Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Người cán bộ chuyên trách làm thay đổi nhận thức của người dân về công tác dân số

MangYTe - Hơn 10 năm gắn bó với công tác DS- KHHGĐ, chị Nguyễn Thị Nhan, cán bộ chuyên trách dân số xã Tân Lý Đông, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang đã không ngại khó khăn, luôn miệt mài với công việc tuyên truyền, vận động người dân thực hiện KHHGĐ và xây dựng gia đình no ấm, hạnh phúc.

Chị Nguyễn Thị Nhan (bìa phải) tích cực tuyên truyền công tác DS-KHHGĐ đến từng gia đình. Ảnh: Phương Mai

Quan trọng nhất là phải có phương pháp tuyên truyền, vận động hiệu quả

Với sự năng động, nhiệt tình trong công việc, hơn 10 năm qua, chị Nhan luôn đi đầu tham gia đầy đủ các phong trào thi đua, vận động quần chúng nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về DS-KHHGĐ. Với chị, người làm cán bộ chuyên trách dân số, quan trọng nhất là phải có phương pháp tuyên truyền, vận động hiệu quả để nhân dân thực hiện tốt chính sách DS-KHHGĐ. Đồng thời, người cán bộ dân số xã phải nắm được tâm tư, nguyện vọng, những bức xúc trong đời sống sinh hoạt của nhân dân để kịp thời chia sẻ, giúp đỡ giải quyết.

Chị Nhan cho biết, trước đây, nhận thức về công tác DS-KHHGĐ tại địa phương còn nhiều hạn chế, nếp nghĩ sinh con trai để "nối dõi tông đường" vẫn còn trong nhận thức của nhiều người dân. Vì vậy, công tác tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt chính sách DS-KHHGĐ gặp không ít khó khăn và thách thức, tuy nhiên, chị và các cộng tác viên dân số vẫn không nản lòng. Chị và mọi người đã vận dụng nhiều cách tuyên truyền khác nhau, nhất là tranh thủ vào các buổi trưa hoặc buổi tối, đến từng hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn do sinh đông con hay các cặp vợ chồng sinh con một bề để vừa trò chuyện, kết hợp với tư vấn. Qua đó, vận động họ không sinh nhiều con, không lựa chọn giới tính thai nhi khi sinh để đảm bảo việc chăm sóc, nuôi dạy con thật tốt.

Bên cạnh đó, chị Nhan luôn chủ động tham mưu với Ban Chỉ đạo công tác dân số xã phối hợp lồng ghép tuyên truyền với các ban, ngành, đoàn thể như Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên... để truyền thông, vận động đến các hội viên, đoàn viên thực hiện tốt chính sách DS-KHHGĐ.

Người cán bộ nhiệt tình và tận tâm

Trong các buổi sinh hoạt chuyên đề, các buổi họp truyền thông, nhóm chị Nhan cùng cộng tác viên địa bàn đã lồng ghép tuyên truyền các kiến thức sức khỏe sinh sản như về lợi ích của kế hoạch hóa gia đình, không sinh con thứ ba, không lựa chọn giới tính thai nhi, chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên... đến các đối tượng trong độ tuổi sinh đẻ.

Chị Nhan còn khéo léo phân tích, hướng dẫn cho các cặp vợ chồng cách sử dụng các biện pháp Tr*nh th*i hiện đại để không bị vỡ kế hoạch. Kết quả cho thấy, các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ áp dụng biện pháp Tr*nh th*i trên 70%; tỷ lệ sàng lọc trước sinh đạt 50%; sàng lọc sơ sinh đạt tỷ lệ 55%.

Ông Nguyễn Thanh Long, Trưởng trạm Y tế xã Tân Lý Đông cho biết: "Chị Nhan là một cán bộ dân số giỏi, rất nhiệt tình và tận tâm với công việc. Các chỉ tiêu dân số ở xã giao, đều được chị thực hiện tốt, qua đó đã góp phần đáng kể trong việc thực hiện các chỉ tiêu dân số toàn xã. Những năm trước, Tân Lý Đông là một trong những xã có tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên khá cao. Tuy nhiên những năm gần đây, hàng năm, xã gần như hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch dân số đề ra. Tỷ lệ cặp vợ chồng áp dụng các biện pháp Tr*nh th*i hiện đại luôn đạt từ 70% trở lên".

Bằng tinh thần trách nhiệm, nỗ lực của cán bộ chuyên trách DS-KHHGÐ, chị Nguyễn Thị Nhan đã góp phần làm thay đổi nhận thức của người dân trong xã về công tác dân số. Với những đóng góp tích cực trên, nhiều năm liền, chị Nguyễn Thị Nhan vinh dự được nhận nhiều Bằng khen, Giấy khen của Sở Y tế, Trung tâm Dân số tỉnh, huyện, xã Tân Lý Đông vì có thành tích xuất sắc trong công tác DS-KHHGÐ.

Tiền Giang tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đưa Nghị quyết 21-NQ/TW vào cuộc sống

Tỉnh Tiền Giang phấn đấu đến năm 2030, duy trì mức sinh thay thế đảm bảo quy mô dân số của tỉnh là 1.866 triệu người; tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đều được tiếp cận thuận tiện với các biện pháp Tr*nh th*i hiện đại, giảm 2/3 số vị thành niên và thanh niên có thai ngoài ý muốn. Ngoài ra, 70% phụ nữ mang thai được tầm soát ít nhất 4 loại bệnh tật bẩm sinh phổ biến nhất; 90% trẻ sơ sinh được tầm soát ít nhất 5 loại bệnh bẩm sinh phổ biến nhất.

Tiền Giang cũng phấn đấu nâng tuổi thọ đến năm 2030 lên bình quân đạt 75,5 tuổi, trong đó thời gian sống khỏe mạnh đạt tối thiểu 68 năm; 100% người cao tuổi có thẻ bảo hiểm y tế, được quản lý sức khỏe, khám chữa bệnh, chăm sóc tại gia đình, cộng đồng, cơ sở chăm sóc tập trung; chỉ số phát triển con người (HDI) nằm trong nhóm cao hơn mức trung bình của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và đạt mức bình quân của cả nước…

Để đạt các mục tiêu trên, nhằm thiết thực đưa Nghị quyết số 21-NQ/TW đi vào đời sống, Tỉnh ủy Tiền Giang tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp về công tác dân số nhằm thống nhất nhận thức của cả hệ thống chính trị và mọi tầng lớp nhân dân về chuyển trọng tâm chính sách từ tập trung vào kế hoạch hóa gia đình sang giải quyết toàn diện các vấn đề qui mô, cơ cấu, phân bố và chất lượng dân số trong mối quan hệ hữu cơ với phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

Phương Mai

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/dan-so/nguoi-can-bo-chuyen-trach-lam-thay-doi-nhan-thuc-cua-nguoi-dan-ve-cong-tac-dan-so-20200318161306893.htm)

Tin cùng nội dung

  • Sáng nay (8/4) đi khám sức khỏe cùng cơ quan, tôi phát hiện ra bị tiểu đường với mức đường huyết lên đến 135mg/dl. Quá bất ngờ. Tôi không hiểu về chỉ số trên. Mangyte tư vấn giúp tôi nên làm gì, đi khám bác sĩ nào để bắt đầu điều trị.Tôi muốn đến phòng mạch tư để có thể trao đổi nhiều hơn với bác sĩ. Xin cảm ơn. Rất mong hồi âm sớm.
  • Tôi làm công việc kinh doanh, gần đây gặp nhiều áp lực quá nên huyết áp tăng cao, thường xuyên đau đầu. Tôi muốn đi khám bệnh nhưng ngại chen chúc, chờ đợi. Nhờ Mangyte giới thiệu giúp tôi địa chỉ khám bệnh vừa tin cậy vừa nhanh chóng nhé. Tôi xin cảm ơn! (Bảo Anh – TPHCM)
  • Kính chào Mangyte, Mangyte ơi, xin tư vấn và hướng dẫn em các khoa khám của BV Nhân dân 115 với, em nghe nói bệnh viện có khoa khám bệnh ở địa chỉ mới. Mong nhận được tư vấn của Mangyte. Chân thành cảm ơn. (Nguyễn Thị Diễm Viên - Quận 10, TPHCM)
  • Em là con gái, sức khỏe không tốt lắm (ba mẹ gọi là “cọng bún thiu”) nên em đi học võ để cải thiện. Mới học buổi đầu tiên mà em đã bị sưng mắt cá chân. Ban đầu đau nhẹ, em tưởng là không sao nhưng cuối ngày nó sưng to lên. Tình hình này em nghĩ là sẽ bị chấn thương dài dài (hic!). Mangyte cho em hỏi ở TPHCM có nơi nào chuyên điều trị chấn thương do thể thao không? Chắc là em phải làm bệnh nhân thân thiết ở đó quá! Cảm ơn Mangyte! (Mỹ Hạnh - kitty…@yahoo.com.vn)
  • Theo y học cổ truyền, lá trầu không có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, có tác dụng trừ phong, tiêu viêm, sát trùng, kháng khuẩn. Cây trầu không được trồng ở khắp nơi trong nước ta để lấy lá ăn trầu (lá trầu không, vôi, cau và vỏ cây), ngoài ra lá trầu không còn được dùng làm Thu*c.
  • Bộ não kiểm soát khả năng vận động, cảm giác, giao tiếp, suy nghĩ và hành động. Tổn thương não do đột quỵ có thể ảnh hưởng tới bất kỳ khả năng nào nêu trên.
  • Thay đổi khẩu vị không đúng gây cảm giác đau buồn nôn táo bón giảm nhu cầu ăn uống của trẻ. Hãy trao đổi với bác sĩ nếu muốn thay đổi khẩu vị cho trẻ.
  • Ung thư và quá trình điều trị ung thư sẽ làm thay đổi khẩu vị. Nên chọn các thực phẩm giàu đạm và trình bày đẹp mắt để giúp cho khẩu vị ngon hơn
  • Vị giác có thể phục hồi một phần hay hoàn toàn sau khi ngừng điều trị khoảng 1 năm. Súc miệng bằng nước súc miệng tự pha trước khi ăn giúp tăng vị giác
  • Giúp đỡ người cao tuổi đối diện với những thay đổi lớn trong cuộc sống. Nếu bạn là người chăm sóc người cao tuổi hoặc nếu bạn dành nhiều thời gian cho người cao tuổi, hãy học cách giúp họ đối diện với sự mất mát.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY