Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Người đầu tiên tình nguyện hiến xác theo “kỹ thuật số”

Susan Potter - người phụ nữ ở Denver, Mỹ trở thành người đầu tiên tình nguyện hiến xác theo dạng kỹ thuật số tiên tiến nhất trên thế giới.

Năm 2000, sau khi chống lại căn bệnh ung thư vú và tàn tật thành công, bà Susan Potter (72 tuổi) đã đến Phòng khám của BS. Victor Spitzer tại Đại học Y khoa Colorado Anschutz và điền tên vào phiếu tình nguyện hiến xác cho dự án mô phỏng người của Đại học Colorado. Điều này đồng nghĩa với việc sau khi qua đời, cơ thể của bà sẽ được chia thành hàng chục ngàn lát mỏng, mỗi lát cắt này sẽ được chụp ảnh, số hóa và dán nhãn tỉ mỉ để tạo ra một xác ch*t trực tuyến bất tử góp phần lớn vào việc nghiên cứu y học.

Bà Sue sinh ra ở Đức, bị bố mẹ bỏ rơi khi di cư sang New York, Mỹ và bà Sue phải sống với ông bà mình suốt một thời gian dài. Năm 1956, bà cưới ông Harry Potter và sinh được 2 người con gái. Cả 2 vợ chồng bà chuyển đến Colorado sống khi ông Harry về hưu. Không rõ chuyện gì xảy ra với ông Harry và các con nhưng đến năm 2000 khi bà 73 tuổi, bà sống hoàn toàn một mình. Ở tuổi này, bà phải một mình chống chọi lại nhiều căn bệnh quái ác, bao gồm cả ung thư vú. Bà nghĩ rằng mình chỉ còn sống được vài năm nữa nên đã quyết định tình nguyện hiến xác theo dự án của Trường Đại học Colorado. Dự án này được Viện Sức khỏe quốc gia Hoa Kỳ tài trợ. Mục tiêu của dự án là cung cấp nguồn dữ liệu sống về cơ thể người sử dụng để nghiên cứu giải phẫu nam, nữ. Năm 1993, TS. Spitzer và Whitlock - 2 nhà nghiên cứu đã xử lý và bảo quản cơ thể của một nam giới (bị kết án tử hình năm 39 tuổi) và một phụ nữ (59 tuổi ch*t vì bệnh tim năm 1994). Hai cái xác này được cưa nhỏ với 5.000 lát dày 0,33mm và số hóa để giảng dạy cho sinh viên. Nhưng bà Sue là trường hợp đặc biệt vì bà là người còn sống đầu tiên tự nguyện hiến cơ thể để trở thành “xác ch*t bất tử”.


Thi thể của bà Susan được cắt thành hàng chục ngàn lát mỏng.

Tuy nhiên, ban đầu, TS. Vic Spitzer đã từ chối mong muốn của bà Sue vì ông không thấy lợi ích của việc nghiên cứu một cơ thể nhiều bệnh tật như bà Sue (bà đã phẫu thuật cắt bỏ cả hai vú, trong cơ thể có khối u ác tính, từng phẫu thuật cột sống, đang mắc bệnh tiểu đường, thay khớp háng...). Ông muốn tạo ra những mô hình “cơ thể bình thường”. Sau đó, bà Sue đã thuyết phục được TS. Spitzer và các nhà nghiên cứu. TS. Spitzer đã thay đổi suy nghĩ, ông cho rằng cơ thể bị bệnh là những gì các bác sĩ phải nhìn thấy mỗi ngày. Do đó, xác hiến của bà Sue phù hợp với mục đích nghiên cứu khoa học. Nhưng TS. Spitzer ra điều kiện là bà phải ghi hình phần đời còn lại của cuộc đời mình. Điều đáng ngạc nhiên là bà Sue không ch*t sau 1 năm và tiếp tục sống 15 năm nữa khiến dự án này trở thành dự án tốn kém nhất trong số các dự án nghiên cứu khoa học.

Trong suốt 15 năm kể từ ngày tình nguyện hiến xác cho đến khi qua đời, bà Sue đã ghi lại mọi thứ về cuộc đời mình, cách sống, cảm nhận, những cơn đau đớn vì nhiều căn bệnh. Những cuốn phim tư liệu này sẽ giúp các sinh viên hiểu hơn về người phụ nữ đã hiến xác để họ có thể nghiên cứu, học tập. Trong khi đa số những tình nguyện viên tham gia dự án này sẽ lựa chọn ẩn danh thì bà Sue công khai danh tính, xuất hiện ở các hội thảo, gặp gỡ các sinh viên. Bà Sue thậm chí còn yêu cầu được nhìn thấy lưỡi cưa sẽ cắt xẻ mình, buồng lạnh nơi thi thể mình được lưu trữ và chất lỏng polyvinyl dùng để bảo quản.

Vào năm 2015, bà susan potter đã qua đời vì bệnh viêm phổi ở tuổi 87. theo ts. spitzer, cơ thể hiến tặng của bà sue sẽ được cắt thành 27.000 lớp mỏng trong 60 ngày, sau đó được bảo quản cẩn thận nhờ dung dịch polyvinyl đặc biệt. quá trình tiếp theo kéo dài 3 năm là việc làm rõ cấu trúc thần kinh, xương, mạch máu. đây sẽ là những tư liệu sống được kỹ thuật số hóa đầu tiên để xây dựng thành một thư viện với các nguyên mẫu để mô phỏng tiến trình bệnh lý ở người phục vụ công tác nghiên cứu. cơ thể của potter sẽ trở thành xác hiến nổi tiếng nhất trên thế giới.

Huệ Minh

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/nguoi-dau-tien-tinh-nguyen-hien-xac-theo-ky-thuat-so-n152194.html)

Tin cùng nội dung

  • Sáng 22/3 Hội thao kỹ thuật sáng tạo tuổi trẻ ngành Y tế khu vực Hà Nội lần thứ XXVI được khai mạc nhân dịp kỷ niệm 84 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
  • Sáng ngày 22/3, Bệnh viện Thống Nhất TP.HCM đã tổ chức Lễ Tổng kết giai đoạn I dự án xây dựng, cải tạo, mở rộng, nâng cấp Bệnh viện và Khánh thành khu điều trị kỹ thuật cao.
  • Gõ cửa các nơi chữa vô sinh từ năm 2007, cuối cùng vợ chồng Nicola và Andrew Stone ở thành phố Derby, Anh, toại nguyện nhờ kỹ thuật keo gắn phôi (EmbryoGlue).
  • Sau sáu phút từ khi máu ngừng lưu thông, não sẽ ch*t, bệnh nhân Tu vong trong vòng 8-10 phút và mọi can thiệp sau đó dù là của êkip chuyên nghiệp cũng bó tay.
  • Điện cơ (Electromyography - EMG) là một kỹ thuật chẩn đoán để xác định sức mạnh của cơ và các tế bào thần kinh điều khiển chúng (các tế bào thần kinh vận động - motor neurons).
  • Nhũ ảnh là hình ảnh X quang tuyến vú được sử dụng để tầm soát ung thư vú. Nhũ ảnh đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện sớm ung thư vú và giúp làm giảm tỉ lệ Tu vong do ung thư vú.
  • Chụp X quang là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh rất phổ biến để khảo sát xương và một số mô khác.
  • Siêu âm là một kỹ thuật không gây đau sử dụng sóng âm để tạo ra hình ảnh của các cơ quan và các cấu trúc bên trong cơ thể.
  • Xạ hình xương sử dụng các hạt nhân phóng xạ để tạo nên hình ảnh của xương. Hạt nhân phóng xạ là các chất hóa học phát ra tia xạ, các tia xạ này được phát hiện bởi máy quét.
  • Siêu âm tim là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh dùng sóng siêu âm để khảo sát cấu trúc, hình thái và chức năng của tim.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY