Tâm sự hôm nay

Người con của liệt sĩ có trái tim nhân hậu

Ông được phong tặng danh hiệu Thầy Thu*c ưu tú, xứng đáng là người con của liệt sĩ
Đó là TTƯT - dược sĩ Phan Văn Khinh. Ông luôn dấn thân trong công việc và có tấm lòng hướng về người bệnh nghèo, bà con ở vùng sâu vùng xa.

Dược sĩ Phan Văn Khinh, sinh ngày 19/4/1956, tại xã Điềm Hy, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, hiện là Bí thư Đảng ủy, Phó giám đốc Sở Y tế Tiền Giang. Xuất thân từ một gia đình nông dân thuần phác, ba là liệt sĩ, anh sống trong tình thương yêu của mẹ và những người chị.

Một lần, anh được mẹ dẫn vào nhà thương Mỹ Tho. Nhìn các bệnh nhân được y bác sĩ thay băng, chích Thu*c, mẹ anh kéo tay anh lại nói: “Con nhớ sau này chú ý giúp cho những người nghèo ở dưới quê lên!”.

Từ tấm gương của ba…

Năm 1968, ba anh hy sinh, anh đau buồn định bỏ học để đi bộ đội. Chị gái anh nói: “Em đừng nghỉ học, muốn ba vui thì em phải học cho thật giỏi”. Nghe chị nói vậy, anh cố gắng học để đền đáp sự hy sinh của ba. Anh học hành chăm chỉ và trở thành người học trò giỏi ở trường dưới quê; rồi ra thị trấn học lên cấp 2, cấp 3 đều học đứng vào hàng đầu của lớp.

Hình ảnh người cha rất kiên cường của anh không bao giờ phai mờ trong tâm trí anh. Với sự tự hào và không dấu được sự xúc động, anh kể cho tôi nghe cậu chuyện lúc ba của anh bị địch bắt vào năm 1962. Năm đó, ba anh đang dự lớp tập huấn bí thư xã, lính đi càn tới, mọi người xuống hầm trú ẩn. Ba anh cùng hai người đồng đội xuống chung một hầm. Chẳng may địch phát hiện dấu vết hầm mới đào, chúng lần theo và đứng trước của hầm của ba anh, vừa bắn vừa la hét kêu đầu hàng. Cả ba người không có vũ khí trong tay, trừ một trái lựu đạn duy nhất do người bạn ba anh cầm. Khi nghe địch rục rịch định mở nắp hầm thì bạn của ba anh cầm trái lựu đạn rút chốt cầm trên tay, nói với mọi người khi anh ấy nhào lên quăng lựu đạn thì mọi người nhanh chóng chạy đi. Nhưng vừa bung nắp hầm thì anh ấy cũng vừa bị một viên đạn trúng vào chỗ hiểm, không kịp phản ứng khiến cho trái lựu đạn trong tay rơi ra và nổ tung. Hai người đồng chí ch*t tại chỗ, ba anh bị xác hai đồng đội đè lên người nên chỉ bị thương ở bàn tay. Địch đến và bắt ba anh về trại giam ở Mỹ Tho. Chúng tra tấn rất dã man để bắt ba anh khai ra tổ chức kháng chiến. Chúng dùng dây kẽm buộc xoắn vào ngón tay đã bị thương của ba anh mà vặn, cọng kẽm xiết từ từ vào xương ngón tay khiến ba anh ngất lên ngất xuống, nhưng ba của anh kiên quyết không khai. Cuối cùng không khai thác gì được ở ba anh, chúng đành giam ba anh đến hai năm sau mới thả. Trở về xã nhà, ba anh vẫn tiếp tục tham gia cách mạng, làm bí thư xã Điềm Hy, huyện Châu Thành. Năm 1968, trong một trận càn của Mỹ, ba anh bị lính Mỹ bắn ch*t ngay bờ chiến hào, khi đã cố gắng đưa một người du kích xã bị thương vào nơi trú ẩn an toàn. Tấm gương của ba anh luôn động viên tinh thần anh trước những khó khăn, gian khổ trong tất cả nhiệm vụ của mình dù là thời bình hay thời chiến.

Đến tinh thần dấn thân...

Năm 1983, anh tốt nghiệp trường Đại học Y dược TP.HCM, về nhận nhiệm vụ tại khoa Dược Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang. Lúc đó còn khó khăn về Thu*c men, nên nhiều loại Thu*c được khoa dược tự sản xuất một phần để cung cấp cho toàn bệnh viện như: dịch truyền Natriclorua, Glucoz, dung dịch sát khuẩn… Tuy là dược sĩ đại học, nhưng anh vẫn tham gia làm tất cả các công việc của anh chị em trong khoa: rửa chai, chưng cất dịch truyền, dán nhãn...

Năm 1986, khi chiến trường Campuchia còn ác liệt, chiến tranh với bọn Khemer Đỏ còn dai dẳng, UBND Tỉnh chỉ đạo ngành y tế cử đoàn chuyên gia sang giúp bạn phát triển y tế địa phương. Cuộc họp có một số dược sĩ đại học trong khoa.Trong khi ai cũng ngần ngại vì sự nguy hiểm khi tham gia chiến trường Campuchia lúc đó, dược sĩ Khinh đã dám nhận nhiệm vụ đầy khó khăn này. Anh cùng đoàn chuyên gia lên đường giúp bạn. Anh và các đồng nghiệp đã trực tiếp lắp ráp các trang thiết bị y tế dùng đề pha chế dịch truyền, Thu*c men và huấn luyện các dược sĩ khoa dược Bệnh viện Pursat thành thạo kỹ thuật điều chế dịch truyền và sử dụng an toàn cho bệnh nhân nước bạn.

Tôi hỏi: anh là con trai của liệt sĩ thì anh xin không đi chiến trường được mà, phải không? Anh cười nói: “Tôi không nghĩ gì về bản thân, chỉ sợ má tôi không ai chăm sóc, nên tôi báo với tổ chức giúp đỡ cho má tôi trong lúc tôi đi công tác, các vị lãnh đạo đã chấp nhận yêu cầu của tôi rồi. Tôi luôn lấy tấm gương kiên trung, bất khuất, thương yêu đồng đội hơn cả tính mạng của mình ở ba tôi để tôi phấn đấu noi theo”.

Và tấm lòng hướng đến người dân nghèo

Trong những năm 90, bệnh viện tổ chức đi khám sức khỏe cho bà con vùng sâu vùng xa. Với vai trò là trưởng khoa Dược, dược sĩ Khinh đã chuẩn bị đầy đủ cơ số Thu*c cho bà con nghèo. Anh còn chú ý đem dầu gió, một mặt hàng tiện dụng trị nhức đầu, ho, cảm, đau bụng… cho bà con thời bấy giờ ai cũng quý. Tôi còn nhớ những năm tháng khó khăn sau giải phóng đất nước, dịch thương hàn bùng phát, nhiều bé bị biến chứng nặng và Tu vong, dược sĩ Khinh đã chủ động đề xuất với Ban giám đốc bệnh viện mua thêm kháng sinh đặc trị để cấp cứu các cháu nặng. Giá Thu*c bấy giờ rất đắt tiền, vậy mà bệnh viện vẫn linh hoạt giải quyết được. Anh Khinh nói: “Sinh mạng con người là quan trọng, mình cố làm tất cả những gì có lợi nhất cho bệnh nhân thì làm”. Rồi dịch thương hàn cũng qua, dịch sốt xuất huyết lại tràn tới. Khoa Dược chủ động pha chế thật nhiều dung dịch muối điện giải để điều trị cho bệnh nhân. Ngoài ra, anh Khinh cùng đồng nghiệp còn liên hệ với tuyến trên để đưa thêm nhiều loại dịch truyền cao phân tử cần thiết cho bệnh nhân sốt xuất huyết.

Khi được phân công về Sở Y tế nhận nhiệm vụ Phó giám đốc phụ trách dược, dược sĩ Khinh luôn suy nghĩ tìm giải pháp để ổn định giá cả Thu*c giúp cho người dân an tâm đến cơ sở khám, chữa bệnh. Một trong những công tác dược quan trọng của ngành y tế là đấu thầu Thu*c. Công tác này rất nặng nề, khó khăn, phức tạp, lại phải đảm bảo chất lượng và cung cấp kịp thời Thu*c cho toàn ngành y tế của tỉnh, anh đã tham gia chỉ đạo và nghiên cứu áp dụng phần mềm vi tính hiện đại để giảm bớt các công việc thủ công, quản lý chính xác, khoa học tất cả các vấn đề về Thu*c trong đấu thầu. Nhờ vậy, thời gian làm thủ tục đấu thầu Thu*c đã giảm từ 45 ngày xuống còn 20 ngày, chi phí tài liệu giấy tờ cũng giảm đi 2/3 so với trước.

Với vai trò vừa phụ trách công tác dược, vừa được phân công làm Chủ tịch Hội Y học Cổ truyền cách nay một nhiệm kỳ, anh đã đẩy mạnh công tác quảng bá cho bà con biết trồng và sử dụng Thu*c Nam qua phương tiện truyền thông. Sau một năm thực hiện, phần lớn bà con nông thôn của Tiền Giang đã biết trồng và sử dụng Thu*c nam, góp phần nâng cao sức khỏe của bà con nông thôn. Ngoài ra, anh còn tạo điều kiện cho hội thừa kế nhiều bài Thu*c cổ truyền có hiệu quả điều trị trong nhân dân, khuyến khích các cơ sở sản xuất Đông dược nghiên cứu nâng cao chất lượng sản phẩm phục vụ sức khỏe cho bà con.

Với nỗ lực công tác và phấn đấu, dược sĩ Phan Văn Khinh được Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Y tế, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Tỉnh tặng nhiều bằng khen, được ngành Y tế phong tặng danh hiệu Thầy Thu*c ưu tú. Dược sĩ Khinh là một trí thức có trái tim nhân hậu">trái tim nhân hậu và tràn ngập yêu thương đối với mọi người, xứng đáng là người con của liệt sĩ.

BS. NGUYỄN THÀNH ÚC

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-nguoi-con-cua-liet-si-co-trai-tim-nhan-hau-8543.html)

Chủ đề liên quan:

liệt sĩ trái tim nhân hậu

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY