Nội tiết hôm nay

Nội tiết là chuyên khoa trực thuộc lĩnh vực nội khoa, đảm nhận khám, chẩn đoán và chuyên trị với tính chất theo dõi lâu dài dựa trên đặc tính bệnh - là các bệnh lý mãn tính liên quan đến tình trạng rối loạn chức năng của hệ thống nội tiết và các hormon. Các bệnh thường gặp bao gồm: tiểu đường, rối loạn tuyến giáp, rối loạn cholesterol, tuyến yên và tuyến thượng thận, các rối loạn hormone sinh sản, hạ đường huyết, chậm phát triển, huyết áp thấp, cường tuyến giáp, viêm tuyến giáp, ung thư tuyến giáp, bệnh Grave-Basedow, loãng xương, viêm xương biến dạng, còi xương và chứng nhuyễn xương, rối loạn tuyến yên, u tuyến yên, rối loạn tuyến thượng thận,...

Nguyên tắc sử dụng Thuốc nội tiết trong cấp cứu hồi sức

Điều trị đái nhạt cấp tính sau phẫu thuật tuyến yên (24-48 giờ), chủ yếu là truyền dịch. DDAVP không có chỉ định và ít khi cần thiết.

Insulin

Chỉ định

Cấp cứu đái tháo đường.

Phẫu thuật bệnh nhân đái tháo đường.

Đường máu tăng cao trên 15 mmol/l trong các bệnh cấp tính:

Nhiễm trùng.

Chấn thương sọ não.

Nuôi dưỡng tĩnh mạch toàn bộ.

Truyền catecholamine.

Điều trị tăng kali máu: 50 ml G 50% 10 UI actrapid.

Cách dùng: Actrapid với đường máu mao mạch

Bắt đầu bằng tiêm dưới da ở hầu hết các bệnh nhân.

Bệnh nhân nuôi dưỡng đường tĩnh mạch toàn bộ có thể dùng thêm insulin nếu khả năng dung nạp đường kém. Bắt đầu bằng 40 UI tiêm dưới da.

Truyền tĩnh mạch trong cấp cứu đái tháo đường hoặc các trường hợp đường dưới da kiểm soat đường máu kém.

Kiểm tra đường máu hàng giờ và chuyển sang tiêm dưới da nếu đường máu đã đượckiểm soát tốt.

Chú ý: dùng in sulin truyền tĩnh mạch có thể gây hạ đường máu nặng ở bệnh nhân hôn mê khi máy bơm trục trặc hay pha Thuốc nhầm.

Đường máu

Tiêm dưới da

Truyền tĩnh mạch

<6

6-7,9

8,0-9,9

10-15,9

16-19,9

>20

Không

Không

Không

5 UI

10 UI

15 UI

Dừng

0,5 UI/giờ

1 UI/giờ

2 UI/giờ

4 UI/giờ

8 UI/giờ

Đái tháo nhạt: quy trình dùng DDAVP

Đái tháo nhạt có thể xảy ra trong các tình huống sau

Sau phẫu thuật tuyến yên.

Chấn thương sọ não.

ch*t não.

Chỉ định

Điều trị đái nhạt cấp tính sau phẫu thuật tuyến yên (24-48 giờ), chủ yếu là truyền dịch. DDAVP không có chỉ định và ít khi cần thiết.

DDAVP khi:

Đa niệu: > 300 ml/giờ kéo dài trên 3 giờ, không có dùng lợi tiểu

Rối loạn ý thức hoặc không thể uống nước được

Áp lực thẩm thấu niệu giảm trong khi áp lực thẩm thấu máu tăng cao.

Có tăng áp lực thẩm thấu hay suy thận trước thận từ trước.

Dịch truyền duy trì phải dựa trên cân bằng dịch, chức năng thận và áp lực thẩm thấu.

Cách dùng

Liều 1-2 cmg TM/12 giờ

Điều chỉnh dịch truyền theo đáp ứng.

Steroids

Chỉ định

Rõ ràng trong khoa cấp cứu hồi sức

Suy thượng thận.

Cơn hen phế quản.

Chấn thương tuỷ cấp.

Suy tuyến yên.

Viêm màng não do H. Influenza.

Bệnh tạo keo.

Viêm phổi do P. Carrini.

Cần ức chế miễn dịch trong ghép tạng.

Nhược cơ.

Chưa rõ ràng

ARDS giai đoạn xơ phổi.

Viêm cơ tim.

COPD.

Viêm phế quản tắc nghẽn.

Phù não quanh u hay áp xe não.

Sốc phản vệ.

Chống chỉ định hoặc không có chỉ định

Nhiễm khuẩn cấp.

Sốc nhiễm khuẩn.

ARDS trừ giai đoạn xơ phổi đã loại trừ nhiễm khuẩn.

Chấn thương sọ não.

Hội chứng Guillain Barre.

Tắc mạch do mỡ.

Hiệu lực của các Thuốc.

Thuốc

Liều tương đương

Hoạt tính đường

Hoạt tính muối

Hydrocortisone

100 mg

1

1

Prednisone

25 mg

4

0,3

Methylprednisolone

20 mg

4

0

Dexamethasone

4 mg

30

0

Cortisone acetate

125 mg

0,8

0,8

Fludrocortisone

1 mg

10

250

Test synacthen ngắn

Chỉ định

Bán định lượng đáp ứng của vỏ thượng thận với ACTH.

Nghi ngờ suy thượng thận cấp trong bệnh cảnh suy sụp đa phủ tạng (khoảng 8%).

Huyết áp thấp mặc dù đã bù đủ dịch và dùng vận mạch.

Hạ thân nhiệt rương đối.

Tăng Kali, hạ Na máu, toan chuyển hoá trơ.

Hạ đường máu.

Test

Định lượng cortisol nền.

Tiêm TM 250 cmg synacthen.

Định lượng cortisol máu sau 30 và 60 phút.

Nhận định kết quả

Bình thường: nền >500 nmol/l, tăng x hai lần nền.

Suy thượng thận: nền <200 nmol/l, không đáp ứng với ACTH.

Trung gian: nền 200-500 nmol/l.

Tăng cortisol gấp đôi: thượng thận bình thường.

Không đáp ứng ACTH: có thể suy thượng thận.

Điều trị suy thượng thận cấp: 50-100 mg hydrocortisone x 2/ngày.

Quy trình dùng steroids trong chấn thương tuỷ cấp

Chỉ định:Chấn thương tuỷ cấp có mất chức năng thần kinh trong vòng 8 giờ đầu.

Liều tấn công 30 mg methylprednisolone trong 15 phút.

45 phút sau tấn công, truyền: 5,4 mg/kg/giờ trong

23 giờ nếu điều trị sớm trong 3 giờ đầu sau chấn thương

47 giờ nếu điều trị sau chấn thương 3-8 giờ.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/cndieutribachmai/nguyen-tac-su-dung-thuoc-noi-tiet-trong-cap-cuu-hoi-suc/)

Tin cùng nội dung

  • Đọc các câu tư vấn và các thông tin về Thu*c điều trị đột quỵ tại TPHCM, chúng tôi thấy rất phấn khởi vì y học phát triển, tay nghề của các BS TPHCM tiến quá nhanh. Đặc biệt, theo dõi chùm bài của TS.BS Nguyễn Huy Thắng, trưởng khoa bệnh lý mạch máu não BV Nhân dân 115, chúng tôi thấy phục TS Thắng quá!
  • Cử tri các tỉnh Cao Bằng, Điện Biên, Hưng Yên, Nam Định, Tiền Giang đề nghị Bộ Y tế xem xét, điều chỉnh lại quy định về thủ tục chuyển viện trong trường hợp bệnh nhân nhập viện cấp cứu, bởi hiện nay nếu không có giấy chuyến viện của nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu thì bệnh nhân sẽ phải đóng 50% viện phí.
  • Những ngày giáp tết, Mangyte.vn nhận được rất nhiều câu hỏi về việc khám chữa bệnh trong những ngày tết, số điện thoại cấp cứu và lịch nghỉ tết của các bệnh viện. Chúng tôi xin giải đáp chung như sau:
  • Chào Mangyte, Chồng tôi mới đi ăn đám cưới về, bị đau bụng. Anh đã đến phòng khám gần nhà lấy Thu*c uống rồi, có đỡ một chút nhưng chưa hết, chắc ngày mai phải vô bệnh viện kiểm tra lại. Tôi tính đưa anh đến BV Cấp cứu Trưng Vương, như vậy phải đem theo bao nhiêu tiền? Chồng tôi có BHYT. Cảm ơn Mangyte! (Bích Trâm – TPHCM)
  • Nếu gọi xe cấp cứu thì người xung quanh nên làm gì trong khi chờ đợi? Tôi hỏi để phòng khi hữu sự, vì gần đây có nhiều học sinh ngất xỉu quá .Tôi lo quá, tôi cũng có 2 đứa con gái tầm tuổi ấy. Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Thúy - thuy201...@gmail.com)
  • Chào Mangyte, Tôi được biết về loại Thuốc tên là “tiêu sợi huyết” dùng trong cấp cứu tai biến mạch máu não và nhồi máu cơ tim. Tôi thấy công dụng của Thuốc rất kỳ diệu, có thể giúp người đột quỵ bình phục gần như hoàn toàn nếu được cấp cứu kịp thời. Nhưng một liều Thuốc giá bao nhiêu vậy Mangyte? Và trường hợp nào dùng được, trường hợp nào thì không? Mong Mangyte giải thích rõ hơn về loại Thuốc này. Tôi chân thành cảm ơn! (Thanh Vân – van.le…@gmail.com)
  • Thưa bác sĩ, Bố tôi bị cao huyết áp đã nhiều năm, thường uống Thu*c mỗi buổi sáng. Hôm nay ông quên uống Thu*c, đến chiều huyết áp tăng cao và hơi co giật. Sau khi ngậm Thu*c để hạ huyết áp (BS cho để đề phòng trường hợp này) thì đã đỡ rồi. Nhưng tôi lo nếu việc này xảy ra lần nữa và cần phải đi cấp cứu thì làm sao cho nhanh? Bệnh viện nào chuyên cấp cứu tai biến, đột quỵ? Nhà tôi ở đường Nguyễn Kiệm, quận Phú Nhuận. Mong Mangyte chỉ dẫn. Xin cám ơn! (Đức Minh - TPHCM)
  • Mangyte cho tôi hỏi, Dì của tôi (ngoài 40 tuổi) ở TP. Buôn Ma Thuột mới bị tràn dịch màng phổi, BV kêu phải chuyển đến BV Phạm Ngọc Thạch TPHCM. Nhưng hôm nay là thứ 7, mai CN nên họ nói phải đợi đến thứ 2 mới chuyển được. Tôi lo lắng quá, liệu tràn dịch màng phổi có cần đi SG cấp cứu ngay không? Hiện ở trên này chỉ phát hiện dì tôi bị tràn dịch thôi chứ chưa xác định nguyên nhân.
  • Vừa qua, trong một thời gian ngắn trên địa bàn một số tỉnh như Nghệ An, Đồng Nai, Đăk Lăk, Hà Nội, Nam Định, Quảng Nam và một số tỉnh thành khác liên tục xảy ra tình trạng trẻ đuối nước.
  • Tết đến Xuân về trên khắp các nẻo đường trên cả nước nhưng có lẽ, tại các bệnh viện, không khí Tết luôn lặng lẽ hơn bởi nơi đây còn biết bao lo âu, bao nỗi buồn... hiển hiện trên gương mặt những người bệnh nặng sẽ phải ăn Tết trong bệnh viện.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY