Thần kinh , Đau đầu hôm nay

Người dân nhiều nước châu Á điêu đứng vì thiếu ngủ trầm trọng

Thế giới Người dân các nước Đông Á đang khao khát được ngủ, hơn bao giờ hết, do hậu quả của lối sống công nghiệp.
Đông Á là trung tâm kinh tế lớn của thế giới, thế nhưng, những hậu quả từ lối sống đô thị hóa như áp lực công việc, học tập, ảnh hưởng do chất kích thích hay nghiện sử dụng thiết bị điện tử ngày càng ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của người dân.

Nữ bác sĩ hướng dẫn trẻ mầm non tại tỉnh Hà Bắc (Trung Quốc) tư thế giúp ngủ ngon

Gần 3/4 người Trung Quốc thường xuyên đối mặt với triệu chứng thiếu ngủ.

Trung tuần tháng 2/2017, khảo sát của Trung tâm nghiên cứu giấc ngủ quốc gia Trung Quốc trên 60.000 người, từ 10 đến 45 tuổi cho thấy, 73% số người được phỏng vấn mắc tật ngủ gật, với 13% chịu đựng trạng thái thiếu ngủ (đau đầu, mỏi mắt…), và chỉ có 24% hài lòng về chất lượng giấc ngủ tổng thể.

Bên cạnh đó, 91% nói rằng họ “vẫn mệt sau khi tỉnh giấc” và “khó thức dậy vì không ngủ ngon”.

Cuộc khảo sát cũng chỉ ra rằng, hơn 60% người tham gia đã đánh đổi giấc ngủ để dành nhiều thời gian hơn cho công việc. 

Dù mệt mỏi là vậy, nhưng khi so sánh với các nước khác, người Trung Quốc ngủ tương đối nhiều, trung bình 8,07 giờ mỗi ngày.

Con số này ở Singapore và Nhật Bản là 7,4 giờ, Hongkong là 6,46 giờ, và ở Thái Lan chỉ 6,3 giờ.

Điều đáng chú ý, do sự thay đổi về thời lượng giấc ngủ theo tuổi tác, trẻ em chính là bộ phận thiếu ngủ đáng quan tâm nhất. 60% số phụ huynh ở Thái Lan, 22% ở Philippines cho rằng con em mình thường xuyên thiếu ngủ.

Ở người lớn, thiếu ngủ vì công việc có thể dẫn đến cái ch*t. Tại Nhật Bản, mỗi năm có hàng trăm ca Tu vong do làm việc quá sức và thiếu ngủ, từ đó dẫn đến đau tim, đột quỵ hay suy sụp tinh thần, trầm cảm khiến nạn nhân tự sát.

Tiêu biểu như trường hợp Matsuri Takahashi, nữ nhân viên 24 tuổi từ tập đoàn quảng cáo Dentsu Tu tu vào tháng 2/2017, sau nhiều tháng làm việc quá sức với chỉ 10 tiếng để ngủ mỗi tuần. Theo lời kể từ mẹ của Matsuri, tất cả những gì con gái bà mong ước chỉ là một giấc ngủ trọn vẹn. 

Tại Nhật Bản, người dân đã quá quen với hình ảnh nhân viên công sở ngủ ở mọi nơi

Sau vụ việc thương tâm, tập đoàn Dentsu yêu cầu nhân viên không ở lại công ty quá 10 giờ đêm. Một số doanh nghiệp khác cho phép người lao động chuyển số giờ làm thêm sang buổi sáng. 

Đối với trẻ em, tình trạng thiếu ngủ dẫn đến nhiều khó khăn về khả năng chú ý, kiểm soát cảm xúc, lý luận, giải quyết vấn đề và điều khiển hành vi.

Một nghiên cứu cuối năm 2016 tại Hongkong cho thấy, khi nhà trường lùi giờ tiết học đầu buổi sáng thêm 15 phút, từ 7g45 xuống 8 giờ, sức khỏe tinh thần, hiệu quả học tập của học sinh cải thiện đáng kể. 

Phương án trên từng được nhiều trường học ở phương Tây áp dụng. Ví dụ cô bé Amber Henstridge, một học sinh lớp 11 ở Canada, từng thức dậy lúc 5 giờ để chuẩn bị cho lớp học lúc 8 giờ. Kết quả, Amber rất hay đến trễ hoặc bỏ học.

Nhưng từ khi hiệu trưởng quy định tiết học bắt đầu lúc 9 giờ, Amber thấy tỉnh táo hơn, cô bé có thêm thời gian ăn sáng và kết quả học tập ngày càng tiến bộ.

Ở giai đoạn mầm non, đồng hồ sinh học tự nhiên giúp các bé đi ngủ và thức dậy theo chu kỳ. Theo các nhà khoa học Singapore, mỗi đứa trẻ có một lịch ngủ riêng, một số bé ngủ rất muộn vào khoảng hơn 23g và dậy trễ vào tầm 8g30.

Vì vậy, những trẻ này thường xuyên trằn trọc khi bị cha mẹ bắt đi ngủ và mệt mỏi khi đến trường vào sáng sớm. Đây là lý do nhiều trường mẫu giáo tại Singapore lùi giờ vào học về sau 7g30 để đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho trẻ. 

Ngoài ra, các chuyên gia còn khuyên cha mẹ tránh để trẻ tiếp xúc ánh sáng xanh nhân tạo về đêm, chẳng hạn như từ màn hình vô tuyến, máy tính, điện thoại… vì chúng góp phần ngăn chặn sự phóng thích melatonin, hormone an giấc, khiến các bé khó ngủ.

Theo Tấn Vĩ - Phụ nữ TPHCM/  SCMP, Foxnews, The Guardian, Japan Times

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/nguoi-dan-nhieu-nuoc-chau-a-dieu-dung-vi-thieu-ngu-tram-trong-n324543.html)

Tin cùng nội dung

  • Các nghiên cứu khoa học đã xác nhận tình trạng mất ngủ ở người cao tuổi (NCT) liên quan rõ rệt với sự sụt giảm bài tiết một nội tiết tố của tuyến tùng có tên là melatonin – một chất có vai trò điều hòa nhịp thức - ngủ.
  • Trang mạng của tạp chí sức khỏe Prevention (Mỹ) gần đây đưa ra lịch trình giờ giấc để những người bị chứng mất ngủ có thể cải thiện sức khỏe do thiếu ngủ.
  • Thông thường một ngày cần 8 tiếng nghỉ ngơi giúp khôi phục hoặt động của não bộ sau một ngày lao động mệt mỏi. Ít ngủ sẽ là “kẻ thù” số 1 dẫn tới sự suy giảm hoạt động của não bộ
  • Trong đời sống, sen có nhiều lợi ích thiết thực, các bộ phận của cây này vừa được dùng để làm thức ăn bổ dưỡng, vừa được dùng để làm Thu*c.
  • (Mangyte) - Dạo này em không biết mình bị gì mà cứ mất ngủ hoài, trung bình mỗi ngày em ngủ được có 5 tiếng.
  • Ngủ dưới 8 giờ vào các ngày thường có liên quan với béo phì ở nam giới tuổi teen.
  • Cây sản đắng còn có tên khác là thanh ngâm, mật cá, thằm ngăm đất, cỏ mật đất còn, Người Thái gọi là co kham đin. Tên khoa học là Picria terrae Lour, thuộc họ hoa mõm sói (Scrophulariaeae). Là loài cây thân cỏ, sống hằng năm cao khoảng 20cm.
  • Theo Đông y, lục lạc ba lá có vị ngọt, hơi chát, tính mát, có tác dụng bổ can thận, sáng mắt ích tinh. Thân và lá có vị đắng, tính bình có tác dụng tiêu viêm, lợi tiểu.Cây lục lạc ba lá còn có tên gọi là cây sục sạc, rủng rảng, muồng phân, muồng lá tròn, dã hoàng đậu, chư thi đậu…, thuộc họ Cánh bướm Papilionaceae. Là loại cây mọc hoang ở nhiều nơi trên cả nước, thường mọc ven đường đi, bờ sông, đất hoang.
  • Cây xấu hổ tên khác là cỏ thẹn, cỏ trinh nữ, cây mắc cỡ, hàm tu thảo (tên Thu*c trong y học cổ truyền) là một cây nhỏ, mọc thành bụi lớn. Đặc điểm dễ nhận nhất của cây là lá khi đụng phải sẽ cụp rủ xuống nên có tên gọi như trên.
  • Mất ngủ được coi là tình trạng rối loạn giấc ngủ, thường gặp ở người già hoặc người làm việc trí óc căng thẳng. Người bị mất ngủ khó rơi vào giấc ngủ hoặc không duy trì được giấc ngủ dài như mong muốn, kèm theo đau đầu, chóng mặt, hồi hộp, lo lắng, mệt mỏi, ảnh hưởng đến sức khỏe. Mất ngủ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, người già thường dễ bị mất ngủ hơn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY