Bệnh truyền nhiễm hôm nay

Những loại Thuốc hạ sốt không được dùng khi bị sốt xuất huyết?

Thưa bác sĩ, khi bị sốt xuất huyết thì có được uống Thuốc hạ sốt không? Nên dùng loại nào để có tác dụng tốt nhất? Vì sao người bị sốt xuất huyết phải xét nghiệm máu thường xuyên, như vậy có gây thiếu máu không? Em cảm ơn.

Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Bạn thân mến,

Sốt xuất huyết có 4 tuýp huyết thanh là D1-D4. Vì vậy, khi đã bị sốt xuất huyết vẫn có thể mắc lại nhiều lần. Bệnh này lây qua muỗi đốt từ người bệnh sang người lành nên rất dễ gây thành dịch.

Bệnh thường kéo dài 7-10 ngày; trong đó giai đoạn nguy hiểm là ngày thứ 3 đến thứ 7 của bệnh. Người bị bệnh đến ngày thứ 4 bắt đầu hết sốt và không có biểu hiện gì khác là bệnh đang thuyên giảm nhưng vẫn cần tiếp tục theo dõi.

Việc điều trị sốt xuất huyết chủ yếu là điều trị triệu chứng và phần lớn điều trị ngoại trú, như hạ sốt, bù dịch bằng đường uống; nên uống Oresol, nước sôi để nguội, nước trái cây, nước cháo muối loãng; cần nhập viện khi có các dấu hiệu cảnh báo như: Vật vã, lừ đừ, li bì, đau bụng vùng gan, nôn nhiều, tiểu ít, xuất huyết niêm mạc...

Khi bị sốt xuất huyết, nếu được điều trị ngoại trú, thường thì bệnh nhân vẫn phải thường xuyên theo dõi, thử máu. Đây là một trong những phương tiện giúp chẩn đoán và theo dõi điều trị bệnh sốt xuất huyết. Có nhiều loại xét nghiệm máu được thực hiện trong quá trình theo dõi và điều trị, nhất là trong trường hợp sốt xuất huyết nặng.

Một xét nghiệm máu được làm thường xuyên trong quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh sốt xuất huyết là đo thể tích khối hồng cầu (Hematocrit).

Trị số thể tích khối hồng cầu là một trong những yếu tố giúp đánh giá mức độ cô đặc máu trong cơ thể bệnh nhi sốt xuất huyết. Có thể nói một cách đơn giản là nếu máu càng bị cô đặc thì bệnh càng dễ trở nặng. Tuy nhiên, can thiệp tình trạng cô đặc máu này sớm hay muộn đều có thể ảnh hưởng đến quá trình điều trị. Vì vậy việc theo dõi diễn tiến tình trạng cô đặc máu để phát hiện thời điểm cần can thiệp là rất cần thiết, do đó xét nghiệm đo thể tích khối hồng cầu sẽ được các bác sĩ chỉ định thực hiện ở nhiều thời điểm tùy tình trạng bệnh nhân.

Các xét nghiệm máu được thực hiện đều cần thiết và lượng máu xét nghiệm (dù nhiều lần) là rất ít so với lượng máu trong cơ thể, hoàn toàn không làm cho bệnh nhân bị mất máu hay thiếu máu vì các xét nghiệm này. Do đó, bạn không cần phải lo lắng việc mất máu quá nhiều nhé!

Một vấn đề khác cần lưu ý đó là không nên cạo gió khi bị sốt xuất huyết, vì như vậy rất dễ làm cho da bị tổn thương và có thể gây chảy máu kéo dài. Bên cạnh đó, nếu bị sốt cao, Paracetamol là Thuốc có tác dụng hạ sốt được chỉ định trong sốt xuất huyết, liều dùng 10-15mg/kg/lần trong 4-6 giờ. Không dùng Aspirin, Analgin, Ibuprofen để hạ sốt vì có thể gây xuất huyết nặng hơn.

Vì vây, cần lưu ý đọc kỹ thành phần của Thuốc hoặc hỏi dược sĩ, bác sĩ để tránh dùng phải các Thuốc trên.

Bệnh sốt xuất huyết Dengue có biểu hiện lâm sàng đa dạng, diễn biến nhanh chóng từ nhẹ đến nặng. Bệnh thường khởi phát đột ngột và diễn biến qua ba giai đoạn: giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn hồi phục. Nếu không được phát hiện sớm, điều trị đúng và kịp thời sẽ dễ dẫn tới Tu vong.Vì vậy, khi người bệnh có các biểu hiện lâm sàng ở giai đoạn sốt như sốt cao đột ngột, liên tục; nhức đầu chán ăn, buồn nôn; đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt; da sung huyết (thường có chấm xuất huyết ở dưới da), chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam... cần đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị thích hợp. AloBacsi.com
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/nhung-loai-thuoc-ha-sot-khong-duoc-dung-khi-bi-sot-xuat-huyet-n405783.html)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh sốt xuất huyết Dengue là một loại bệnh truyền qua muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) xảy ra ở những vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới
  • Xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát hay còn gọi là xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch hay vô căn là một rối loạn đông cầm máu có thể dẫn đến dễ bầm tím hoặc chảy máu (xuất huyết).
  • Sốt là một dấu hiệu của nhiều tình trạng khác nhau, bao gồm cả nhiễm trùng. Nhiệt độ bình thường của bạn có thể khác chút ít so với nhiệt độ cơ thể trung bình (98,6oF hay 37oC).
  • Cùng với ung thư vú, ung thư cổ tử cung rất phổ biến ở phụ nữ. Bài viết này cung cấp những thông tin cơ bản về căn bệnh này.
  • Ung thư nội mạc tử cung là ung thư xuất hiện ở nội mạc tử cung. Nội mạc tử cung là lớp niêm mạc tử cung (còn gọi là dạ con). Ung thư nội mạc tử cung hầu như luôn được điều trị thành công nếu phát hiện sớm. Bạn có thể được phát hiện sớm nếu đi khám bác sĩ mỗi khi có chảy máu bất thường từ *m đ*o.
  • Thuốc chẹn canxi (CCB= calcium channel blocker) ngăn không cho dòng canxi vào nội bào, làm cản trở quá trình co cơ.
  • Estrogen là nội tiết tố nữ được tiết ra từ buồng trứng, một hormon quan trọng trong cơ thể phụ nữ. Estrogen giúp cơ thể phát triển mềm mại, nở nang đầy nữ tính.
  • Sốt là hiện tượng tăng thân nhiệt, đây là triệu chứng thường gặp của nhiều bệnh lý toàn thân và xuất hiện ở nhiều loại bệnh khác nhau gây nên rối loạn điều hòa thân nhiệt làm phá vỡ sự cân bằng giữa sinh nhiệt và thải nhiệt của cơ thể.
  • Uxơ tuyến tiền liệt là bệnh thường gặp ở nam giới trung niên trở đi, càng cao tuổi tỷ lệ mắc càng cao. Nguyên nhân là do tuyến tiền liệt to dần lên, chèn ép dòng chảy, tùy mức độ nặng nhẹ của bệnh làm cho người bệnh đi tiểu khó, tiểu nhỏ giọt, bí tiểu, đi tiểu đêm nhiều lần làm người bệnh rất khổ sở.
  • Dụng cụ tử cung (DCTC), là một dụng cụ nhỏ, hình chữ T, phía cuối của dụng cụ được nối với một sợi dây (sợi dây này sẽ được kéo ra ngoài cổ tử cung để có thể kiểm tra định kỳ xem dụng cụ vẫn ở đúng chỗ hay không)
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY