Tai mũi họng hôm nay

Chuyên khoa Tai Mũi Họng chuyên khám và điều trị các bệnh lý tai mũi họng thông thường, các khối u vùng đầu mặt cổ, các dị tật bẩm sinh vùng tai mũi họng bằng các phương pháp ngoại khoa phổ biến như phẫu thuật, vá nhĩ qua kính hiển vi hoặc nội soi, mổ lấy rò, phẫu thuật Bondy, khí dung họng mũi, chích cuốn mũi, đốt cuốn mũi,... Với các bệnh lý thường gặp ở khoa Tai Mũi Họng như: viêm đau họng, ù tai, viêm mũi không do dị ứng, ung thư cổ họng, thủng màng nhĩ, viêm tai giữa, viêm amidan, viêm V.A, viêm xương cấp, polyp dây thanh, ung thư thanh quản,...

Người bị viêm mũi dị ứng có nên đi bơi không?

Bơi lội là hoạt động thể chất bổ ích, giúp rèn luyện và nâng cao sức khỏe, giải tỏa tâm trạng. Tuy nhiên, bị viêm mũi dị ứng có nên đi bơi không? Xem ngay..

bơi lội là hoạt động thể chất bổ ích, giúp rèn luyện và nâng cao sức khỏe, giải tỏa tâm trạng. tuy nhiên, bơi lội khi bị viêm mũi dị ứng khiến cơ thể đối mặt với nhiều yếu tố nguy cơ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.

Viêm mũi dị ứng là gì?

Hệ thống miễn dịch đóng vai trò quan trọng trong việc chống lại những thành phần có hại xâm nhập vào cơ thể. tuy nhiên, ở những người bị bệnh viêm mũi dị ứng, hệ thống miễn dịch lại phản ứng “thái quá” với các thành phần vô hại như phấn hoa, mạt bụi, thời tiết… (được gọi là dị nguyên), làm sản sinh histamine gây viêm và kích thích phản ứng dị ứng ở lớp niêm mạc bao phủ mặt mũi, mắt, xoang. lúc này, bệnh nhân xuất hiện một số triệu chứng như chảy nước mắt, nước mũi, hắt hơi, ngạt mũi, ngứa họng…

Viêm mũi dị ứng được chia thành 2 loại:

    Viêm mũi dị ứng theo mùa (sốt cỏ khô): bệnh thường xuất hiện vào mùa hè, thu, hay xuân do phấn hoa và các bào tử trong gió (nấm mốc, lá cây khô, cỏ, cây).

Mặc dù không quá nguy hiểm nhưng bệnh có chiều hướng tái đi phát lại nhiều lần và khó điều trị dứt điểm, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc hằng ngày.

Bị viêm mũi dị ứng có nên đi bơi không?

Bản thân người bị bệnh viêm mũi dị ứng “nhạy cảm” với dị nguyên hơn những đối tượng khác. việc thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ trong môi trường đều dễ kích hoạt triệu chứng bệnh.

Tại bể bơi ở việt nam và nhiều nước khác trên thế giới đều sử dụng một lượng lớn chất khử trùng lớn. đối với những bệnh nhân bị dị ứng với hóa chất tẩy rửa trong hồ bơi hoặc có tiền sử viêm mũi dị ứng, viêm xoang, việc bơi lội, hoạt động thể chất trong môi trường như trên sẽ làm tăng nguy cơ phát bệnh.

Nếu nhận thấy mũi xuất hiện các triệu chứng như; khụt khịt, ho khạc, đờm vàng, nước mũi có màu xanh hoặc vàng, mùi hôi, thường xuyên hắt xì, ngứa mắt mũi…, bệnh nhân nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn điều trị phù hợp bởi đây có thể là dấu hiện của viêm mũi dị ứng tái phát.

Cách chăm sóc sức khỏe & phòng viêm mũi dị ứng

Để ngăn ngừa viêm mũi dị ứng, viêm xoang tái phát, người bệnh cần lưu ý một số điểu sau:

    Hạn chế hoạt động bơi lội, thể thao dưới nước: Viêm mũi, viêm mũi dị ứng không được chữa trị kịp thời có thể chuyển thành viêm xoang. Do đó, những người có tiền sử mắc các bệnh trên không nên chọn hình thức thể thao bơi lội hay các môn thể thao dưới nước khác.

Tóm lại, người bị viêm mũi dị ứng không nên bơi lội hoặc tham gia các môn thể thao dưới nước khác, nhất là khi bị dị ứng với hóa chất được pha với nước trong hồ bơi. để ngăn ngừa bệnh tái phát, trong sinh hoạt hằng ngày, cần vệ sinh tai mũi họng sạch sẽ, tránh xa yếu tố dị ứng.

ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chản đoán & phương pháp điều trị thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/nguoi-bi-viem-mui-di-ung-co-nen-di-boi-khong)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY