Nội tiết , Tiểu đường hôm nay

Nhồi máu cơ tim không đau ở người bệnh tiểu đường

Theo ước tính, có khoảng 30% bệnh nhân vào viện vì nhồi máu cơ tim mắc tiểu đường, trong khi tần suất người mắc bệnh tiểu đường khoảng 5-6%.
Điều này nói lên rằng người mắc bệnh tiểu đường dễ bị nhồi máu cơ tim hơn những người không mắc bệnh tiểu đường từ 2-4 lần tùy theo giới (phụ nữ mắc nhiều hơn, tuy chưa biết rõ lý do).
Khi bị nhồi máu cơ tim, triệu chứng đầu tiên rất có giá trị gợi ý cho chẩn đoán là những cơn đau điển hình vùng ngực trái, đau lan lên vai, lan ra cách tay kèm theo các triệu chứng mệt nhọc, khó thở, vã mồ hôi
Tuy nhiên, có một số người vì lý do này nọ, khi bị nhồi máu cơ tim lại không có triệu chứng đau khiến cho việc chẩn đoán khó khăn và điều trị có phần kém hiệu quả vì được chẩn đoán muộn hơn.
Do vậy, bệnh nhân và bác sĩ cần cảnh giác và cần nghĩ đến bệnh nhồi máu cơ tim một cách hệ thống trước một bệnh nhân tiểu đường có các triệu chứng xảy ra đột ngột và không giải thích được như:   - Rối loạn tiêu hóa, đau thượng vị.
- Khó thở khi gắng sức.
- Mệt mỏi, nhất là khi có gắng sức.
- Rối loạn nhịp tim, nhồi máu phổi.
- Đường máu tăng không rõ lý do.
- Tụt huyết áp.
Trong mọi trường hợp, làm điện tim là cách đơn giản nhất giúp chẩn đoán sớm nhồi máu cơ tim (vấn đề là nghĩ đến nó trước tiên). Sau nữa, có thể siêu âm tim gắng sức, chụp mạch vành, chụp CT scan.
Chẩn đoán càng sớm, càng giúp cho tiên lượng bệnh được tốt. Nhưng có một thực tế là bệnh nhân tiểu đường sau khi bị nhồi máu cơ tim vẫn có nhiều khả năng Tu vong hơn rất nhiều so với người không bị bệnh tiểu đường (20% so với 3,5% sau 7 năm).
Do vậy, tốt nhất là đừng mắc bệnh tiểu đường, điều trị tăng huyết áp, điều trị rối loạn chuyển hóa mỡ, tập thể dục, không hút Thu*c lá, ăn uống điều độ là những biện pháp cơ bản nhất để giữ được sức khỏe dài lâu.


Theo ThS. BS Nguyễn Huy Cường - Daithaoduong.vn

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/nhoi-mau-co-tim-khong-dau-o-nguoi-benh-tieu-duong-n23842.html)

Tin cùng nội dung

  • Ba tôi bị tiểu đường đã lâu, nay có biến chứng hoại tử ở chân, điều trị mãi không khỏi nhưng gia đình không muốn ba tôi phải đoạn chi. Nghe nói có phương pháp điều trị bằng oxy cao áp có thể giúp giữ lại chân tay cho người bệnh tiểu đường. Xin hỏi bệnh viện nào có điều trị phương pháp này và chi phí có tốn kém lắm không? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Hương - huomgnguyen...@yahoo.com.vn)
  • Theo Đông y, nguyên nhân của bệnh là do uất nhiệt hóa hỏa, làm phần âm của các tạng phủ, (phế, vị, thận, vân vân), bị hao tổn.
  • Bệnh tiểu đường (hay đái tháo đường) là danh từ dùng để chỉ một nhóm các bệnh lý ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng đường trong máu, thường đặc trưng bởi tăng đường máu.
  • Bệnh tiểu đường là một bệnh nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến mọi bộ phận và cơ quan trong cơ thể. Đó là lý do bệnh nhân cần được châm sóc từ nhiều bác sĩ.
  • Nhồi máu cơ tim (còn được gọi là cơn đau tim) xảy ra khi một phần của cơ tim bị phá hủy hoặc ch*t vì nó không nhận được đủ oxy. Nhồi máu cơ tim thường có thể điều trị được khi được chẩn đoán sớm. Tuy nhiên, nếu không điều trị nhồi máu cơ tim có thể gây Tu vong.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Xạ hình tưới máu cơ tim (myocardial perfusion scan) dùng một lượng nhỏ chất phóng xạ để ghi hình. Những hình ảnh này giúp cho người bác sĩ thấy được lượng máu đến nuôi cơ tim có đủ hay không.
  • Các chuyên gia tim mạch sử dụng aspirin cho các bệnh nhân bị chứng xơ vữa động mạch nhằm ngăn cản tạo cục máu đông gây ra tai biến não cũng như tim.
  • Nền nhiệt thấp và mưa phùn ẩm, chế độ ăn uống sinh hoạt thả phanh ngày Tết chính là yếu tố khiến nhiều người dễ bị gặp phải những căn bệnh này.
  • Bài Thuốc dân gian điều trị bệnh tiểu đường
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY