Dinh dưỡng hôm nay

Nêm gia vị đúng cách cho trẻ

Việc nêm gia vị cho trẻ cần tuân theo nguyên tắc về loại và liều lượng của từng loại gia vị để bảo đảm không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tuy nhiên, tùy vào từng giai đoạn mà lượng muối cung cấp là khác nhau. Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam đã được Bộ Y tế phê duyệt ngày 16/6/2016, theo đó, nhu cầu về natri/muối cho trẻ nhỏ được khuyến nghị như sau:

Trẻ dưới 1 tuổi: Khi chế biến thức ăn dặm cho trẻ dưới 1 tuổi, các mẹ không nên cho muối, bởi thực tế trong một số thực phẩm hàng ngày như sữa, trứng, thịt, rau tươi... đều đã cung cấp đủ natri cho trẻ từ 6-12 tháng tuổi.

Trẻ 1-2 tuổi: Với trẻ ở lứa tuổi này, muối cần được tiêu thụ hàng ngày nhưng chỉ cần một lượng rất ít. Nếu tính cả lượng muối có trong nước mắm, nước chấm các loại, bột canh, hạt nêm và thực phẩm thì cơ thể trẻ 1-2 tuổi chỉ cần 2,3g/ngày.

Trong chế biến bữa ăn bổ sung cho trẻ 1-2 tuổi có thể sử dụng những gia vị mặn chứa natri nhưng với số lượng hợp lý (1,5g muối/ngày) vì một phần nhu cầu natri của trẻ đã được cung cấp từ các thực phẩm tự nhiên (10%) và thực phẩm chế biến sẵn (20%).

Trẻ từ 3 tuổi trở lên: có thể ăn cùng gia đình, tuy nhiên các món ăn vẫn phải nhạt hơn so với khẩu vị của người lớn. việc này để tránh tình trạng hình thành thói quen ăn mặn ở trẻ, gây ảnh hưởng đến sức khỏe sau này.

Hạt nêm

Có nhiều mẹ thường cho hạt nêm vào thức ăn cho trẻ ăn dặm vì cho rằng sẽ giúp món ăn của bé tăng độ thơm ngon, hấp dẫn và bổ sung thêm các chất dinh dưỡng từ thịt, cá, rau củ cho bé. Tuy nhiên việc sử dụng hạt nêm cho bé, nếu có, cần lưu ý:

- Chỉ nên bắt đầu cho thêm hạt nêm trong thực đơn ăn dặm cho bé từ 2 tuổi trở lên với liều lượng phù hợp. Trẻ dưới 1 tuổi không nên dùng và với trẻ 1-2 tuổi, nếu dùng phải dùng loại hạt nêm được chế biến 100% từ các loại thực phẩm tự nhiên mà trẻ có thể ăn được.

- Không nên sử dụng các loại hạt nêm thông thường mà nên sử dụng các hạt nêm từ rau củ hoặc hạt nêm từ thịt gà, thịt heo dành riêng cho bé.

Bột ngọt (mì chính)

Nhiều cha mẹ thường có thói quen thêm bột ngọt chế biến sẵn để giúp món ăn thêm ngon, ngọt, hấp dẫn. Tuy nhiên, cha mẹ không nên thêm loại gia vị này trong thực đơn ăn dặm của trẻ dưới 2-3 tuổi.

Nêm thêm quá nhiều bột ngọt hoặc các gia vị khác trong thức ăn có thể tạo thành thói quen ăn uống không lành mạnh cho trẻ, gây rối loạn vị giác và gián tiếp làm trẻ bị biếng ăn, chán ăn. Do chất glutamate có trong bột ngọt có thể gây ức chế thần kinh, đau đầu, co giật… Việc lạm dụng bột ngọt cũng có thể làm giảm khả năng hấp thụ canxi, tăng nguy cơ loãng xương sớm ở trẻ.

Lưu ý khi sử dụng gia vị cho bé ăn dặm

- Tránh thêm các chất tạo màu, tạo mùi nhân tạo trong thực đơn của trẻ.

- Trước khi cho trẻ ăn, cha mẹ vẫn nên nếm thử trước để bảo đảm món ăn không quá nhạt hoặc quá mặn.

- Có thể thêm một lượng nhỏ phô mai vào khẩu phần vì trong phô mai có chứa một lượng muối nhất định. Ngoài muối, phô mai còn chứa nhiều chất dinh dưỡng khác như vitamin A, vitamin D, kẽm, canxi…

- Chỉ nên cho trẻ sử dụng tối đa hai loại gia vị trong một món ăn.

- Nên tham khảo trước ý kiến của bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng trước khi thêm loại gia vị mới trong món ăn của trẻ, đặc biệt là các loại gia vị dễ gây dị ứng như hạt tiêu, ớt…

Mạng Y Tế
Nguồn: Đại đoàn kết (http://daidoanket.vn/nem-gia-vi-dung-cach-cho-tre-5670884.html)

Tin cùng nội dung

  • Ngay cả những người có sức khỏe tinh thần tốt đôi khi cũng có vấn đề về tình cảm hoặc bị các bệnh tâm thần. Bệnh tâm thần thường có một nguyên nhân vật lý, chẳng hạn như một sự mất cân bằng hóa chất trong não. Căng thẳng và các vấn đề với công việc, gia đình, trường học đôi khi có thể gây ra bệnh tâm thần hoặc làm cho nó tồi tệ hơn. Tuy nhiên, những người có sức khỏe tinh thần tốt học được cách để đối phó với sự căng thẳng và các vấn đề nảy sinh. Họ biết khi nào cần tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ
  • Tâm linh giúp bạn luôn tìm thấy ý nghĩa, niềm hy vọng, sự an ủi và bình yên nội tâm trong cuộc sống. Nhiều người tin vào tâm linh qua tôn giáo. Một số tin vào nó thông qua âm nhạc, nghệ thuật, kết nối với thiên nhiên. Những người khác tin vào tâm linh của bản thân qua các giá trị và nguyên tắc của họ.
  • Bài viết này giới thiệu một số lời khuyên giúp bạn khỏe mạnh và thoải mái khi đi du lịch nước ngoài.
  • Phụ nữ khi đang mang thai có rất nhiều việc cần phải lo nghĩ, tuy nhiên cũng nên cần phải lưu tâm đến sức khỏe răng miệng.
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY