Nam khoa hôm nay

Chức năng và nhiệm vụ của Nam Khoa là chuyên khám, điều trị cũng như phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe liên quan đến cơ quan sinh dục của nam giới, các chứng bệnh sinh lý, chức năng sinh sản và bệnh lây lan qua đường tình dục. Các căn bệnh phổ biến của khoa như: viêm tinh hoàn, viêm bao quy đầu, viêm bàng quang, viêm niệu đạo, dài bao quy đầu, hẹp bao quy đầu,...

Những biến đổi chức năng S*nh l* và bệnh lý của tinh hoàn

Tinh hoàn là nhà máy sản xuất ra những tinh trùng và các hormone steroid liên quan đến chức năng Sinh d*c ở nam giới. Từ thời kỳ phát triển phôi đến lúc cơ thể về già, chức năng tinh hoàn có những biến đổi S*nh l* và bệnh lý.
Tinh hoàn là nhà máy sản xuất ra những tinh trùng và các hormone steroid liên quan đến chức năng Sinh d*c ở nam giới. Từ thời kỳ phát triển phôi đến lúc cơ thể về già, chức năng tinh hoàn có những biến đổi S*nh l* và bệnh lý.

Hiểu rõ vai trò của tinh hoàn giúp cho chúng ta phòng tránh những yếu tố bất thường và ngăn ngừa được những bệnh lý có thể xảy ra.

Chức năng của tinh hoàn

Tinh hoàn gồm có hai cấu trúc khác nhau: một là hệ thống các ống sinh tinh có nhiệm vụ sản xuất và vận chuyển các tinh hoàn. Hai là khối tế bào leydig có nhiệm vụ sản xuất các androgen steroid, với chủ lực là testosteron và một lượng nhỏ estradiol.

Các ống sinh tinh bao gồm các tế bào mầm và tế bào sertoli, chiếm 80 - 90% toàn bộ thể tích của tinh hoàn.

Sự tạo ra các tinh trùng được thực hiện nhờ sự biệt hóa và trưởng thành của các nguyên bào tinh trong thời gian 74 ngày, trong đó 50 ngày ở trong ống sinh tinh. Sau khi ra khỏi tinh hoàn, các tinh trùng phải mất 12 - 21 ngày để qua mào tinh (mào tinh dài 5 - 6m) rồi phóng tinh ra ngoài.

Nội tiết tố testosteron được sản xuất từ tế bào leydig sau khi biến đổi từ cholesterol, nồng độ testosterone trong máu được định lượng bằng miễn dịch phóng xạ là 3 - 10 ng/ml, lượng testosteron thay đổi trong ngày, với đỉnh cao nhất lúc 8 giờ và mức thấp nhất vào lúc 21 giờ. Testosterone lưu hành trong huyết tương dưới 2 dạng gắn với albumin và globulin, chỉ có 1 - 3% ở dạng tự do. Testosteron tác động lên mô đích chiếm 40 - 50% ở cả 2 dạng. Mặt khác, testosterone được biến đổi thành estrdiol nhờ vào men aromatase để có những tác động phù hợp hay đối kháng testosterone trong khi thực hiện những chức năng khác nhau, tetosteron được chuyển hóa ở gan và bài tiết qua thận dưới dạng 17 cetosteroid và các hợp chất khác như diol, triol và các dẫn xuất liên hợp.

Việc tạo ra những tinh trùng từ các ống sinh tinh chịu ảnh hưởng của hormone FSH từ tuyến yên và các tế bào leydig. Mỗi ngày một nam giới bình thường có thể sản xuất 200 triệu tinh trùng. Vai trò LH và FSH của tuyến yên có nhiệm vụ điều hòa hai chức năng của tinh hoàn và ngược lại testosterone và sự tạo những tinh trùng cũng có thể tác động phản hồi để tự điều hòa một cách riêng biệt.

chức năng S*nh l* và bệnh lý của tinh hoàn">những biến đổi chức năng S*nh l* và bệnh lý của tinh hoàn

Giai đoạn phôi thai và niên thiếu:

Trong thời kỳ phát triển phôi, phôi nam trải qua 3 giai đoạn biệt hóa giới tính: giai đoạn xác định giới nhiễm sắc thể XY, giai đoạn biến đổi tuyến Sinh d*c và giai đoạn xác định giới kiểu hình đồng thời tạo thành các bộ phận Sinh d*c tiết niệu nam.

Việc sản xuất tinh hoàn cao điểm nhất vào trung tuần thứ 8 - 10 của phôi thai, xác định kiểu hình giới được hoàn thành vào cuối tháng thứ 3 của thai kỳ, sản xuất testosterone sẽ giảm hẳn vào tháng thứ 9 của thai kỳ.

Lúc sinh, nồng độ testosteron ở bé trai chỉ cao hơn một ít so với bé gái. Sau khi sinh, trong 3 tháng đầu nồng độ testosteron tăng cao sau đó giảm dần lúc trẻ 1 tuổi, và tiếp tục tăng dần ở tuổi dậy thì cho đến 17 tuổi thì nồng độ testosteron ngang mức nồng độ testosteron ở người trưởng thành.

Giai đoạn dậy thì:

Tuổi dậy thì ở nam giới được đánh dấu bởi sản xuất tăng cao của các gonadotropin, lúc đầu trong giấc ngủ, về sau tăng cao suốt cả ngày. Càng ngày vùng đồi tuyến yên càng ít chịu ảnh hưởng của tuổi tác, nồng độ testosteron có chiều hướng gia tăng để tinh hoàn trưởng thành và bắt đầu tạo tinh trùng. Sự sản xuất các gonatropin tăng là do bài tiết GnRH tăng. Các thay đổi giải phẫu và chức năng trong thời kỳ này phụ thuộc vào nồng độ testosteron huyết tương, hệ Sinh d*c nam giới, D**ng v*t, tuyến tiền liệt, túi tinh, mào tinh hoàn bắt đầu phát triển, hệ thống lông, râu phát triển. Tiếng nói trầm do thanh quản phát triển, dây thanh âm dày lên, các mô liên kết, cơ bắp phát triển, đặc biệt vùng ngực và vai. Các quá trình phát triển đến một giai đoạn nhất định sẽ dừng lại, một khi tuổi dậy thì đã hoàn thành. Thông thường tuổi dậy thì bắt đầu ở tuổi 11 - 12 tuổi và kết thúc sau 4 - 5 năm.

Giai đoạn trưởng thành:

Tiếp theo giai đoạn dậy thì là giai đoạn trưởng thành của phái tính nam. Thời kỳ này phát huy đầy đủ các biểu hiện của nam tính và thời kỳ thuận lợi cho sinh sản.

Tuy nhiên, trong giai đoạn này các bệnh lý có thể xảy ra làm rối loạn sự bài tiết nội tiết tố và gây ra những bệnh lý cho cơ thể biểu hiện từ vùng hạ đồi tuyến yên đến vùng cơ quan tinh hoàn.

Các bệnh lý vùng đồi tuyến yên làm cản trở bài tiết gonadotropin, do đó làm giảm bài tiết androgen và sự sản xuất những tinh trùng.

Bệnh lý hội chứng cushing là một bệnh nội tiết do rối loạn sản xuất hormone vỏ thượng thận gây gia tăng mạn tính hormone glucocorticoid không kìm hãm được. Tác động lên trục đồi tuyến yên, gây LH giảm. Cần phải điều trị tốt hội chứng cushing, tùy theo nguyên nhân gây ra hội chứng như u tuyến yên thì phẫu thuật tuyến yên bóc u, hay do tuyến thượng thận việc điều trị phẫu thuật hay xạ trị tùy theo chỉ định.

Trong bệnh lý tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh, các gonadotropin được kích thích bài tiết gây ra dậy thì sớm, ngược lại các gonadotropin có thể bị ức chế gây vô sinh. Đây là một bệnh lý do rối loạn tổng hợp hormone vỏ thượng thận, vì thiếu hụt các enzyme nên dẫn tới việc thiếu hụt cortisol, sự thiếu hụt này dẫn đến sự tăng tiết ACTH từ tuyến yên, kích thích vỏ thượng thận tăng sinh và quá sản ra các chất trung gian, việc điều trị sử dụng hydrocortisone được chỉ định dùng suốt đời để thay thế cortisol nội sinh.

Tăng prolactin làm giảm bài tiết LH và FSH gây rối loạn chức năng tế bào leydig và ống sinh tinh làm cản trở sự tạo ra những tinh trùng.

Các bệnh lý tại tinh hoàn bao gồm tinh hoàn kém phát triển gặp trong các dị tật bẩm sinh hay bệnh lý mắc phải nguyên nhân do viêm nhiễm, chấn thương hay các bệnh lý từ các cơ quan khác gây hậu quả đến tinh hoàn như bệnh phong gây teo tinh hoàn, tùy theo nguyên nhân mà ta điều trị thì khả năng hồi phục chức năng của tinh hoàn sẽ được cải thiện.

Tuổi già:

Đến 70 tuổi, nồng độ testosteron huyết tương bắt đầu giảm. Tuy nhiên testosteron tự do và testosteron gắn với các protein vẫn trong giới hạn bình thường. LH huyết tương tăng lên, đồng thời tỷ lệ biến đổi androgen thành estrogen tăng ở mô ngoại vi, làm cho tỷ lệ androgen/estrogen giảm sút. Trong giai đoạn này, sự thay đổi về nội tiết có liên quan đến sự xuất hiện u xơ tuyến tiền liệt, đồng thời có hiện tượng vú to ở người già. Chức năng Sinh d*c có xu hướng giảm sút nhiều.

Vì vậy nhằm ngăn ngừa những biến đổi có thể xảy ra, ở giai đoạn này vai trò dinh dưỡng hợp lý, đặc biệt là những thức ăn giúp ngăn ngừa bệnh lý tuyến tiền liệt, song song với việc luyện tập thể dục thể thao phù hợp với lứa tuổi giúp tuổi già ở các cụ ông sống khỏe và yêu đời hơn.

BS.CKII. TUÊ THÀNH

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-nhung-bien-doi-chuc-nang-sinh-ly-va-benh-ly-cua-tinh-hoan-13000.html)

Chủ đề liên quan:

biến đổi chức năng

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY