Tâm sự hôm nay

Nhìn kết quả trong tờ xét nghiệm ADN, tôi hoảng loạn vội vàng vo tròn rồi ném vào sọt rác và lo sợ ngày nào đó bí mật sẽ bị phanh phui

Tôi nhìn chằm chằm vào dòng chữ kết quả trong tờ giấy xét nghiệm, trong đầu rối như canh hẹ, chẳng còn biết nên vui hay nên buồn nữa?

Sống với nhau 8 năm nhưng không có con, cuộc sống của tôi lúc nào cũng chìm trong đau khổ. chúng tôi đưa nhau đi khám ở khắp nơi, kết quả là tôi bị bệnh về tử cung, rất khó có con. mấy năm đầu, chồng tôi còn động viên, an ủi vợ. nhưng càng về sau này, anh càng chán chường, bất mãn và ù lì trong công việc. mỗi tháng anh đưa tôi 7 triệu và coi như đã hoàn thành trách nhiệm của một người chồng rồi. phần tiền còn lại, anh dùng cho việc chi tiêu cá nhân, ăn nhậu với bạn bè hoặc mua sắm những gì anh thích. tôi khuyên chồng tiết kiệm, anh lại mắng tôi rồi còn bảo tôi không sinh được con thì cần tiền nhiều để làm gì?

Bố mẹ chồng cũng bắt đầu tỏ sự khó chịu với tôi. Sau nhiều lần bị đuổi đi, tôi quyết định chuyển ra ngoài ở riêng và nộp đơn ly hôn. Cứ tưởng cuộc hôn nhân của chúng tôi đã kết thúc thì khi ra tòa, chồng tôi lại không đồng ý. Anh nói vẫn còn yêu tôi. Cuối cùng, chúng tôi lại quay về với nhau.

Nhưng rồi cuộc sống vợ chồng lại tiếp tục rơi vào đường cùng khi bao nhiêu việc nhà đều dồn hết lên vai tôi. tôi lau nhà, chồng nằm chơi game rồi cười ha hả, tiện tay còn vứt luôn vỏ hạt hướng dương xuống nền nhà vợ mới lau. cứ thế, chúng tôi lại im lặng, sống chung mà chẳng khác nào đã ly thân.

Cầm tờ giấy xét nghiệm trên tay, chân tôi như bị chôn chặt dưới nền gạch vì dòng chữ kết quả - Ảnh 1.

Tôi sợ bí mật này sẽ bị bại lộ khi con bé càng lớn càng không giống bố. (ảnh minh họa)

Và tôi đã phạm phải một sai lầm lớn. trong lần họp lớp đại học năm ngoái, tôi đã qua đêm với người yêu cũ và có hẹn gặp thêm 1 lần nữa, sau đó tôi cắt đứt vì cảm thấy tội lỗi. nào ngờ 2 tháng sau, tôi phát hiện bản thân có thai. vui mừng, lo âu, tâm trạng tôi cứ như bị vò thành một mớ hỗn độn.

Chồng tôi lại rất thương đứa bé. Đứa bé như khiến anh thay đổi hẳn, sống trách nhiệm, yêu thương, vui vẻ hơn rất nhiều. Cuộc sống của chúng tôi lại rộn niềm vui và tiếng cười. Chỉ là càng lớn, con càng chẳng giống chồng tôi ở điểm nào.

Hoang mang quá, tôi lén lấy mẫu tóc của con và chồng đem đi xét nghiệm adn. đọc kết quả mà tôi ch*t lặng, chân như bị chôn cứng dưới nền gạch lạnh toát. đúng như tôi nghĩ, con bé không phải là con gái của chồng tôi, mà là con của người yêu cũ.

Tôi vội vã vò tờ giấy xét nghiệm vứt vào sọt rác ở bệnh viện. tôi cảm thấy sợ hãi. tôi sợ bí mật này sẽ bị bại lộ khi con bé càng lớn càng không giống bố. tôi sợ đánh mất gia đình hạnh phúc hiện tại. tôi nên làm gì bây giờ?

(quyenngi...@gmail.com)

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/nhin-ket-qua-trong-to-xet-nghiem-adn-toi-hoang-loan-voi-vang-vo-tron-roi-nem-vao-sot-rac-va-lo-so-ngay-nao-do-bi-mat-se-bi-phanh-phui-20201028090706017.chn)

Tin cùng nội dung

  • Ebola là gì? Các triệu chứng thường gặp? Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Ebola? Hướng dẫn xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm virus Ebola.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Các xét nghiệm đông máu được sử dụng để chẩn đoán và đánh giá các vấn đề về chảy máu, và để theo dõi trên những người sử dụng warfarin hay các Thu*c chống đông máu khác.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY