An toàn thực phẩm hôm nay

Mỹ phẩm giả lộng hành

Mỹ phẩm giả không rõ nguồn gốc, nguyên liệu, rẻ tiền vẫn bày bán lan tràn ở các trang mạng, sàn thương mại điện tử, trung tâm thương mại, chợ truyền thống.
Mỹ phẩm giả bày bán tại các trung tâm thương mại, chợ truyền thống.

Tại trang facebook “Kem trộn nguyên chất”, chủ trang đều tự tay trực tiếp “sản xuất” kem trộn để người tiêu dùng được tận mắt nhìn thấy. Quy trình “sản xuất” kem trộn của trang facebook này khá đơn giản. Đó là đổ tất cả các loại nguyên liệu cần trộn vào một chiếc thau lớn, sau đó đảo đều, rồi múc đổ vào từng hộp nhựa để bán.

Chủ trang không ngừng quảng cáo, bộ sản phẩm “kem siêu mạnh” có giá 300.000 đồng sử dụng sau 2 ngày da trắng lên trông thấy. Mặc dù được giới thiệu nguyên liệu kem trộn có xuất xứ rõ ràng, nhưng theo ghi nhận thì các loại kem đều không có nhãn sản phẩm ghi các nội dung bắt buộc như: Đơn vị sản xuất, thành phần, công dụng, thời hạn sử dụng...

Ngoài mặt hàng mỹ phẩm giá mềm, mỹ phẩm cao cấp có thương hiệu khuyến mãi chỉ bằng 30 – 50 % giá chính hãng không khó tìm trên các sàn thương mại điện tử hay các trang facebook. Để thu hút khách hàng, các chủ trang đều quảng cáo với muôn ngàn lý do hợp lý như: xả kho, hàng xách tay, hàng mua giảm giá từ nước ngoài có hóa đơn mua hàng,…

Theo báo cáo từ các thương hiệu mỹ phẩm, ước tính có hơn 60.000 cửa hàng bán mỹ phẩm, nước hoa liên quan đến mỹ phẩm không thể xác minh nguồn gốc, thành phần trên mạng. Trong đó có 31.000 trường hợp liên quan đến các nhãn hàng cao cấp của Lancome, YSL, Shu Uemura và Kiehl’s,.. trộn lẫn hàng thật và hàng giả để bán. Đáng chú ý, chỉ trong năm 2020, mức độ tiêu thụ mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng tăng từ 134% đến 170% so với cùng kỳ năm trước.

Không chỉ xuất hiện nhan nhản trên sàn thương mại điện tử, trang mạng xã hội, mỹ phẩm giả cũng “đóng đô” số lượng lớn ở các trung tâm thương mại, chợ truyền thống, cửa hàng. Chỉ vào dòng nước hoa hiệu Chanel, đại diện tiểu thương chợ Bến Thành cho hay: “Giá gốc của mặt hàng này rất cao nhưng do tui có nguồn hàng xách tay nước ngoài về nên bán giá mềm cho khách. Chỉ 500.000 đồng là có ngay một lọ nước hoa xịn xò rồi”.

Ghi nhận của phóng viên, mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, nhãn mác được bày bán khá nhiều tại các chợ truyền thống với giá rất rẻ. Thậm chí, chỉ vài chục ngàn đồng khách hàng có thể mua được những sản phẩm tên tuổi nước ngoài.

Trong khi đó, với đặc tính được tồn trữ trong điều kiện nhiệt độ, thời tiết, ánh sáng phù hợp, mỹ phẩm cao cấp không được phân phối tại kênh chợ truyền thống. Song tại các điểm bán tại chợ truyền thống còn nhanh chóng đưa cửa hàng của họ lên mạng qua sàn thương mại điện tử hay facebook, với những lời hứa có thể kiểm tra hàng thoải mái và mức giá siêu thấp để tạo lòng tin và tăng tính cạnh tranh.

Nói về mỹ phẩm giả trên thị trường, đại diện L’Oréal Việt Nam bức xúc, trên thị trường tràn ngập loại gel tạo kiểu tóc giả mạo L’Oreal Professionnel, sản phẩm này phổ biến đến mức có thể tìm thấy trong các chương trình biểu diễn thời trang, trong túi đồ của các chuyên gia làm tóc và trang điểm.

Tiết lộ từ một nguồn cung cấp cho biết đã có trên 2 triệu sản phẩm đưa vào thị trường Việt Nam. Các cửa hàng còn đưa luôn cả chiêu trò siêu đẳng là chương trình phân biệt hàng thật - giả. Trong khi đó, đại diện của nhãn hàng này khẳng định, tất cả đều là giả. L’Oreal Professionnel chưa bao giờ sản xuất ra dòng hàng này.

Trước tình trạng mỹ phẩm giả tràn lan trên thị trường, Nghị định số 98/2020/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực ngày 15/10/2020 nhằm ngăn chặn. Theo quy định, mức phạt kinh doanh mỹ phẩm giả tăng gấp đôi. Nghĩa là người bán có thể bị xử phạt 100 - 140 triệu đồng.

Ngoài ra, người vi phạm còn bị tịch thu tang vật, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 1 - 3 tháng, nộp lại số tiền thu lợi bất hợp pháp.

Như vậy, quy định mới tăng mức xử phạt hành chính đối với sản xuất và buôn bán mỹ phẩm giả. tuy nhiên, muốn chế tài này đủ mạnh đòi hỏi sự quyết liệt của các cơ quan thực thi và người tiêu dùng phải kiên quyết nói không với mỹ phẩm giả, kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Mạng Y Tế
Nguồn: Đại đoàn kết (http://daidoanket.vn/my-pham-gia-long-hanh-558073.html)

Tin cùng nội dung

  • Nếu bạn gặp các dấu hiệu sau khi ăn chuối, bạn có thể đang bị dị ứng chuối.
  • Hải sản là món ăn bổ dưỡng và được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, hải sản cũng là loại thực phẩm nhạy cảm dễ gây dị ứng cần cẩn trọng khi sử dụng.
  • Dị ứng với nọc độc của ong là một trong những nguyên nhân gây Tu vong quan trọng ở những bệnh nhân nhạy cảm với nọc độc của ong.
  • Ngứa mắt, họng khô, phát ban, buồn nôn, khó thở… là những triệu chứng của dị ứng mà trẻ nhỏ có thể gặp do ăn thực phẩm không hợp với cơ thể.
  • Theo nghiên cứu, đơn tướng quân có tác dụng tiêu độc, chống dị ứng và kháng khuẩn mạnh. Trong nhân dân thường dùng lá đơn tướng quân dị ứng,
  • Cóc mẳn, còn được gọi là cúc mẳn, cúc ma, cỏ the, nga bất thực thảo..., có tên khoa học là Centipeda minima (L.). Cóc mẳn phân bố chủ yếu ở các tỉnh vùng đồng bằng, trung du và núi thấp, thường mọc nhiều ở những nơi ẩm thấp, ruộng bỏ hoang.
  • Xét nghiệm kiểm tra dị ứng áp da có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm da do dị ứng (còn gọi là viêm da tiếp xúc).
  • Dị ứng có 2 thể cấp tính và mãn tính. Dị ứng cấp tính thường có liên quan đến cơ địa; do dùng những thức ăn không tươi, nhất là với cá, tôm, cua, trứng không đảm bảo an toàn vệ sinh, do uống rượu; hoặc vì bên trong có nhiệt, cảm phong hàn, gió nóng, hoặc vì ra mồ hôi nhiều.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Bệnh chàm là một bệnh mạn tính về da, làm da khô, đỏ và ngứa. Bệnh chàm còn được gọi là viêm da dị ứng. Bất cứ ai cũng có thể bị chàm, …
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY