Bài thuốc dân gian hôm nay

Những danh y, thầy Thuốc nổi tiếng của đất Việt

Chúng tôi xin giới thiệu tóm tắt vài nét về thân thế và sự nghiệp của một số ngôi sao sáng trong bầu trời Y học Việt Nam. Mong rằng chúng ta sẽ noi gương, tiếp tục học tập, nghiên cứu, rèn luyện trao dồi đạo đức và nhân cách để xứng đáng là một người đang làm việc, phụng sự và bảo vệ cho sức khỏe nhân dân.

1.Tuệ tĩnh (1330-?):

Tuệ Tĩnh tên là Nguyễn Bá Tĩnh

Tuệ Tĩnh tên là Nguyễn Bá Tĩnh, người làng Nghĩa Phú, huyện Cẩm Giàng (Hải Dương). Ông được phong là ông tổ của nền y dược cổ truyền Việt Nam. Các bộ sách Nam Dược thần hiệu và Hồng Nghĩa tư giác y thư của ông không chỉ có ý nghĩa trong lịch sử y học mà cả trong lịch sử văn học Việt Nam. Mồ côi cha mẹ từ lúc 6 tuổi, Nguyễn Bá Tĩnh được các nhà sư chùa Hải Triều và chùa Giao Thủy nuôi cho ăn học. Năm 22 tuổi, ông đậu Thái học sinh dưới triều vua Trần Dụ Tông, nhưng không ra làm quan mà ở lại chùa đi tu lấy pháp hiệu là Tuệ Tĩnh. Những ngày đi tu cũng là những ngày ông chuyên học Thuốc, làm Thuốc, chữa bệnh cứu người. Năm 55 tuổi (1385), Tuệ Tĩnh bị đưa đi cống cho triều đình nhà Minh. Sang Trung Quốc, ông vẫn làm Thuốc, nổi tiếng, được vua Minh phong là Đại y Thiền sư, mất ở đó, không rõ năm nào. Ông đã tổng hợp y dược dân tộc cổ truyền trong bộ sách giá trị là bộ Nam dược thần hiệu chia làm 10 khoa. Đặc biệt, ông có bộ Hồng Nghĩa tư giác y thư (2 quyển) biên soạn bằng quốc âm, trong đó có bản thảo 500 vị Thuốc nam, viết bằng thơ Đường luật (nôm), và bài Phú Thuốc Nam 630 vị cũng dùng quốc ngữ.

2.Hải thượng lãn ông Lê Hữu Trác (1720 - 1791):

Lê Hữu Trác hiệu là Hải Thượng Lãn Ông

Lê Hữu Trác hiệu là Hải Thượng Lãn Ông, quê ở làng Liêu Xá, huyện Đường Hào (nay là huyện Mỹ Vǎn, tỉnh Hải Hưng). Lê Hữu Trác xuất thân từ một gia đình làm quan to thời vua Lê chúa Trịnh. Lúc nhỏ, Lê Hữu Trác theo cha lưu học ở thủ đô Thăng Long. Năm 19 tuổi, cha mất sớm nên Lê Hữu Trác phải thôi học về nhà chịu tang. Ông đã tìm gặp một ẩn sĩ họ Vũ ở làng Ðặng Xá, huyện Hoài An rất giỏi môn Thiên nhân dạy cho thuật âm dương, sau vài năm nghiên cứu thuật âm dương, Lê Hữu Trác mới đeo gươm tòng quân. Sau khi xin ra khỏi quân ngũ, về Hương Sơn không lâu thì Lê Hữu Trác bị ốm nặng trong vòng hai, ba năm liền chữa khắp nơi không khỏi. Chính trận ốm này là bước ngoặt quan trọng đối với cuộc đời của Lê Hữu Trác và nghề Thuốc Việt nam. Sau nhiều năm tìm thầy chữa bệnh không kết quả, Lê Hữu Trác nhờ cáng đến nhà một thầy Thuốc ở Rú Thành thuộc xã Trung Cần, huyện Thanh Chương (nay là xã Nam Trung, huyện Nam Ðàn, tỉnh Nghệ An) tên là Trần Ðộc thi đỗ cử nhân rồi ở nhà làm Thuốc được nhân dân rất tín nhiệm. Trong thời gian nằm chữa bệnh ở đây, những lúc rỗi rãi Lê Hữu Trác mượn bộ sách Thuốc Phùng thi cẩm nang Trung quốc để đọc, phần lớn đều hiểu thấu, thầy Thuốc Trần Ðộc lấy làm lạ và đã có ý muốn truyền đạt nghề mình cho Lê Hữu Trác. Năm 62 tuổi, Hải Thượng Lãn Ông được chúa Trịnh Sâm triệu ra thủ đô Thăng Long để chữa bệnh cho con là Trịnh Cán, nhưng đơn Thuốc kê lên bị các thầy Thuốc khác trong phủ chúa gièm pha và không được dùng. Sách Thuốc cũng chẳng tìm được ai chịu trách nhiệm cho in. Nhưng cũng chính trong chuyến đi này, Hải Thượng đã rất vui mừng được biết sách Thuốc của mình biên soạn không những đã được học trò sao chép dùng tại chỗ mà còn được đưa đi rất xa tới tận thủ đô và có người nhờ học sách Thuốc của mình mà đã trở thành thầy Thuốc giỏi ở thủ đô nên đã lập bàn thờ, thờ sống Hải Thượng để tỏ lòng nhớ ơn. Cuối năm đó (1782) Hải Thượng Lãn Ông trở lại Hương Sơn, tiếp tục dạy học, biên soạn thêm một số tập trong toàn bộ tác phẩm "Y tông tâm lĩnh" cho đến khi ông mất.

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/news/nhung-danh-y-thay-thuoc-noi-tieng-cua-dat-viet)

Tin cùng nội dung

  • Tôi vừa tới phòng khám cũng là lúc cơn mưa rào mùa hè đổ xuống. Trong lúc chưa có bệnh nhân tới khám, tôi đưa mắt nhìn ra ngoài ngắm mưa thì chuông điện thoại reo. “Cháu chào chú, chú có khoẻ không?
  • Với các nghề nghiệp khác, các trí thức bậc cao hiếm khi phải trực tiếp làm các công việc chân tay. Nhưng với thầy Thuốc là ngoại lệ...
  • Bác sĩ bị đè nén đang là vấn để rắc rối của y tế. Họ cần sự giúp đỡ của chúng ta và lòng từ bi. Không đe dọa. Không hạn chế cấp giấy phép. Không được chế giễu công khai...
  • Nhìn thấy những nụ cười tươi tắn nở bừng trên gương mặt người nữ Bác sỹ và gia đình bệnh nhân nọ, tôi thầm nghĩ: càng có nhiều những thầy Thuốc như Bác sỹ Tự thì người dân càng có niềm tin khi vào bệnh viện, yên tâm đặt trọn sức khỏe và tính mạng mình trong tay những lương y như từ mẫu.
  • Và sau 1 năm điều trị, hôm nay tôi cầm bút viết bài viết này từ cảm nhận của một bệnh nhân xin được nói lời cảm ơn đến những người thầy Thuốc có tâm trong sáng và làm việc thiết thực đem lại niềm hy vọng sống cho người bệnh.
  • Bệnh viện bị nhiều người dân kêu ca. Ngược lại thầy Thuốc thì kêu ca nghề nghiệp bạc bẽo. Thầy Thuốc và người bệnh có vẻ như đang bất bình nhau nên mâu thuẫn và xung đột là không tránh khỏi.
  • Một chiều cuối xuân, chúng tôi có dịp ghé thăm nhà chị Nguyễn Thị Hoa ở xóm Cộng Hòa, xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình – người phụ nữ được các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Thái Bình và Khoa Sản Trường đại học Y Thái Bình cứu sống
  • Kể từ khi xuất viện đến nay, cháu Phan Anh học sinh lớp 5G, trường Tiểu học Phương Mai, Hà Nội đã khỏe mạnh và lại được đến trường, nhìn Phan Anh lúc này ít ai nghĩ nếu trước đó bé bị bệnh viêm cơ tim và chỉ chậm vài phút em sẽ không bao giờ ở lại với cuộc sống này.
  • Đã hơn 30 năm làm việc trong ngành y, nhớ lại những ngày mới ra trường với bao bỡ ngỡ, bao khó khăn trong nghề.
  • Hiến máu có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, một số trường hợp ở người hiến máu có thể có những biểu hiện không mong muốn xảy ra.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY