Ngoại Tim mạch hôm nay

Phẫu thuật tim mạch là nhiệm vụ chính trong việc khám, điều trị và can thiệp tim mạch, lồng ngực và các mạch máu ngoại vi bằng phương pháp ngoại khoa như nội soi, mổ phanh truyền thống, phẫu thuật can thiệp. Khoa ngoại tim mạch chuyên về điều trị các bệnh lý ngoại khoa có liên quan đến vấn đề lồng ngực - tim mạch như tim bẩm sinh, suy tim, phình động mạch, tổn thương/chấn thương thành ngực, phổi và các cơ quan trong lồng ngực như: gãy xương sườn, xương ức, thủng thành ngực, tổn thương các cơ quan tim, phổi, mạch máu,...

Nhiệt độ cao và bệnh lý tim mạch

Mùa hè thời tiết nắng nóng, cơ thể tăng tiết mồ hôi khiến chúng ta mất nước. Điều này sẽ làm tụt huyết áp, tim phải làm việc nhiều hơn, bóp mạnh hơn để duy trì huyết áp cần thiết.
Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Mùa hè là mùa của lễ hội, du lịch, các hoạt động ngoài trời, cũng là thời gian nhiệt độ tăng cao nhất trong năm. Khi thời tiết nóng, cơ thể bạn tăng tiết mồ hôi để tự làm mát, cũng đồng nghĩa với việc bạn mất nhiều nước hơn bình thường.

Mất nước khiến huyết áp tụt, tim phải làm việc nhiều hơn, đập nhanh hơn, bóp mạnh hơn, để duy trì huyết áp cần thiết. Đối với người bình thường, sẽ cảm thấy mệt mỏi. Còn đối với người bị bệnh tim mạch, đặc biệt là bệnh mạch vành hoặc suy tim, khi tim phải gắng sức để duy trì huyết áp trong thời tiết nóng, các biến cố tim mạch rất dễ xảy ra.

Bệnh mạch vành là bệnh do xơ vữa làm hẹp các mạch máu nuôi tim. Lượng máu nuôi cho cơ tim thấp, chỉ đủ dùng trong khi bạn nghỉ ngơi.  Khi nhiệt độ tăng, tim phải gắng sức co bóp, nhu cầu về oxy cao hơn. Khi đó, mạch vành hẹp không còn cung cấp đủ oxy và dưỡng chất cho nhu cầu cơ tim. Bạn sẽ xuất hiện đau ngực hoặc đau ngực nặng hơn bình thường khi thời tiết nóng.

Suy tim là tình trạng tim giảm khả năng co bóp. Nên khi trời nóng, tim sẽ khó có thể đảm bảo được huyết áp nếu lượng nước trong cơ thể bạn giảm. Tuy nhiên, khi bạn bị suy tim, bạn thường sẽ được bác sĩ kê toa có chứa Thu*c lợi tiểu, và được khuyên uống ít nước, điều này càng làm giảm lượng nước trong cơ thể, bạn sẽ cảm thấy rất mệt. Tim cố gắng co bóp sẽ càng suy nặng hơn.

Bạn phải làm gì để bảo vệ mình khi trời nóng?

Ảnh minh họa - Nguồn Internet
- Uống nước nhiều và đều đặn, tốt nhất là mỗi giờ một cốc nước vừa phải. Trong trường hợp bạn bị suy tim, cần hỏi ý kiến bác sĩ về lượng nước tối đa bạn có thể uống.

- Nên tránh các đồ uống có cồn và caffein, vì những đồ uống này sẽ làm cơ thể bạn mất nước nhiều hơn.    

- Nên ăn đồ ăn nguội, rau và những trái cây chứa nhiều nước. Đồ ăn ngọt có thể làm chậm thời gian hấp thu nước qua đường ruột.

- Khi ở nhà, cần đảm bảo nhiệt độ trong phòng của bạn không cao bằng cách lắp máy lạnh hoặc dùng quạt hơi nước. Nếu căn phòng của bạn không đủ mát, nên tránh nóng bằng cách đến những khu vực có lắp máy lạnh như nhà sách, thư viện, quán cà phê... để tránh nóng.
 
- Mặc quần áo màu sáng, bằng vải cotton, rộng rãi, để ngăn tích lũy nhiệt trong quần áo.

- Tránh ở ngoài trời vào khoảng thời gian nóng nhất trong ngày (11h trưa đến 3h chiều).

- Nếu bắt buộc phải ra ngoài khi trời nóng, cần đi dưới bóng râm, đội mũ và bôi kem chống nắng.

- Tránh làm việc gắng sức hoặc chơi thể thao khi trời nóng.

Những dấu hiệu cảnh báo bạn có thể đang gặp nguy hiểm vì nhiệt độ cao?

Ảnh minh họa - Nguồn Internet
- Buồn nôn
- Mệt mỏi
- Nhức đầu
- Hoa mắt, chóng mặt.
- Co giật cơ
- Đau ngực hoặc khó thở.

Nếu bạn hoặc gia đình bạn có người đang mắc các bệnh lý về tim mạch, bạn nên tìm đến bác sĩ để được tư vấn chế độ sinh hoạt phù hợp để tránh những biến cố tim mạch không mong muốn.

Chúc bạn và gia đình trải qua một mủa hè đầy niềm vui và an toàn!

PGS.TS Nguyễn Hoàng Định
Trung tâm tim mạch - BV Đại học Y Dược TPHCM
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/nhiet-do-cao-va-benh-ly-tim-mach-n331843.html)

Tin cùng nội dung

  • Đau bụng là một triệu chứng thường gặp, cường độ của cơn đau có thể dao động từ nhẹ âm ỉ đến oằn oại dữ dội khiến người bệnh phải đi cấp cứu.
  • Bạn trai tôi bị nhiễm vi khuẩn dạ dày, tôi có bị lây không? Tôi 21 tuổi, có thắc mắc này muốn được bác sĩ tư vấn. Vào cuối tháng 6, bạn trai của tôi bị đau bao tử dữ dội, khi đến khám ở bệnh viện được bác sĩ cho nội soi, kết quả dương tính nhiễm vi khuẩn dạ dày. Tôi nghe nói vi khuẩn này có lây lan qua việc ăn uống. Vậy tôi có cần đi xét nghiệm hay khám bệnh không? Hiện tại sức khỏe của tôi không có gì bất thường. Mong nhận được hồi âm. (suringuyen@...)
  • Khí hậu nóng ẩm mùa hè là điều kiện thuận lợi cho tác nhân gây tiêu chảy. Bệnh thường gặp ở những nơi vệ sinh kém, thức ăn bị ô nhiễm.
  • Chào Mangyte. Xin cho tôi được hỏi gói khám về Tim mạch tổng quát tại Phòng khám đa khoa Quốc tế Yersin (số 10 Trương Định, Q.3, TPHCM) là bao nhiêu và gồm những xét nghiệm gì? Chân thành cảm ơn. (Hồng Bích Thúy - TPHCM),
  • BS ơi, tôi muốn kiểm tra tổng quát tim mạch nhằm phát hiện sớm những yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch. Mangyte tư vấn giúp tôi chi phí kiểm tra tại phòng khám Yersin khoảng bao nhiêu để tôi chuẩn bị. Chân thành cảm ơn. (Minh Hoàng - Quận 4, TPHCM)
  • Xin kính chào Mangyte! Tôi bị đau ngực đã lâu năm, hay bị hồi hộp. Tôi muốn khám tim ở Viện tim TPHCM nhưng không biết ở đây có cho khám BHYT vượt tuyến không? Chi phí khám như thế nào? Có phải lấy số xong rồi mới hẹn lịch khám hay được khám luôn trong ngày? Xin chân thành cảm ơn Mangyte nhiều! (Thúy Hồng - Đồng Nai)
  • Chào Mangyte, thời gian gần đây tôi hay hồi hộp, cảm giác tim như có ai bóp nghẹt vậy. Tôi không biết mình bị bệnh gì nhưng BS trong công ty khuyên tôi nên khám tim. Mangyte giúp dùm tôi thông tin lấy số khám bệnh ở Viện tim và xin giới thiệu giúp vài phòng khám có BS chuyên khoa tim mạch. Trân trọng cảm ơn. Kính chúc Mangyte luôn phát triển và được bạn đọc yêu quý, tin tưởng như lâu nay. (Trường Bảo - TPHCM)
  • Nắng hè oi bức là nguyên nhân dẫn tới các bệnh ngoài da như: mẩn ngứa, rôm sảy, mụn nhọt, chốc lở... Dưới đây xin gợi ý cách trị các chứng bệnh ngoài da này bằng cỏ cây, hoa lá.
  • Mùa hè với tiết trời nắng nóng, oi bức, là điều kiện thuận lợi để gây ra các bệnh của đường tiêu hóa, trong đó bệnh kiết lỵ là thường gặp nhất. Đông y có những bài Thuốc hay để điều trị chứng bệnh này.
  • Thuốc chẹn canxi (CCB= calcium channel blocker) ngăn không cho dòng canxi vào nội bào, làm cản trở quá trình co cơ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY