Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Nguyên nhân, triệu chứng và các biện pháp phòng ngừa bệnh tay chân miệng

Không chỉ bệnh sốt xuất huyết, các ca bệnh tay chân miệng ở trẻ em cũng đang gia tăng đáng kể. Trước mối lo ngại này, điều cần thiết là bố mẹ phải theo dõi sức khỏe của con mình, biết về các triệu chứng và các biện pháp phòng ngừa bệnh.

Bệnh tay chân miệng là một bệnh nhiễm trùng phổ biến ở trẻ em gây ra các vết loét bên trong hoặc xung quanh miệng và phát ban hoặc mụn nước trên bàn tay, bàn chân, cẳng chân hoặc mông. tình trạng này có thể gây đau đớn, rất dễ lây lan nhưng không nghiêm trọng.

Nguyên nhân của bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng do virus thuộc chủng enterovirus gây ra, thường là coxsackievirus a16 và enterovirus 71.

Ai cũng có thể mắc bệnh này, nhưng trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 5 tuổi có khả năng mắc bệnh cao nhất. bệnh có xu hướng dễ lây lan vào mùa hè và mùa thu.

Ảnh: Cleveland Clinic

Các triệu chứng bệnh tay chân miệng

Các triệu chứng ban đầu có thể bao gồm: Sốt, đau họng, các vết phồng rộp gây đau bên trong miệng của trẻ, thường ở phía sau hoặc trên lưỡi, khó chịu, chán ăn, mệt mỏi, cáu kỉnh, chảy nước dãi, đau đầu.

Một hoặc hai ngày sau, phát ban và mụn nước xuất hiện trên bàn tay, bàn chân hoặc miệng, hoặc có các nốt phẳng, vết loét trên đầu gối, khuỷu tay hoặc mông,

Các vết loét ở miệng sẽ khiến trẻ khó nuốt. Nếu trẻ ăn hoặc uống ít hơn bình thường, thì bạn nên theo dõi tình trạng ở miệng. Đảm bảo con bạn nhận đủ chất lỏng và chất dinh dưỡng.

Bệnh tay chân miệng lây lan như thế nào?

Bệnh tay chân miệng lây lan khi tiếp xúc trực tiếp với nước bọt, phân, dịch tiết từ các vết phồng rộp, giọt bắn đường hô hấp sau khi ho hoặc hắt hơi, bề mặt có dấu vết của virus, tiếp xúc gần gũi như hôn, ôm, dùng chung cốc hoặc dùng chung đồ dùng.

Các biến chứng của bệnh tay chân miệng

Các triệu chứng của bệnh tay chân miệng thường tự khỏi trong vòng từ 7-10 ngày. nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hoặc không khỏi trong 10 ngày, hãy đưa trẻ đi khám để tránh gặp các biến chứng.

Các biến chứng hiếm gặp có thể bao gồm:

- Mất nước nếu lở miệng gây khó nuốt chất lỏng

- Viêm màng não do virus

- Viêm não

- Viêm cơ tim

- Tê liệt

Cách điều trị bệnh

Không có Thu*c đặc trị hoặc vaccine cho bệnh tay chân miệng. Tuy nhiên, bạn có thể giảm các triệu chứng của virus bằng các cách sau:

- Dùng Thu*c giảm đau không kê đơn như ibuprofen, acetaminophen hoặc Thu*c xịt làm tê miệng. Không sử dụng aspirin vì nó có thể gây bệnh nghiêm trọng cho trẻ em.

- Đồ ăn lạnh như kem, sữa chua hoặc sinh tố để làm dịu cơn đau họng. Tránh đồ ăn, nước uống có tính axit như nước cam vì chúng có thể gây kích ứng vết loét.

- Kem dưỡng da chống ngứa, như calamine dành cho phát ban.

- Trẻ lớn hơn và người lớn cũng có thể giảm bớt sự khó chịu khi súc miệng bằng nước muối.

Phòng chống bệnh tay chân miệng

Thực hiện các bước sau để giảm nguy cơ nhiễm lây lan bệnh tay chân miệng:

- Rửa tay sạch sẽ thường xuyên, đặc biệt là sau khi thay tã hoặc lau mũi cho trẻ; giúp trẻ giữ tay sạch sẽ.

- Dạy trẻ che miệng và mũi khi hắt hơi hoặc ho.

- Làm sạch và khử trùng các bề mặt và các vật dụng dùng chung như đồ chơi và tay nắm cửa.

- Không ôm hoặc hôn người bị bệnh tay chân miệng; không dùng chung cốc hoặc đồ dùng với họ.

- Không cho con bạn đến trường học hoặc nhà trẻ cho đến khi các triệu chứng biến mất.

Theo VOV

Link bài gốc Lấy link

https://vov.vn/suc-khoe/benh-tay-chan-mieng-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cac-bien-phap-phong-ngua-post943971.vov

Theo VOV

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/nguyen-nhan-trieu-chung-va-cac-bien-phap-phong-ngua-benh-tay-chan-mieng/20220516070121947)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Trong Đông y không có bệnh danh bệnh tay-chân-miệng nhưng căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng có thể thấy bệnh phát sinh là do phong thấp nhiệt thời độc từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường miệng, kết hợp với thấp trọc tích tụ lâu ngày bên trong gây ảnh hưởng đến các phủ tạng, đặc biệt là tạng Phế và Tỳ.
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm do virus (siêu vi) gây ra, thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh đặc trưng bởi loét miệng và nổi hồng ban trên bàn tay, bàn chân. Nguyên nhân thường gặp nhất là do nhiễm virus coxsackie.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY