Nội tiết , Tiểu đường hôm nay

Những lỗi thường gặp của người bệnh tiểu đường

Người bệnh tiểu đường thường ít đi khám bác sĩ, 99% thời gian của họ là tự mình làm bác sĩ. Vì vậy việc điều trị không được như mong muốn.

Không hiểu bệnh tình

Chủ nhiệm trung tâm sức khỏe ĐH Khoa học và y tế Oregon (Mỹ), TS Andrew Oman cho biết: “Người thường ít đi khám bác sỹ. 99% thời gian của họ là tự mình làm bác sỹ”.

Nếu không hiểu rõ về bệnh tình của mình, không hiểu rõ tình trạng sức khỏe của bản thân mình thì hiệu quả ăn uống, tập luyện và uống Thu*c đều bị giảm đi rất nhiều.

Quá nóng vội

Các chuyên gia trường ĐH California- Mỹ chỉ ra rằng: Người bị tuýp 2 luôn xác định rằng mình sẽ “kháng chiến trường kỳ” với căn bệnh này.

Rất nhiều người vội vàng, muốn nhanh chóng khỏi bệnh, trong một thời gian ngắn không thấy hiệu quả đã từ bỏ hoặc buông xuôi. Vì vậy, điều chỉnh thói quen sinh hoạt nên đưa ra một mục tiêu thiết thực, khả thi và thực hiện từ từ theo thứ tự từng bước, không nên quá vội vàng.

Độc lập tác chiến

Cuộc sống không phải chỉ là việc của một người, khống chế cũng như vậy. Người bị muốn kiểm soát được bệnh thì cần rất nhiều sự hỗ trợ từ người thân, bạn bè, đồng nghiệp vv. Những người đó có thể nhắc nhở bạn uống Thu*c, cùng luyện tập, cổ vũ bạn sống lành mạnh.

Áp lực quá lớn

Tâm trạng buồn chán và áp lực quá lớn sẽ ảnh hưởng tới đường huyết.

Người bị mà bị trầm cảm thì nguy hiểm gấp đôi so với người thường vì lúc này rất khó khống chế đường huyết.

Tùy tiện uống Thu*c

Rất nhiều cho rằng uống Thu*c càng có hiệu quả chữa trị hơn là ăn uống.

Thực tế, trong rất nhiều trường hợp người bị tuýp 2, kết hợp ăn uống điều độ và luyện tập hợp lý, không cần Thu*c cũng có thể khống chế được bệnh tật. Người bệnh cũng thường mắc tật “uống theo cảm giác”, tự mình điều chỉnh liều lượng uống.

Tùy tiện ăn uống

Thay đổi kết cấu bữa ăn cũng cần phải tiến hành từ từ theo sự hấp thụ của cơ thể. Phương pháp tốt nhất là ghi nhật ký ăn uống hàng ngày. Dưới sự hướng dẫn của chuyên gia dinh dưỡng, ghi chép lại nhiệt lượng và thành phần đường trong thức ăn hàng ngày.

Ngoài ra, một lỗi nữa là không ăn đúng giờ đúng bữa, đặc biệt là bỏ bữa sáng. Bữa no bữa đói sẽ làm cho đường huyết rối loạn, làm cho bệnh tình nặng thêm.

Theo Dương Hằng - Dân trí/ sohu

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/nhung-loi-thuong-gap-cua-nguoi-benh-tieu-duong-n12598.html)

Tin cùng nội dung

  • Sáng nay (8/4) đi khám sức khỏe cùng cơ quan, tôi phát hiện ra bị tiểu đường với mức đường huyết lên đến 135mg/dl. Quá bất ngờ. Tôi không hiểu về chỉ số trên. Mangyte tư vấn giúp tôi nên làm gì, đi khám bác sĩ nào để bắt đầu điều trị.Tôi muốn đến phòng mạch tư để có thể trao đổi nhiều hơn với bác sĩ. Xin cảm ơn. Rất mong hồi âm sớm.
  • Ba tôi bị tiểu đường đã lâu, nay có biến chứng hoại tử ở chân, điều trị mãi không khỏi nhưng gia đình không muốn ba tôi phải đoạn chi. Nghe nói có phương pháp điều trị bằng oxy cao áp có thể giúp giữ lại chân tay cho người bệnh tiểu đường. Xin hỏi bệnh viện nào có điều trị phương pháp này và chi phí có tốn kém lắm không? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Hương - huomgnguyen...@yahoo.com.vn)
  • Theo Đông y, nguyên nhân của bệnh là do uất nhiệt hóa hỏa, làm phần âm của các tạng phủ, (phế, vị, thận, vân vân), bị hao tổn.
  • Từ xưa đến nay, chữa bệnh đái tháo đường bằng ăn uống được coi là cách chữa cơ bản nhất, đó là thực hiện chế độ ăn kiêng theo yêu cầu của bác sĩ nhằm duy trì lượng đường cần thiết trong máu. Chế độ kiêng khem không có nghĩa chỉ được ăn một vài loại lương thực và thực phẩm mà là lựa chọn thực phẩm cung cấp đủ lượng calo cho cơ thể.
  • Bệnh tiểu đường (hay đái tháo đường) là danh từ dùng để chỉ một nhóm các bệnh lý ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng đường trong máu, thường đặc trưng bởi tăng đường máu.
  • Bệnh tiểu đường là một bệnh nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến mọi bộ phận và cơ quan trong cơ thể. Đó là lý do bệnh nhân cần được châm sóc từ nhiều bác sĩ.
  • Hạ đường huyết thường liên quan đến việc điều trị bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, một số tình trạng bệnh khác có thể gây hạ đường huyết.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Nền nhiệt thấp và mưa phùn ẩm, chế độ ăn uống sinh hoạt thả phanh ngày Tết chính là yếu tố khiến nhiều người dễ bị gặp phải những căn bệnh này.
  • Bài Thuốc dân gian điều trị bệnh tiểu đường
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY