Sức khỏe hôm nay

Mùa thu, viêm loét dạ dày rất dễ hỏi thăm bạn

Viêm loét dạ dày có thể gây chảy máu, thủng dạ dày, gây hẹp môn vị làm cho thức ăn từ dạ dày không xuống được ruột và có thể gây ung thư.
viêm loét dạ dày ">viêm loét dạ dày có thể gây chảy máu, thủng dạ dày, gây hẹp môn vị làm cho thức ăn từ dạ dày không xuống được ruột và có thể gây ung thư. Người hút Thu*c, uống rượu, ăn nhiều đồ cay nóng, căng thẳng thần kinh... rất dễ bị viêm loét dạ dày dùng ">viêm loét dạ dày.

viêm loét dạ dày ">viêm loét dạ dày?

Nhiều nghiên cứu đã biết hầu hết các vết loét đều do nhiễm khuẩn có tên Helicobacter pylori (H. pylori). Dịch tiết của dạ dày chủ yếu là chất acid có thể góp phần gây loét bằng cách gây bỏng ở niêm mạc dạ dày. Loét xảy ra khi dạ dày người bệnh sản sinh ra quá nhiều acid hoặc khi niêm mạc dạ dày đã sẵn bị tổn thương do một nguyên nhân khác. Sự căng thẳng về thể chất hoặc tinh thần có thể làm nặng hơn một vết loét có sẵn. Loét còn do các Thu*c kháng viêm nếu sử dụng chúng lâu dài. Các Thu*c kháng viêm dễ gây loét dạ dày là: aspirin, ibuprofen, naproxen, ketoprofen, dexa...

Ngoài nguyên nhân gây loét dạ dày do vi khuẩn Helicobacter pylori hoặc dùng Thu*c kháng viêm, bệnh còn do lối sống không điều độ, ăn nhiều chất cay, chua, ăn uống không khoa học đúng giờ, uống rượu bia nhiều, làm việc căng thẳng kéo dài, thức đêm quá nhiều, người hay lo lắng, sợ hãi và bị stress quá mạnh hoặc stress nhẹ nhưng diễn ra trong thời gian dài...

Triệu chứng viêm loét dạ dày thường gặp nhất là đau vùng thượng vị. Đau thường liên quan tới bữa ăn từ 30 phút đến 2 giờ, đau có thể xuất hiện khi đói hoặc nửa đêm về sáng, có khi chỉ biểu hiện bằng cồn cào, ăn vào là dịu đi. Đau xuyên ra sau lưng, đau lan sang phải. Cơn đau còn có tính chu kỳ, đau khoảng từ 2 - 8 tuần, dù không điều trị gì thì đau cũng giảm, sau đó sẽ có đợt đau tái phát. Một số bệnh nhân thấy ợ chua, nóng rát vùng thượng vị hoặc giảm cân không rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, vẫn có khoảng 20% bệnh nhân bị loét dạ dày tá tràng nhưng không hề có triệu chứng, mà người bệnh nhập viện vì các biến chứng như xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày, hẹp môn vị hoặc nội soi kiểm tra mới phát hiện bệnh. Vết loét có thể gây ra: chảy máu; nếu vết loét quá sâu, có thể gây thủng dạ dày; vết loét co kéo có thể gây tắc nghẽn khiến thức ăn không đi qua được dạ dày nếu bị hẹp môn vị, bệnh nhân thường bị buồn nôn, ói mửa và giảm cân.

Các triệu chứng của vết loét dạ dày nặng là nôn ra máu; nôn mửa ra thức ăn từ những ngày trước; cảm thấy lạnh run; yếu bất thường hoặc chóng mặt; có máu trong phân, máu có thể làm cho phân có màu đen giống bã cà phê; buồn nôn liên tục hoặc nôn mửa hay tái diễn; đau dữ dội, đột ngột ở thượng vị; giảm cân; dù đã uống Thu*c chống loét nhưng vẫn không hết đau...

Để điều trị loét dạ dày, phải diệt trừ vi khuẩn H. pylori. Điều trị còn nhằm mục đích giảm lượng acid dạ dày, trung hòa acid và bảo vệ vùng tổn thương giúp nó có cơ hội tự lành. Đối với bệnh nhân hút Thu*c và uống rượu, điều quan trọng là phải ngưng hút Thu*c và uống rượu vì chúng gây tổn thương cho niêm mạc dạ dày.

Điều trị bộ ba là dùng bộ ba trị liệu để loại bỏ vi khuẩn H. pylori. Đó là sự kết hợp của 2 kháng sinh với subsalicylate bismuth hoặc một số kết hợp khác cũng có hiệu quả. Liệu pháp này thường kết hợp với các Thu*c làm giảm lượng acid do dạ dày tiết ra.

Thu*c điều trị loét dạ dày gồm: Thu*c chẹn thụ thể H2 và Thu*c ức chế bơm proton, làm giảm lượng acid do dạ dày tiết ra. Thu*c kháng acid trung hòa lượng acid do dạ dày sản xuất ra. Thu*c bao phủ và che chở, bảo vệ ổ loét khỏi chất acid trong thời gian chờ lành vết loét (sucralfate). Điều trị diệt trừ vi khuẩn H. pylori từ 2 - 3 tuần, sau đó là dùng Thu*c giảm acid dạ dày trong 8 tuần. Hầu hết các vết loét đều lành trong khoảng thời gian này. Nếu các triệu chứng tái phát sau khi ngừng uống Thu*c, bệnh nhân phải dùng một loại Thu*c khác hay dùng một liều Thu*c thấp để duy trì, ngay cả khi không đau, để ngăn ngừa loét tái phát.

Bệnh loét dạ dày không những làm giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân mà còn gây ung thư nguy hiểm. Vì vậy, mọi người, đặc biệt là bệnh nhân đã bị loét dạ dày, cần tích cực phòng tránh viêm loét dạ dày bằng các biện pháp: nên ăn nhiều bữa trong một ngày, ăn thường xuyên hơn khi đang bị đau do loét dạ dày; không hút Thu*c lá, Thu*c lào; không tự ý dùng các loại Thu*c kháng viêm như aspirin, ibuprofen...; hạn chế uống cà phê, rượu bia; không ăn các thức ăn cay nóng như tiêu, ớt; không ăn các thức ăn có vị chua như canh chua, dưa cà muối chua, các loại rau quả chua như chanh, sấu, khế, me, cam, quýt...; không uống các loại nước có ga; không ăn các thức ăn cứng, khó tiêu như vỏ tôm, vỏ tép; không ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh; không làm việc nặng trước và ngay sau bữa ăn; không thức khuya; tránh mọi căng thẳng về thể chất và tinh thần...

ThS.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-mua-thu-viem-loet-da-day-rat-de-hoi-tham-ban-17861.html)

Tin cùng nội dung

  • Loét dạ dày thường do nhiễm vi khuẩn H. pylori. Một đợt điều trị 4-8 tuần với Thu*c ức chế acid cho phép chữa lành ổ loét. Thêm vào đó 1 tuần điều trị với 2 loại Thu*c kháng sinh kèm 1 loại Thu*c ức chế tiết acid để diệt trừ hoàn toàn H.pylori.
  • Nếu có thể, hãy rửa tay và đeo găng trước khi bạn tiến hành cầm máu để tránh nhiễm trùng. Nếu vết thương ở bụng làm các cơ quan thoát ra bên ngoài, đừng cố gắng đẩy chúng trở lại vào vị trí cũ mà hãy băng vết thương lại.
  • Thu*c giảm đau, thay đổi thói quen ăn uống và ít hoạt động, là những nguyên nhân, làm giảm nhu động ruột, khiến cho phân trở nên cứng, và việc đi tiêu trở nên khó khăn hơn, gây ra tình trạng táo bón.
  • Mệt mỏi có thể là triệu chứng của bệnh ung thư, hoặc do tác dụng phụ của điều trị như xạ trị hoặc hóa trị. Sự căng thẳng khi phải sống chung với ung thư cũng là một nguyên nhân gây mệt mỏi.
  • Xạ trị ở vùng đầu cổ, một số loại Thu*c hóa trị và Thu*c uống khác (kháng sinh, steroid, chất che phủ niêm mạc và Thu*c tê tại chỗ) có thể gây khô miệng. Tuyến nước bọt (nơi tạo ra nước bọt) có thể bị ảnh hưởng và tạo ra ít nước bọt hơn, hoặc nước bọt trở nên đặc và quánh lại. Tình trạng khô miệng có thể là nhẹ hoặc trầm trọng.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Những người được chẩn đoán bị Ung thư sẽ quan tâm đến việc dùng các Vitamin và các chế phẩm bổ sung như thực phẩm chức năng, các thảo dược và các chiết xuất đang được dùng rộng rãi để tăng cường hệ thống miễn dịch và giảm tác dụng phụ của hóa trị và xạ trị.
  • Nếu bạn thường xuyên uống rượu nhiều hơn giới hạn cho phép, hãy thử những mẹo đơn giản sau nhằm giúp bạn giảm đi điều đó.
  • Củ ấu là loại thực vật thủy sinh sống dưới nước, mọc trong ao đầm, thân ngắn có lông, củ có hai sừng. Trong củ chứa một hạt ăn được, có vị ngọt mát, bùi, giàu dinh dưỡng. Củ ấu có 4 loại là ấu đỏ, ấu 2 sừng, ấu 3 sừng và ấu 4 sừng.