Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Nhổ răng sâu, răng văng luôn vào đường thở khiến bé gái phải nhập viện

(MangYTe)- Nha sĩ cho rằng bé nuốt răng vào đường tiêu hóa nên cho về. Sau đó, bé bị ho nặng, rồi chụp phim thì phát hiện dị vật nên gia đình tức tốc đưa bé từ Hậu Giang đến Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố (TP HCM).

Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố, cho biết bé gái đã nhanh chóng hồi phục sau khi được loại bỏ chiếc răng ra khỏi đường thở. Bé gái tên H.T.N. (8 tuổi), ngụ tỉnh Hậu Giang, gặp nạn khi nhổ răng tại một phòng nha ở địa phương

"Bệnh sử ghi nhận cách nhập viện 10 ngày, bé được người nhà đưa đi nhổ răng sâu. Lúc nha sĩ dùng kềm nha khoa thực hiện động tác nhổ thì răng bị văng ra, "biến mất". Trẻ có ho vài tiếng sau đó ổn định. Người nhà cho bé súc miệng nhiều lần vẫn không thấy răng đâu. Nha sĩ cho rằng bé đã nuốt răng vào đường tiêu hóa nên cho về" - BS Tiến cho biết.

Cận cảnh cái răng sâu bị văng đi khi nhổ răng đã găm sâu vào đường thở bé gái - ảnh: BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG THÀNH PHỐ

Theo gia đình, 2 ngày đầu sau nhổ răng, bé sinh hoạt, học tập bình thường. Sau đó bé bị ho, được đưa đến một phòng khám tư ở địa phương, uống Thu*c 2 đợt vẫn không hết. Bác sĩ cho bé đi chụp hình X-quang phổi thì phát hiện dị vật đường thở, đề nghị người nhà cho bé nhập viện. Gia đình tức tốc đưa bé từ Hậu Giang đến TP HCM.

Các bác sĩ Bệnh viện Nhi Đồng Thành Phố đã phát hiện chiếc răng găm sâu vào thành phế quản trung gian, khiến việc gắp ra rất khó khăn, nhưng sau đó cũng thành công tốt đẹp. Sau 1 ngày điều trị tại Khoa Ngoại, bé đã cai được máy thở, tỉnh táo.

Bệnh nhi trong thời gian hậu phẫu - ảnh: BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG THÀNH PHỐ

Qua trường hợp trên, BS Tiến khuyên không nên chủ quan khi bé hít hoặc nuốt phải dị vật, đừng nghĩ rằng có thể bé nuốt vào bụng nhưng không sao. Cần đưa bé đến bệnh viện kiểm tra ngay.

A. Thư

Chia sẻ

Mạng Y Tế
Nguồn: Người lao động (https://nld.com.vn/suc-khoe/nho-rang-sau-rang-vang-luon-vao-duong-tho-khien-be-gai-phai-nhap-vien-20200704173805233.htm)

Tin cùng nội dung

  • Viêm phế quản là bệnh thường gặp trong mùa đông và thời tiết thay đổi. Khi phế quản bị viêm, niêm mạc của các phế quản bị kích thích sẽ phồng và dầy lên và làm hẹp hoặc tắc nghẽn các tiểu phế quản, gây ra ho và có thể kèm theo đờm đặc. Bạn đọc có thể tham khảo một số bài Thuốc, món ăn, trà Thuốc dùng khi mắc bệnh viêm phế quản như sau:
  • Hen phế quản (bệnh hen hay hen suyễn) là tình trạng đường dẫn khí bị hẹp và phù nề cũng như tăng tiết đàm nhầy. Điều này làm việc thở khó khăn và dễ gây ho, khò khè và thở hụt hơi.
  • Viêm phế quản mạn tính, (viêm phế quản mạn), là tình trạng viêm, (hoặc dễ bị kích thích), của đường thở trong phổi.
  • Viêm phế quản cấp là tình trạng nhiễm trùng cây phế quản, hệ thống ống mang khí đến hai lá phổi.
  • Nội soi phế quản (Bronchoscopy) là một thủ thuật giúp chẩn đoán và điều trị một số bệnh lý đường hô hấp bao gồm phế quản và phổi.
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Viêm thanh khí phế quản là một bệnh thông thường gây ảnh hưởng đến đường dẫn khí làm cho trẻ khó thở. Thường biến ở trẻ biết đi và tuổi từ 6 đến 12 tháng tuổi
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đến bệnh viện khi có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Viêm tiểu phế quản là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp phổ biến ở trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ. Viêm tiểu phế quản gây tắc nghẽn các đường dẫn khí nhỏ ở phổi
  • Viêm tiểu phế quản là bệnh về đường hô hấp rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Một trong các triệu chứng của bệnh viêm tiểu phế quản là tình trạng khó thở.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY