Ngày 22/6/2020, bộ y tế đã ban hành đề án "khám, chữa bệnh từ xa" giai đoạn 2020 – 2025 với 2 mục tiêu căn bản, đó là tất cả các cơ sở y tế trên cả nước được hỗ trợ chuyên môn liên tục và mọi người dân đều được hỗ trợ y tế thường xuyên.
Nói về chương trình này, PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu – Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết, sau 4 tháng triển khai thực hiện chương trình, bệnh viện đã tiến hành đều đặn 1 tuần 2 buổi Telehealth (thứ 3 và thứ 5) với tổng số lượng các đầu cầu tham gia là 156 đầu cầu. Mỗi buổi, sẽ có trung bình từ 8-10 bệnh nhân nặng được tham gia hội chẩn trực tuyến.
PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu chủ trì một buổi khám, chữa bệnh từ xa với các điểm cầu.
Đáng chú ý, tất cả các trường hợp mà bệnh viện tuyến dưới đưa ra hội chẩn đều là các ca bệnh nặng, phức tạp mà các bác sĩ cơ sở gặp khó khăn trong chẩn đoán, điều trị. nhờ được hội chẩn, đưa ra hướng xử lý kịp thời, nhiều bệnh nhân đã được điều trị hiệu quả, cứu sống ngoạn mục. "tỷ lệ bệnh nhân phải chuyển lên tuyến trên hầu như rất ít", pgs.ts nguyễn lân hiếu cho biết.
Cách đây không lâu, một cụ ông ngoài 70 tuổi được đưa tới Bệnh viện Đa khoa Mường Khương (Lào Cai) cấp cứu trong tình trạng viêm phổi nặng, tràn mủ màng phổi, rất nguy kịch nếu không được hút dịch mủ ra bên ngoài.
Điều đáng nói, tại bệnh viện huyện miền núi này chưa bao giờ "dám" thực hiện kỹ thuật khó này. Trong khi đó, nếu chuyển bệnh nhân xuống Hà Nội điều trị, nguy cơ gặp biến chứng rất lớn vì bệnh nhân tuổi đã cao, sức khỏe yếu, không đáp ứng cho một chặng đường dài.
Trước tình thế trên, Bệnh viện Đa khoa Mường Khương đã nhờ sự trợ giúp của các bác sĩ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội qua Telehealth. Nhận thấy đây là ca bệnh có thể điều trị ngay tại địa phương, các bác sĩ chuyên khoa của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã hội chẩn, đưa ra phương pháp điều trị, đồng thời trực tiếp hướng dẫn, theo dõi các bác sĩ ở Mường Khương thực hiện kỹ thuật mở màng phổi hút dịch mủ ra ngoài qua hệ thống Telehealth.
Điều đáng mừng là các bác sĩ ở Mường Khương đã thực hiện thành công ca phẫu thuật trên. Thời điểm hiện tại, bệnh nhân đã ổn định sức khỏe và được xuất viện về nhà.
Một trường hợp khác được giám đốc bệnh viện đại học y hà nội dẫn chứng là ca bệnh ở ngọc lặc, thanh hóa. bệnh nhân được đưa vào bệnh viện đa khoa khu vực ngọc lặc trong tình trạng hôn mê không xác định rõ nguyên nhân. khi tiến hành hội chẩn và trực tiếp theo dõi ca bệnh qua "màn hình", các bác sĩ bệnh viện đại học y hà nội đã quan sát thấy tình trạng tăng áp lực nội sọ do sán não.
Thông qua các buổi khám, chữa bệnh từ xa, nhiều bệnh nhân ở tuyến dưới đã được điều trị, cứu sống ngoạn mục.
Do tình hình bệnh nhân nguy cấp trong khi bệnh viện đa khoa ngọc lặc chưa bao giờ thực hiện ca mổ não cho bệnh nhân nên ngay trong đêm, một kíp cấp cứu của bệnh viện đại học y hà nội đã vượt hơn 100km đến ngọc lặc để thực hiện đặt dẫn lưu não thất, sau đó tiến hành điều trị sán. nhờ tìm được nguyên nhân và sự có mặt kịp thời của các bác sĩ tuyến, bệnh nhân đã được cứu sống, không để lại di chứng. hiện sức khỏe bệnh nhân đã hồi phục và được xuất viện.
Hay một trường hợp gặp T*i n*n giao thông bị đứt rời chi khỏi cơ thể được đưa đến Bệnh viện Đa khoa Bắc Quang (Hà Giang) cấp cứu. Nếu trước đây, bệnh viện huyện miền núi này sẽ không thực hiện được việc phẫu thuật nối chi mà phải chuyển bệnh nhân lên tuyến trên (mà trong quá trình này, nếu không bảo quản tốt trong quá trình di chuyển, phần chi thể đứt rời có nguy cơ hoại tử, hỏng vĩnh viễn) thì hiện nay, qua hệ thống Telehealth, các bác sĩ tại đây đã nối thành công phần chi đứt rời cho bệnh nhân ngay tại cơ sở dưới sự chỉ dẫn trực tiếp của các bác sĩ tại Hà Nội.
Sau khi phần chi đứt rời cơ bản được hồi phục, bệnh nhân mới được chuyển xuống bệnh viện đại học y hà nội để thực hiện các kỹ thuật tạo hình thẩm mỹ cao hơn.
Bên cạnh việc người dân được cấp cứu, điều trị kịp thời, đúng phác đồ, giám đốc bệnh viện đại học y hà nội cho biết thêm, mỗi buổi khám, chữa bệnh từ xa còn là các buổi trao đổi, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm của các chuyên gia, các bác sĩ để tuyến dưới có cơ hội nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh của ngành y tế.
Cùng với đó, tất cả các chương trình tư vấn, khám chữa bệnh từ xa đều được phát sóng trực tiếp, lưu youtube, fanpage của bệnh viện, trung bình là 500.000 đến 800.000 lượt tương tác.
"Ngoài việc thực hiện hội chẩn, khám chữa bệnh cho các bệnh nhân tại địa phương, đây là một kênh rất quan trọng để chúng tôi làm tài liệu giảng dạy cho sinh viên, hướng dẫn các bác sĩ trẻ, bác sĩ mới ra trường", PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu cho biết.
Theo PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu – Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, bên cạnh việc hội chẩn, khám chữa bệnh từ xa trực tiếp qua hệ thống Telehealth tại các điểm cầu, Bệnh viện đã và đang triển khai các phòng, khám bệnh từ xa tại các bệnh viện. Trước mắt là Bệnh viện 199 (Đà Nẵng) và Bệnh viện Đa khoa Thanh Ba (Phú Thọ).
Tại các đầu cầu, các bác sĩ sẽ ở trong phòng khám của bệnh viện và cùng với các bác sĩ bệnh viện đại học y hà nội trực tuyến với bệnh nhân. các hình ảnh, xét nghiệm sẽ được gửi qua công nghệ thông tin và được phân tích, xử lý tại bệnh viện đại học y hà nội. đơn Thu*c sẽ được các bác sĩ ở điểm cầu cấp cho bệnh nhân cùng tên của bác sĩ hội chẩn trực tuyến tại bệnh viện đại học y hà nội.
Giai đoạn tiếp theo đang được triển khai là tiến hành sử dụng các công cụ hỗ trợ để chẩn đoán từ xa tại nhà của bệnh nhân. Theo đó, các điều dưỡng viên, kỹ thuật viên sẽ đến tận nhà bệnh nhân khi có yêu cầu, làm các xét nghiệm, lấy mẫu máu theo sự hướng dẫn của bác sĩ ngồi tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
Theo Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, điều này được triển khai với mong muốn dùng công nghệ hỗ trợ cho các bác sĩ để việc thăm khám được rộng rãi hơn và người dân sẽ hạn chế phải đến bệnh viện, hạn chế chuyển tuyến.
Chủ đề liên quan:
bệnh được bệnh viện đại học y hà nội ca bệnh cứu sống cứu sống ngoạn mục được cứu sống khám chữa bệnh từ xa ngoạn mục Nhờ Telehealth Telehealth y tế