Bệnh theo mùa hôm nay

Những loại thực phẩm nên tránh xa khi bị thủy đậu

Khi bị thủy đậu để tránh tình trạng bệnh trở nên nặng hơn thì bạn không nên sử dụng những thực phẩm có tên trong danh sách dưới đây.

Bệnh thủy đậu (phỏng rạ, bỏng rạ, trái rạ) thường xuất hiện nhiều nhất từ tháng 2 - 4hàng năm. Thủy đậu do virut gây ra, bệnh dễ lây lan từ người này qua người khác: lây qua đường hôhấp, hoặc lây do mụn nước vỡ ra. Thủy đậu thường gặp nhất là ở trẻ em.

Không nên ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ khi bị thủy đậu.

Để tránh tình trạng bệnh trở nên nặng hơn, khi bị thủy đậu bạn nênnhớ phải tránh xa các thực phẩm có tên trong danh sách dưới đây!

- Những thực phẩm sẽ gây ngứa nhiều ở những vùng da có mụn, gây nhờn dẫn đến các vùng da bị bệnhluôn trong tình trạng mất vệ sinh và để lại sẹo lớn: thịt gà, sữa, phô mai, trứng, kem, bơ, pa tê,bánh ngọt…

- Những thực phẩm gây nguy cơ sưng tấy và mưng mủ trên các vùng da bị mụn: xôi, bánh chưng,những thực phẩm làm từ nếp, đậu xanh…

- Những thực phẩm gây khó tiêu cho cơ thể, đau rát vùng miệng là các loại đồ ăn chế biến có chứanhiều dầu mỡ như chiên, xào…

- Không nên ăn rau muống và các loại rau có chứa mủ khi bị bệnh vì sẽ để lại vết thâm, sẹolồi

- Những thực phẩm có chứa nhiều protein, đạm làm cho tiêu hóa khó khăn hơn, làm cho cơ thể bịnóng và có nguy cơ để lại sẹo như thịt bò, thịt heo…

- Những thực phẩm tanh như: tôm, cua… cũng không tốt cho người mắc bệnh thủy đậu và để lại dichứng là những vết sẹo lồi hoặc lõm trên các vùng da

- Bệnh thủy đậu luôn khiến cơ thể mất nước do đó nếu như người bệnh ăn nhiều muối hoặc nhữngthực phẩm được sử dụng quá nhiều muối sẽ làm cho cơ thể bị mất nước, gây ngứa nhiều hơn và đặc biệtcũng là nguyên nhân gây ra sẹo. Điều mà bất kỳ ai mắc bệnh thủy đậu cũng lo ngại. Một số thực phẩmchứa nhiều muối như: cá khô, tôm khô, mực khô, mắm ruốc…

- Những đồ ăn được nấu quá khô, ít nước sẽ gây khó khăn trong quá trình ăn uống của người bệnh.Vì hệ tiêu hóa lúc này hoạt động kém do hệ miễn dịch bị tấn công, răng miệng bị nổi mụn nước do đónếu muốn nhanh chóng hết bệnh thì tránh ăn những đồ ăn khô: bánh mì, lương khô…

- Các loại trái cây, nước ép vô cùng tốt cho người mắc bệnh nhưng lưu ý không sử dụng quá nhiềucam, chanh vì khi sử dụng quá nhiều hai loại trái cây này sẽ cung cấp thêm lượng axit vào trong cơthể gây ra tình trạng ngứa ở các nốt mụn, gây cảm giác khó chịu.

- Những thực phẩm có vị nóng, cay như: tiêu, ớt…thì không nên sử dụng vì sẽ làm cho cơ thể nónglên, tăng mức độ viêm nhiễm ở các nốt mụn, gây ngứa ngáy và khó chịu

- Những thức uống như cafe, sô cô la…sẽ làm cho cơ thể nóng từ bên trong, tăng viêm nhiễm, sưngđỏ ở các nốt mụn. Điều này làm cho các tuyến mồ hôi ở cơ thể hoạt động mạnh hơn, gây ra cảm giácngứa ngáy và gây mất vệ sinh cho người bệnh.

Lưu ý: Bệnh nhân thủy đậu không nên kiêng tắm, cần giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ, có thể tắmnhanh bằng nước ấm, tắm nhẹ nhàng tránh để bóng nước bị vỡ ra. Những mụn nước bị vỡ ra nên bôiThu*c xanh methylen để tránh nhiễm trùng, nhanh liền sẹo.

Theo Thanh Lê - Khỏe và Đẹp

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/nhung-loai-thuc-pham-nen-tranh-xa-khi-bi-thuy-dau-n192679.html)

Tin cùng nội dung

  • Mùa hè với tiết trời nắng nóng, oi bức, là điều kiện thuận lợi để gây ra các bệnh của đường tiêu hóa, trong đó bệnh kiết lỵ là thường gặp nhất. Đông y có những bài Thuốc hay để điều trị chứng bệnh này.
  • Có rất nhiều lý do khiến cho nhiều người phải làm việc ban đêm. Tuy nhiên, làm việc thường xuyên về đêm khiến cơ thể mệt mỏi, dễ bị lão hóa sớm, khả năng miễn dịch giảm, da thô ráp, mắt kém và nhiều triệu chứng xấu khác.
  • Khi bị thủy đậu, người bệnh cần được khám, dùng Thuốc và chăm sóc theo đúng hướng dẫn của thầy Thuốc. Bên cạnh đó, có thể áp dụng một số các bài Thuốc Đông y sau có tác dụng hỗ trợ điều trị tốt, giúp người bệnh nhanh khỏi và hồi phục sức khỏe.
  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
  • Thủy đậu (trái rạ) là một dạng bệnh truyền nhiễm do virut gây ra. Người chưa từng mắc bệnh và chưa tiêm vaccine thủy đậu sẽ rất dễ bị lây nhiễm.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY