnh chồng bệnh, cúm dai dẳng và không khỏi được.

Mùa cúm, các mẹ nên hạn chế cho trẻ tập trung chỗ đông người để tránh lây bệnh

Dù chăm sóc gia đình nhưng các chị em cũng nhớ đừng quá lao lực, tất tả lo cho mọi người rồi mình cũng đổ bệnh theo. Chị em có thể tìm đến các giải pháp tạm thời là sử dụng dịch vụ để việc chăm thành viên gia đình trong “mùa cúm” trở nên nhàn hơn như thuê giúp việc dọn dẹp, mang chăn ga đến cửa hàng giặt sấy…

Hy vọng, với những kiến thức bác sỹ cung cấp, sự khéo léo của mẹ, cả gia đình sẽ có một cơ thể khỏe mạnh để chiến đấu với các bệnh giao mùa.

minh khánh

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo hà tĩnh (https://baohatinh.vn/me-be/mua-cum-cham-soc-suc-khoe-nhu-the-nao/184616.htm)

Tin cùng nội dung

  • Theo ghi nhận của Hiệp hội về Lão hóa, khoảng hai phần ba những người chăm sóc bệnh nhân vẫn phải làm việc bên ngoài. Hãy cân bằng giữa công việc và việc chăm sóc bệnh nhân.
  • Nếu người thân của bạn vẫn còn trong giai đoạn đầu của bệnh sa sút trí tuệ, có thể họ chưa cần nhiều sự chăm sóc. Điều tốt nhất bạn có thể làm ở giai đoạn này là tìm hiểu về bệnh sa sút trí tuệ.
  • Người chăm sóc sức khỏe là người chăm sóc cơ bản cho một người có bệnh mạn tính. Bệnh mạn tính là một căn bệnh kéo dài trong một thời gian dài hoặc không thể khỏi được
  • Các động tác xoa bóp đúng cách và phù hợp với tình trạng từng thai phụ sẽ giúp họ nhanh chóng giảm những cơn đau và sự mệt mỏi.
  • Tất cả chúng ta đều có lúc cảm thấy căng thẳng. Cách đối mặt với căng thẳng sẽ quyết định ảnh hưởng của nó đối với chúng ta như thế nào. Khi có thể, hãy thực hiện các bước để ngăn chặn căng thẳng và khi không có thể, hãy cố gắng kiềm chế nó.
  • Ngay cả những người có sức khỏe tinh thần tốt đôi khi cũng có vấn đề về tình cảm hoặc bị các bệnh tâm thần. Bệnh tâm thần thường có một nguyên nhân vật lý, chẳng hạn như một sự mất cân bằng hóa chất trong não. Căng thẳng và các vấn đề với công việc, gia đình, trường học đôi khi có thể gây ra bệnh tâm thần hoặc làm cho nó tồi tệ hơn. Tuy nhiên, những người có sức khỏe tinh thần tốt học được cách để đối phó với sự căng thẳng và các vấn đề nảy sinh. Họ biết khi nào cần tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ
  • Tâm linh giúp bạn luôn tìm thấy ý nghĩa, niềm hy vọng, sự an ủi và bình yên nội tâm trong cuộc sống. Nhiều người tin vào tâm linh qua tôn giáo. Một số tin vào nó thông qua âm nhạc, nghệ thuật, kết nối với thiên nhiên. Những người khác tin vào tâm linh của bản thân qua các giá trị và nguyên tắc của họ.
  • Bài viết này giới thiệu một số lời khuyên giúp bạn khỏe mạnh và thoải mái khi đi du lịch nước ngoài.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
  • Phụ nữ khi đang mang thai có rất nhiều việc cần phải lo nghĩ, tuy nhiên cũng nên cần phải lưu tâm đến sức khỏe răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY