Sức khỏe hôm nay

Nhét tay vào miệng cứu hành khách co giật trên máy bay là sơ cứu sai, gây nguy hiểm cho cả 2

Theo chuyên gia dùng tay nhét vào miệng người đang bị co giật là cách sơ cứu không nên làm vì có thể gây nguy hiểm cho cả hai người.

Nguy hiểm khi dùng tay nhét vào miệng người đang co giật

Mới đây, trên một diễn đàn chia sẻ thông tin về sự cố bất ngờ xảy ra trên một chuyến bay.

Thông tin chia sẻ như sau: "Một nữ khách hàng khoảng 30 tuổi tự dưng tím tái, ngất xỉu, co giật, liên tục cắn lưỡi, may mắn trên khoang có hành khách là bác sĩ kịp thời xử lý. Khách hàng đã được bác sĩ sơ cứu và nhét tay vào miệng để ngăn cắn lưỡi, xe cứu thương cũng đến chờ sẵn ở dưới. Thật may mắn vì có bác sỹ trên chuyến bay".

Sau khi, thông tin trên chia sẻ, người bác sĩ trên được tung hô như là một "người hùng" vì đã cứu sống được nạn nhân. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng việc bác sĩ dùng tay nhét vào miệng bệnh nhân là cách sơ cứu sai và có thể nguy hiểm cho tính mạng của bệnh nhân.

Thông tin chia sẻ trên mạng xã hội.

Trao đổi với Bác sĩ Ngô Đức Hùng, khoa Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai, bác sĩ Hùng cho rằng khi nạn nhân co giật cho tay vào miệng nạn nhân là không nên vì sẽ có rất nhiều nguy cơ xảy ra.

Thứ nhất, khi nạn nhân co giật sẽ có xu hướng bị co cơ làm cho cơ miệng của bệnh nhân bị cứng lại, cứng hai hàm. Nếu tình huống này người sơ cứu cho tay vào sẽ có nguy có cao sẽ bị chấn thương và nhiễm trùng.

"Nguyên tắc sơ cứu và cấp cứu chung ở cộng đồng là phải đảm bảo an toàn cho người tham gia sơ cứu (người hỗ trợ nạn nhân) và đảm bảo an toàn cho nạn nhân. Trong trường hợp này người tham gia sơ cứu cho tay vào miệng bệnh nhân nguy cơ không an toàn có thể xảy ra, rất có thể sẽ bị chấn thương do nạn nhân cắn (người cắn).

Vết thương do người cắn là tổn thương có nguy cơ bị nhiễm khuẩn cực kỳ lớn. Vì trong khoang miệng của người có rất nhiều vi khuẩn, tạp khuẩn", bác sĩ Hùng cho biết.

Thứ 2, nếu có đưa tay vào miệng khi nạn nhân co giật cũng không giúp ích được gì. Bởi vì, khi nạn nhân co giật thì toàn bộ cơ sẽ bị tăng trương lực cho nên rất hiếm trường hợp bệnh nhân bị cắn vào lưỡi.

Trong trường hợp có cắn vào lưỡi thì vết thương cũng không quá nghiêm trọng. Bệnh nhân co giật nếu có cắn vào lưỡi chỉ cắn vào hai bên rìa lưỡi. Rất ít trường hợp cắn vào lưỡi có tổn thương nghiêm trọng gây chảy máu tới mức ch*t được.

Theo GS. Cao Tiến Đức, Chủ nhiệm bộ môn Tâm thần và Tâm lý y học, khoa Tâm thần, Bệnh viện 103, co giật có nhiều nguyên nhân khác nhau, co giật ở trẻ con và người lớn cũng khác nhau. Ở người lớn có thể do bệnh lý động kinh, ngộ độc (ngộ độc thần kinh trung ương gây ra co giật)...

Nếu cơn co giật grand-mal seizures là một tình trạng co giật cơ tần suất cao và kéo dài. Cơn co giật này là lành tính và không gây ra nguy hiểm. Còn trường hợp co giật bệnh lý liên quan tới động kinh sẽ xuất hiện theo cơn, co giật này bác sĩ cần phải khám để loại trừ bệnh lý.

GS. Đức cho hay, khi nạn nhân xảy ra co giật bởi bất cứ nguyên nhân gì thì việc can thiệp như nhét vải, nhét tay, đũa… vào miệng đều không có tác dụng giúp đỡ cho nạn nhân. Thay vì thực hiện những hành động trên thì hãy bình tĩnh giúp cho nạn nhân tránh khỏi những nơi nguy hiểm như: gần bếp lửa, bờ sông, vật dụng gây chấn thương…

Bác sĩ Phạm Văn Tiến, Trưởng khoa cấp cứu Học viện Quân y 103 khuyến cáo khi nạn nhân bị co giật sơ nếu cấp cứu sai cách như: dùng khăn vải, tay nhẹt vào miệng có thể nguy hiểm tới tính mạng của nạn nhân.

Ví dụ, việc dùng khăn vải nhét vào miệng nạn nhân khiến cho bệnh nhân không thở. Do đờm rãi trong miệng bệnh nhân có thể vào khí quản gây ra tắc đường thở và Tu vong. Còn trường hợp cho tay của người sơ cứu vào có thể bị tổn thương cho người sơ cứu do nạn nhân cắn.

Sơ cứu khi co giật

Sơ cứu khi bệnh co giật

    Thanh niên Tu vong khi rửa bể ngầm, chuyên gia cảnh báo loại khí độc dễ cướp đi sinh mạng

  • Ung thư bàng quang đang gia tăng, có liên quan tới thói quen đa số nam giới mắc phải

Bác sĩ Hùng khuyên mọi người nên làm như sau:

- Cho bệnh nhân nằm xuống để tránh ngã vào tổn thương

- Nới lỏng quần áo để cho bệnh nhân có thể thông thoáng đường thở

- Lót một cái khăn hoặc cáo áo ở dưới đầu của bệnh nhân để cho đầu không bị lúc lắc khi bị co giật. Để nếu có ma sát sẽ không gây tổn thương da

- Nếu bệnh nhân có co giật vùng chân tay thì tuyệt đối không giữ chân tay nạn nhân. Nên di chuyển những đồ vật có thể rơi vỡ xa vị trí nạn nhân nằm

- Sau đó, mọi người nên kiên nhẫn chờ đợi để cơn co giật qua đi. Khi cơn co giật đã qua đi thì nên để nạn nhân nằm nghiêng để đờm rãi ứ đọng tại cổ gây khó thở cho nạn nhân.

Mạng Y Tế
Nguồn: SoHa (https://soha.vn/nhet-tay-vao-mieng-cuu-hanh-khach-co-giat-tren-may-bay-la-so-cuu-sai-gay-nguy-hiem-cho-ca-2-20191024142742078.htm)

Tin cùng nội dung

  • (Mangyte) - Khi bị bỏng, việc tự sơ cứu là rất cần thiết. Nhiều trường hợp do sơ cứu sai đã để lại những hậu quả đáng tiếc.
  • (Mangyte) - Khi bị bỏng, lập tức ngâm ngay vào nước lạnh sạch vì nước lạnh là giải pháp tối ưu cho tất cả các trường hợp bị bỏng nặng hay nhẹ.
  • Cháu tôi 5 tuổi, bị đau bụng, sốt, đái ra máu, đi khám được chẩn đoán u Wilms.
  • Viêm tụy cấp là tình trạng viêm đột ngột của tuyến tụy. Biểu hiện có thể nhẹ nhàng nhưng cũng có thể nặng, nếu không được điều trị kịp thời có thể sẽ gây biến chứng.
  • Bệnh trĩ gây đau đớn, khổ sở cho người bệnh cùng nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không phát hiện kịp thời.
  • Rau sống thường là các loại rau thơm được ưa chuộng trong bữa cơm của người Việt.
  • Té ngã, ong đốt, phỏng hoặc phản ứng dị ứng đều là những tình huống thường gặp trong mỗi gia đình cũng như trong các cuộc vui ngoài trời. Chính những lúc đó, hộp sơ cứu xách tay là rất cần thiết. Nếu hộp sơ cứu của bạn được trang bị đầy đủ thì với hầu hết các tình huống cấp cứu đơn giản bạn cũng đã có sẵn dụng cụ để xử trí.
  • Bỏng do điện giật có thể có hoặc không có biểu hiện ở ngoài da, nhưng có thể gây ra những thương tích sâu trong các mô dưới da.
  • Sơ cứu người bị sốc do điện giật rất quan trọng đến việc có giữ được tính mạng cho người đó hay không? Mức độ nguy hiểm do điện giật tuỳ thuộc loại
  • Hầu hết mọi người không gặp bất kỳ vấn đề gì khi đi máy bay. Tuy nhiên bạn vẫn có thể làm chuyến đi bằng máy bay thoải mái và an toàn hơn. Bài viết này nói về một số mẹo nhỏ đó.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY