Cây thuốc quanh ta hôm nay

Ngô: trị xơ gan cổ trướng

Râu Ngô làm tăng bài tiết nước tiểu, tăng sự bài tiết của mật, làm nước mật lỏng ra, tỷ trọng nước mật giảm, lượng protrombin trong máu tăng

Ngô hay Bắp - Zea mays L., thuộc họ Lúa - Poaceae.

Mô tả

Cây thảo lớn mọc hằng năm, có thể cao tới 2,5m. Thân cây đặc, dày. Lá to, rộng, mép có nhiều lông mi ráp. Hoa đực màu lục, tạo thành bông dài họp thành chuỳ ở ngọn. Hoa cái họp thành bông to hình trụ ở nách lá và bao bởi nhiều lá bắc dạng màng; các vòi nhuỵ dạng sợi, màu vàng, dài tới 20cm, tạo thành túm vượt quá các lá bắc; các thuỳ đầu nhuỵ mảnh màu nâu nâu. Quả hình trứng hay nhiều góc, xếp sít nhau tạo thành 8 - 10 dây dọc. Hạt cứng, bóng, có màu sắc thay đổi.

Bộ phận dùng

Râu ngô (vòi nhuỵ) và hạt - Stylum et Semen Zeae.

Nơi sống và thu hái

Gốc ở Mỹ châu nhiệt đới, được trồng ở đồng bằng và vùng núi lấy hạt làm lương thực. Thu hái râu ngô đem phơi thật khô, nhặt bỏ những sợi đen, chỉ lấy những sợi vàng nâu óng mượt.

Thành phần hoá học

Trong hạt Ngô, có những thành phần đã biết: mannit, kalium, calcium, glucose, maltose, các hydrocarbua trung hoà, acid oleic, linoleic, stearic, palmitic. Râu Ngô chứa 4 - 5% chất khoáng giàu muối kali, đường, lipid (2,8%) kèm theo các sterol (sitosterol, stigmaste rol), tanin, các vết tinh dầu, allantoin.

Tính vị, tác dụng

Ngô có vị ngọt, tính bình; có tác dụng lợi niệu tiêu thũng, bình can, lợi đàm. Râu Ngô làm tăng bài tiết nước tiểu, tăng sự bài tiết của mật, làm nước mật lỏng ra, tỷ trọng nước mật giảm, lượng protrombin trong máu tăng.

Cụ Việt Cúc viết về Ngô như sau: Bắp, Ngọc thực thử, mát khí nhẹ nhàng, bổ phế tỳ, mát thận, nhuận huyết mạch, giải khát, thông tiểu tiện.

Bắp mát, ngọt, thơm, vị khả quan,

Bổ tỳ thanh phế thận tâm can,

Nhiệt tan khát giải thông tiểu tiện,

Công dụng râu ngô khí nhẹ nhàng.

Công dụng

Thường dùng chữa: 1. Viêm thận phù thũng; 2. Viêm nhiễm đường tiết niệu và sỏi;

Xơ gan, cổ trướng; 4. Viêm túi mật, sỏi mật, viêm gan; 5. Đái tháo đường, huyết áp cao.

Liều dùng

Ngô 25 - 30g, Râu ngô 30 - 40g hoặc ruột cây Ngô 100 - 200g.

Cách dùng

Râu ngô được dùng ở dạng pha, sắc uống hoặc chế thành cao lỏng. trung bình uống mỗi ngày 10 - 20g râu ngô. khi pha dùng 10g râu ngô rửa sạch, cho vào 200 - 300ml nước đun sôi rồi để nguội uống dần. ngày pha hai lần, không để cách đêm vì dễ bị thiu. nếu chế thành cao lỏng, đóng thành lọ, ngày uống 2 - 3 lần, mỗi lần 2 - 3 thìa cà phê trước bữa ăn.

Đơn Thu*c

Viêm thận và bàng quang: râu ngô 100g, rau má 50g, ý dĩ 50g, sài đất 40g, mã đề 50g, nước 600ml sắc còn 250ml. ngày uống 3 lần, mỗi lần cách nhau 3 - 4 giờ.

Viêm thận phù thũng: Râu ngô, Mơ leo, Thóc lép, mỗi vị 30g, sắc uống.

Viêm túi mật, sỏi mật và viêm gan: Râu ngô 30g, Nhân trần bắc 30g, đun sôi uống.

Huyết áp cao: Uống nước luộc Ngô hằng ngày, ngày 2 - 3 lần, mỗi lần vài bát, liên tục trong 2 - 3 tháng.

Đái đường: Hạt Ngô trấn nước, ủ cho mọc mầm. Dùng mầm Ngô sấy khô tán bột, uống mỗi ngày 20 - 30g với nước sắc đọt Khoai lang đỏ làm thang. Hoặc ăn chè Ngô sữa nấu với Củ mài, đồng thời ăn rau Lang nấu canh hằng ngày.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/caythuocdongy/ngo-tri-xo-gan-co-truong/)

Tin cùng nội dung

  • Cháu 15 tuổi, cao 1m45 mà nặng tới 40 kg. Đùi, mông và bắp chân cháu rất to, bạn bè thường trêu là béo lùn nhưng mẹ cháu lại an ủi là không béo.
  • (Mangyte) - Tôi vừa đọc bài báo: “Nam sinh Tu vong vì tự sướng 42 lần trong 1 đêm” mà rùng mình…
  • Em thường sử dụng Thuốc nhuộm tóc và da đầu em rất hay bị dị ứng.
  • Tính khí thất thường là một biểu hiện khá bình thường ở trẻ em, nhưng đôi khi sự thất thường ấy lại là nguyên nhân khiến bầu không khí gia đình thêm căng thẳng. Liệu đứa trẻ ấy có hư và cha mẹ chúng nên làm gì?
  • Nhồi máu cơ tim (còn được gọi là cơn đau tim) xảy ra khi một phần của cơ tim bị phá hủy hoặc ch*t vì nó không nhận được đủ oxy. Nhồi máu cơ tim thường có thể điều trị được khi được chẩn đoán sớm. Tuy nhiên, nếu không điều trị nhồi máu cơ tim có thể gây Tu vong.
  • Chứng đau đầu không đơn giản là do tinh thần căng thẳng, hay do cảm cúm. Dọn dẹp nhà cửa, hay ngủ muộn cũng có thể gây ra đau đầu.
  • Nếu bạn cũng giống như hầu hết các phụ nữ khác, cơn đau trong lúc chuyển dạ và sinh nở sẽ là một trong những điều làm bạn lo lắng khi dự định có con. Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì hầu hết phụ nữ đều bị đau khi sinh.
  • Chuyển dạ là quá trình giúp tống thai và nhau ra khỏi tử cung và bắt đầu một cuộc sống mới bên ngoài tử cung của bé. Đôi khi, chuyển dạ không tự khởi phát được, trong trường hợp này các bác sĩ phải sử dụng Thu*c giúp khởi động quá trình chuyển dạ để người mẹ có thể sinh ngả *m đ*o. Quá trình này được gọi là “khởi phát chuyển dạ” hay còn gọi là giục sanh.
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
  • Làm thế nào để bé có thể chuẩn bị được tin thần, và sẵn sàng cho việc phải thực hiện thủ thuật y khoa
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY