Vận động trị liệu hôm nay

Khoa có nhiệm vụ nghiên cứu và áp dụng mọi biện pháp y học, tâm lý học, kỹ thuật phục hồi kết hợp với giáo dục, xã hội,... nhằm làm cho người tàn tật có thể thực hiện được tối đa những chức năng đã bị giảm hoặc mất đi do khiếm khuyết và suy giảm khả năng, do hậu chứng sau những bệnh lý như tai biến mạch máu não, tổn thương tủy sống, bệnh lý về cơ, viêm dây thần kinh tọa… Các bệnh trạng thường gặp tại khoa Vận động trị liệu như: tai biến mạch máu não, tổn thương tủy sống, bệnh lý về cơ, viêm dây thần kinh tọa…

Nâng cao sức khỏe nhờ tăng cường vận động thể lực

KHPT-Tình trạng thừa cân béo phì và các bệnh không lây nhiễm liên quan đến dinh dưỡng đang trẻ hóa và gia tăng nhanh chóng tại nước ta, đặc biệt là tại các đô thị. Nguyên nhân chính là do chế độ dinh dưỡng dư thừa năng lượng, dư thừa chất béo, ăn ít rau và ít vận động thể lực. Người Việt Nam ngày càng ít vận động: nghiên cứu mới đây. Ở Việt Nam hiện nay có gần 1/3 dân số thiếu vận động thể lực

Vận động thể lực đem lại nhiều lợi ích với sức khỏe

Hiệu quả của vận động thể lực có thể kể đến là giúp phát triển chiều cao, tăng cường thể lực, phòng ngừa thừa cân béo phì, đái tháo đường, bệnh tim mạch, ung thư vú và đại tràng, trầm cảm, duy trì khối cơ, khối xương.

Vận động thể lực giúp người cao tuổi giảm suy giảm trí nhớ, té ngã, suy dinh dưỡng. Vận động thể lực còn là một trong những biện pháp điều trị một số bệnh lý như đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, loãng xương.

Khuyến nghị về thời gian vận động thể lực (theo Tổ chức y tế thế giới)

* Trẻ em 1 - 5 tuổi: vận động thể lực ít nhất 3 giờ mỗi ngày.

* Trẻ em 5 - 17 tuổi: ít nhất 60 phút vận động cường độ trung bình và mạnh hàng ngày. Chủ yếu là vận động dạng hiếu khí. Vận động cường độ mạnh nên bao gồm các hình thức làm mạnh khối cơ, tối thiểu 3 lần mỗi tuần.

* Người trưởng thành 18 - 64 tuổi: ít nhất 150 phút vận động hiếu khí với cường độ trung bình mỗi tuần hoặc ít nhất 75 phút vận động cường độ mạnh.

Để có lợi cho sức khỏe cần tăng thời gian vận động lên 300 phút vận động hiếu khí với cường độ trung bình mỗi tuần hoặc ít nhất 150 phút vận động cường độ mạnh.

* Người trưởng thành trên 65 tuổi: ít nhất 150 phút vận động hiếu khí với cường độ trung bình mỗi tuần hoặc ít nhất 75 phút vận động cường độ mạnh hoặc 75 phút kết hợp cường độ trung bình và cường độ mạnh.

Để có lợi cho sức khỏe nên tăng thời gian vận động đến 300 phút vận động hiếu khí với cường độ trung bình mỗi tuần hoặc 150 phút vận động cường độ mạnh hoặc 150 phút kết hợp cường độ trung bình và cường độ mạnh.

Các bài vận động tăng sức mạnh các nhóm cơ chính: ít nhất 2 - 3 ngày mỗi tuần.

Trường hợp không vận động thể lực đạt khuyến nghị vì lý do sức khỏe vẫn nên hoạt động thể chất tùy theo khả năng và điều kiện cho phép. Nên cố gắng đạt 30 phút mỗi ngày.

Các mức độ hoạt động thể lực

* Hoạt động thể lực cường độ nhẹ: bao gồm các hoạt động trong sinh hoạt hàng ngày như đi lại, vệ sinh cá nhân, làm việc nhà, lao động văn phòng, điều khiển phương tiện giao thông… Hoạt động thể lực cường độ nhẹ chiếm đa số hoạt động thể lực trong ngày nhưng lại tiêu hao rất ít năng lượng và không phát huy tác dụng có lợi cho sức khỏe.

* Hoạt động thể lực cường độ trung bình: là các hoạt động làm tăng nhịp tim lên khoảng 60 - 70% so với nhịp tim tối đa và tăng nhịp thở. Biểu hiện của loại vận động này là làm cho người tập thở hổn hển và tim đập nhanh. Các hoạt động trong nhóm này bao gồm đi bộ nhanh, đạp xe, bơi lội, chạy chậm... Các hoạt động thể lực nhóm này có lợi cho sức khỏe và cần thực hiện hàng ngày.

* Hoạt động thể lực cường độ mạnh: là các hoạt động làm tăng nhịp tim tối đa. Các hoạt động thể lực trong nhóm này bao gồm tennis, bóng đá, chạy nhanh, leo núi, đi lên cầu thang nhiều tầng… Các hoạt động trong nhóm này cũng có lợi cho sức khỏe và nên tăng cường trong tổng số các vận động thể lực trong ngày.

Các loại hình vận động thể lực

* Vận động hiếu khí: là các loại hình vận động mà cơ thể cần cung cấp nhiều oxy như đi bộ nhanh, chạy bộ, thể dục nhịp điệu, đạp xe, các môn bóng như bóng đá, bóng ném, bơi, tennis...

* Vận động có sức đề kháng: là các loại hình vận động làm mạnh khối cơ như tập thể hình, hít đất, kéo co, tập tạ, chống đẩy...

Các giải pháp tăng cường vận động thể lực cho cộng đồng

* Thực hiện các hình thức thúc đẩy tăng cường vận động trong các cơ sở làm việc, trường học, khu dân cư như đi thang bộ, vận động tại chỗ với các dụng cụ hỗ trợ đơn giản, đi bộ đến nơi làm việc, trường học khoảng cách từ nhà không quá xa. Tổ chức các trung tâm bơi lội, luyện tập thể dục thể thao.

* Xây dựng các công viên nhỏ trong khu dân cư, trang bị các dụng cụ thể dục thể thao tại các công viên, đường ven sông, hồ, trong các khu dân cư.

* Tăng cường vận động thể lực có thể được thực hiện bằng nhiều hình thức như:

- Các công việc, sinh hoạt hàng ngày (lao động, làm những công việc chân tay ở nhà hoặc ngoài trời…).

- Các hoạt động đi lại như đi bộ, đi xe đạp, leo cầu thang…

- Các trò chơi giải trí có tính chất vận động như khiêu vũ, thể dục nhịp điệu…

- Các môn thể dục, thể thao.

Vận động thể lực thông qua đi bộ, đi xe đạp, rèn luyện thể dục thường xuyên là các loại hình đơn giản, thuận tiện, dễ áp dụng và có thể phù hợp với nhiều đối tượng trong cộng đồng, được khuyến cáo áp dụng ở hầu hết các quốc gia.

Những lưu ý khi vận động thể lực

* Chọn ít nhất một môn thể dục thể thao mà mình yêu thích và phù hợp với điều kiện sức khỏe, kinh tế của bản thân.

* Nên tham gia cùng nhóm người thân, bạn bè cùng nơi làm việc hoặc khu dân cư. Hạn chế đi tập một mình vì dễ “bỏ cuộc”.

* Có thể chia thành các đợt vận động 10, 15, 20 hoặc 30 phút, kết hợp giữa cường độ trung bình và mạnh.

Các chương trình tăng cường hoạt động thể chất đều đặn cho người dân là một trong những chiến lược hiệu quả nhất làm giảm gánh nặng sức khỏe cộng đồng của các bệnh mạn tính liên quan đến lối sống

BS.CK2. Đỗ Thị Ngọc Diệp (Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM)

Nguồn: khoahocphothong.com.vn

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe toàn dân (http://suckhoetoandan.vn/p/5bbf03ed9218654516204abd)

Tin cùng nội dung

  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Bạn có ít thời gian? Bạn không thích tập thể dục? Bạn quá mệt mỏi để tập sau khi làm việc? Bài tập luyện thể lực 10 phút là những gì bạn cần.
  • Máy tính xách tay giúp cho chúng ta có thể làm việc linh hoạt và năng động hơn nhưng chúng cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh có liên quan đến lưng, cổ và vai.
  • Các động tác xoa bóp đúng cách và phù hợp với tình trạng từng thai phụ sẽ giúp họ nhanh chóng giảm những cơn đau và sự mệt mỏi.
  • Tất cả chúng ta đều có lúc cảm thấy căng thẳng. Cách đối mặt với căng thẳng sẽ quyết định ảnh hưởng của nó đối với chúng ta như thế nào. Khi có thể, hãy thực hiện các bước để ngăn chặn căng thẳng và khi không có thể, hãy cố gắng kiềm chế nó.
  • Ngay cả những người có sức khỏe tinh thần tốt đôi khi cũng có vấn đề về tình cảm hoặc bị các bệnh tâm thần. Bệnh tâm thần thường có một nguyên nhân vật lý, chẳng hạn như một sự mất cân bằng hóa chất trong não. Căng thẳng và các vấn đề với công việc, gia đình, trường học đôi khi có thể gây ra bệnh tâm thần hoặc làm cho nó tồi tệ hơn. Tuy nhiên, những người có sức khỏe tinh thần tốt học được cách để đối phó với sự căng thẳng và các vấn đề nảy sinh. Họ biết khi nào cần tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ
  • Tâm linh giúp bạn luôn tìm thấy ý nghĩa, niềm hy vọng, sự an ủi và bình yên nội tâm trong cuộc sống. Nhiều người tin vào tâm linh qua tôn giáo. Một số tin vào nó thông qua âm nhạc, nghệ thuật, kết nối với thiên nhiên. Những người khác tin vào tâm linh của bản thân qua các giá trị và nguyên tắc của họ.
  • Bài viết này giới thiệu một số lời khuyên giúp bạn khỏe mạnh và thoải mái khi đi du lịch nước ngoài.
  • Phụ nữ khi đang mang thai có rất nhiều việc cần phải lo nghĩ, tuy nhiên cũng nên cần phải lưu tâm đến sức khỏe răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY