Nội tiết , Tiểu đường hôm nay

Ngăn ngừa biến chứng ở người tiểu đường

Nếu chú trọng dinh dưỡng hợp lý, bạn có thể kiểm soát những vấn đề về tim mạch, béo phì… do thiếu hụt insulin, BS Diệp Thị Thanh Bình, BV Đại học Y Dược, cho biết.
>> TƯ VẤN TÂM LÝ - KHÁM BỆNH MIỄN PHÍ TẠI AloBacsi.vn

Thưa bác sĩ, khi mắc bệnh đái tháo đường, người bệnh có thể gặp phải biến chứng nào?

- Đó là biến chứng cao huyết áp, xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, đạm trong nước tiểu, suy thận, đục thủy tinh thể, mù mắt, dị cảm, tê tay chân. Kế đó là nhiễm trùng da, đường tiểu, lao phổi, nhiễm trùng bàn chân, viêm đa dây thần kinh ngoại biên dẫn đến cắt cụt chi, Tu vong. Các chuyên gia tim mạch cho rằng, hơn 50% trường hợp tai biến mạch máu não và nhồi máu cơ tim có sự phá hoại ngấm ngầm của bệnh đái tháo đường.

Tại sao người bệnh tiểu đường dễ bị các biến chứng về tim mạch? - Bệnh lý đái tháo đường, với tình trạng tăng đường huyết, insulin huyết, stress oxy hóa, rối loạn chuyển hóa mỡ và trạng thái tăng đông, tăng acid béo tự do và kết dính tiểu cầu, có thể đưa đến hậu quả là xơ vữa động mạch và rối loạn co bóp cơ tim. Vì vậy, so với người bình thường, nguy cơ tim mạch ở người tiểu đường cao gấp 2-3 lần ở nam và 3-5 lần nữ.  Đặc biệt, người béo phì nếu bị bệnh này sẽ dễ bị ngưng thở khi ngủ, thoái khớp, rối loạn chuyển hóa mỡ và làm đường huyết khó kiểm soát vì tình trạng đề kháng insulin.

Làm gì để phòng tránh đái tháo đường?

- Bạn nên ăn thực phẩm được chế biến bằng phương pháp luộc, hấp, nấu canh, tránh xào, chiên và bia rượu nhiều. Bên cạnh đó, bạn cần gia tăng các hoạt động thể lực như vận động ít nhất 45 phút một ngày, 5 ngày một tuần. Nếu gặp phải những tình trạng như sạm da vùng cổ (chứng gai đen) và béo phì, tăng huyết áp, rối loạn mỡ trong máu; phụ nữ vừa sinh con trên 4 kg, bị hội chứng buồng trứng đa nang, rối loạn dung nạp đường huyết hoặc rối loạn đường huyết đói; đồng thời trong gia đình có người bị tiểu đường, bạn nên đi xét nghiệm đường huyết 6 tháng đến một năm một lần.

Điều quan trọng trong điều trị bệnh là gì?

- Điều trị đái tháo đường là sự kết hợp chặt chẽ giữa chế độ dinh dưỡng. tập luyện và Thu*c. Trong đó, dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng, góp phần kiểm soát đường huyết ổn định, về lâu về dài cũng góp phần làm chậm sự xuất hiện của các biến chứng. Lưu ý, người đái tháo đường nên có chế độ ăn gần như bình thường, không được bỏ bữa.  Lượng tinh bột nên chiếm 50-60% nhu cầu năng lượng và không lớn hơn 60%, không nhỏ hơn 45%; chất béo: 25-30% nhu cầu năng lượng, hạn chế chất béo bão hòa như mỡ động vật và các loại đã qua chế biến; chất đạm chiếm khoảng 15-20% nhu cầu năng lượng, tránh dùng quá nhiều đạm động vật. Bạn cũng nên chú ý dùng các loại đạm có nguồn gốc thực vật, các loại đậu, đậu hũ. Ngoài ra, bạn cũng nên ăn 3 bữa trong ngày, không nên ăn nhiều bữa nhỏ hay ăn xế (ngoại trừ người phải chích insulin nhiều lần trong ngày); tránh tối đa ăn khuya vì rất dễ làm đường huyết buổi sáng tăng (trừ trường hợp phải tiêm insulin tối); tăng chất xơ, vitamin, vi lượng như rau xanh, hoa quả tươi ít ngọt, các sản phẩm họ đậu… để tránh tăng đường huyết sau ăn.  Chế độ ăn này còn làm tăng cảm giác no, giảm năng lượng đưa vào cơ thể nên giúp bệnh béo phì giảm cân. Nếu dùng sữa, bạn nên dùng loại không đường hay sữa được chế biến đặc biệt dành cho bệnh này.
AloBacsi.vn (Theo VnExpress)
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/ngan-ngua-bien-chung-o-nguoi-tieu-duong-n38667.html)

Tin cùng nội dung

  • Sáng nay (8/4) đi khám sức khỏe cùng cơ quan, tôi phát hiện ra bị tiểu đường với mức đường huyết lên đến 135mg/dl. Quá bất ngờ. Tôi không hiểu về chỉ số trên. Mangyte tư vấn giúp tôi nên làm gì, đi khám bác sĩ nào để bắt đầu điều trị.Tôi muốn đến phòng mạch tư để có thể trao đổi nhiều hơn với bác sĩ. Xin cảm ơn. Rất mong hồi âm sớm.
  • Theo Đông y, nguyên nhân của bệnh là do uất nhiệt hóa hỏa, làm phần âm của các tạng phủ, (phế, vị, thận, vân vân), bị hao tổn.
  • Từ xưa đến nay, chữa bệnh đái tháo đường bằng ăn uống được coi là cách chữa cơ bản nhất, đó là thực hiện chế độ ăn kiêng theo yêu cầu của bác sĩ nhằm duy trì lượng đường cần thiết trong máu. Chế độ kiêng khem không có nghĩa chỉ được ăn một vài loại lương thực và thực phẩm mà là lựa chọn thực phẩm cung cấp đủ lượng calo cho cơ thể.
  • Bệnh tiểu đường (hay đái tháo đường) là danh từ dùng để chỉ một nhóm các bệnh lý ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng đường trong máu, thường đặc trưng bởi tăng đường máu.
  • Bệnh tiểu đường là một bệnh nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến mọi bộ phận và cơ quan trong cơ thể. Đó là lý do bệnh nhân cần được châm sóc từ nhiều bác sĩ.
  • Hạ đường huyết thường liên quan đến việc điều trị bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, một số tình trạng bệnh khác có thể gây hạ đường huyết.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Bài Thuốc dân gian điều trị bệnh tiểu đường
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Virus papilloma ở người (HPV) là một loại virus có thể lây truyền từ người này sang người khác qua tiếp xúc da với da.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY