Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Những lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường hằng ngày

Đảm bảo dinh dưỡng, chăm sóc răng miệng và bàn chân đúng cách là những lưu ý người mắc đái tháo đường cần đặc biệt chú trọng.

Thông tin được chia sẻ từ buổi tư vấn trực tuyến với chủ đề "một số kiến thức và kỹ năng chăm sóc bệnh đái tháo đường" được phát sóng trên fanpage vnexpress.net ngày 22/12. chương trình thuộc chuỗi tư vấn trực tuyến "hiểu đường huyết - sống vui khoẻ" do tổng hội y học việt nam đồng hành cùng công ty tnhh sanofi-aventis việt nam thực hiện.

Trong chương trình, psg.ts.bs hồ thị kim thanh – trưởng bộ môn y học gia đình - đại học y hà nội, đã chia sẻ những thông tin hữu ích về theo dõi và chăm sóc các vấn đề thường gặp trong cuộc sống hằng ngày mà bệnh nhân mắc đái tháo đường cần lưu ý.

PSG.TS.BS Hồ Thị Kim Thanh - Trưởng bộ môn Y học Gia đình - Đại học Y Hà Nội, chia sẻ từ buổi tư vấn trực tuyến "Một số kiến thức và kỹ năng chăm sóc bệnh đái tháo đường" ngày 22/12.

Chế độ dinh dưỡng khi ốm đau

Trong những ngày đau ốm, người bệnh không thể tăng cường vận động, hoạt động như bình thường và cần có thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn. nếu không may mắc covid-19, bệnh nhân đái tháo đường còn sẽ gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại, đặc biệt do họ thường có triệu chứng, biến chứng nặng hơn so với người bình thường. bác sĩ thanh khuyên bệnh nhân cần duy trì một chế độ dinh dưỡng gần giống như ngày thường để có đủ năng lượng cần thiết giúp tạo sức đề kháng cho cơ thể. trong đó, bệnh nhân nên chọn một số loại thực phẩm mềm, dễ ăn, dễ tiêu do nhiều người khi cảm thấy mệt mỏi thường nhịn ăn dài ngày khiến tình trạng hạ đường huyết có thể xảy ra.

"Trong những ngày ốm, có thể ăn thành 5-7 bữa nhỏ so với ngày thường để đủ năng lượng đáp ứng cho cơ thể với cháo hoặc súp thay đổi luân phiên giúp khuyến khích vị giác và ăn uống tốt hơn", bác sĩ Thanh đưa ra lưu ý cho người bệnh đái tháo đường.

Đặc biệt, việc uống đủ nước để ngăn nguy cơ tăng đường huyết và xét nghiệm đường máu nhiều hơn trong những ngày này là điều quan trọng cần ghi nhớ. bác sĩ thanh nhấn mạnh cần phải trao đổi trực tiếp với bác sĩ trong những ngày ốm đau để được tư vấn về phác đồ điều trị, thu*c men cho phù hợp vì nguyên tắc khi người bệnh ăn ít đi, đường huyết thấp thì liều thu*c phải giảm để cân bằng. tuy nhiên có 1 số thu*c lại làm tăng đường huyết nên cần cảnh giác.

Chăm sóc bàn chân, răng miệng đúng cách

Người bệnh đái tháo đường luôn luôn phải cẩn trọng trong cuộc sống hằng ngày bởi đôi khi chỉ những vết xước nhỏ cũng có thể gây ra nhiễm trùng và lan rộng, thậm chí phải đối mặt với việc cắt cụt chi không mong muốn.

Lưu ý đầu tiên là cách lựa giày dép cho phù hợp. Thay vì những đôi giày (dép) cao gót, bít ngón gây ép tắc mạch máu, dễ xảy ra trầy xước, người bệnh nên lựa chọn những đôi giày (dép) có độ mềm nhất định, thoáng mát, thoải mái để đi trong các dịp khác nhau. Việc bảo quản giày cũng rất quan trọng để tránh tình trạng những vật nhỏ rơi vào giày dép mà người bệnh không may đi vào, do bị mất cảm giác ở phần chân có thể gây nguy hiểm.

Ngay cả khi trong nhà bệnh nhân cũng nên đi giày dép, mang tất dày dặn và kiểm tra bàn chân ở nơi có đủ ánh sáng giúp phát hiện sớm những vết loét, chai chân để điều trị sớm. Bên cạnh đó, người bệnh không quên vệ sinh bàn chân sạch sẽ mỗi ngày với nước ấm, không sử dụng nước quá nóng, chà xát mạnh dễ gây tình trạng bỏng, tổn thương bàn chân.

Người bệnh đái tháo đường nên đi giày dép, mang tất dày dặn và kiểm tra bàn chân ở nơi có đủ ánh sáng giúp phát hiện sớm những vết loét, chai chân để điều trị sớm. ảnh: shutterstock

Đối với các vết thương hở, không nên dùng oxy già để rửa vết thương, nên để vết thương hở, thoáng khí, khi cần di chuyển chỉ cần băng bó cẩn thận, không quá chặt dẫn tới nhiễm trùng. Bác sĩ Thanh khuyên dùng kem dưỡng da làm mềm mại đôi chân để tránh các vết sần sùi, tuy nhiên tránh bôi ở các kẽ ngón chân dễ sinh nấm.

Tình trạng viêm nha chu ở người đái tháo đường rất hay gặp phải. người bệnh rất hay rụng răng tự nhiên xuất phát từ nồng độ đường huyết cao tạo thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và tạo ra những nang răng, viêm quanh răng, sâu răng,... "theo nghiên cứu cho thấy, tỉ lệ mắc vấn đề về răng miệng ở người đái tháo đường rất cao và những người được chẩn đoán mắc đái tháo đường cần hết sức lưu ý vấn đề răng miệng", bác sĩ thanh chia sẻ.

Người mắc đái tháo đường có tình trạng tăng tiết nước bọt và tăng mảng bám trên răng, đặc biệt đối với người hút thu*c lá, vậy nên rất cần được vệ sinh và đi khám thường xuyên, giữ gìn vệ sinh răng miệng hằng ngày, không dùng tăm xỉa răng gây tổn thương vùng lợi, chảy máu.

Ngoài ra, bác sĩ Thanh đưa ra lời khuyên đối với các bệnh nhân thường phải di chuyển công tác, hay đi du lịch xa là cần hiểu rõ bệnh lý và chuẩn bị hành trang đầy đủ để không gặp phải những tình huống ngoài dự kiến xảy ra.

Một số lưu ý vật dụng cần mang theo như: túi Thu*c, bút tiêm insulin, máy đo đường huyết, máy đo huyết áp, một vài viên kẹo cứng,... và một danh sách những vấn đề liên quan để không bỏ sót bất kỳ thứ gì cho chuyến đi an toàn.

Xem thêm phần giải đáp thắc mắc của độc giả tại đây.

Anh Ngọc

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/nhung-luu-y-khi-cham-soc-benh-nhan-dai-thao-duong-hang-ngay-4409280.html)

Tin cùng nội dung

  • Thêm một tác hại của nhiễm vi khuẩn H.pylori ở dạ dày vừa được nhóm nghiên cứu của BV Trường ĐH Quốc gia tại Đài Loan công bố.
  • Xin chào Mangyte, Hiện tôi đang bị phình giáp đa hạt thùy trái, Mangyte có thể giúp tôi địa chỉ phòng khám của một số bác sĩ chuyên khoa Nội Tiết giỏi được không ạ? Tôi chân thành cảm ơn.
  • Sáng nay (8/4) đi khám sức khỏe cùng cơ quan, tôi phát hiện ra bị tiểu đường với mức đường huyết lên đến 135mg/dl. Quá bất ngờ. Tôi không hiểu về chỉ số trên. Mangyte tư vấn giúp tôi nên làm gì, đi khám bác sĩ nào để bắt đầu điều trị.Tôi muốn đến phòng mạch tư để có thể trao đổi nhiều hơn với bác sĩ. Xin cảm ơn. Rất mong hồi âm sớm.
  • Theo Đông y, nguyên nhân của bệnh là do uất nhiệt hóa hỏa, làm phần âm của các tạng phủ, (phế, vị, thận, vân vân), bị hao tổn.
  • Từ xưa đến nay, chữa bệnh đái tháo đường bằng ăn uống được coi là cách chữa cơ bản nhất, đó là thực hiện chế độ ăn kiêng theo yêu cầu của bác sĩ nhằm duy trì lượng đường cần thiết trong máu. Chế độ kiêng khem không có nghĩa chỉ được ăn một vài loại lương thực và thực phẩm mà là lựa chọn thực phẩm cung cấp đủ lượng calo cho cơ thể.
  • Bệnh tiểu đường (hay đái tháo đường) là danh từ dùng để chỉ một nhóm các bệnh lý ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng đường trong máu, thường đặc trưng bởi tăng đường máu.
  • Bệnh tiểu đường là một bệnh nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến mọi bộ phận và cơ quan trong cơ thể. Đó là lý do bệnh nhân cần được châm sóc từ nhiều bác sĩ.
  • Hạ đường huyết thường liên quan đến việc điều trị bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, một số tình trạng bệnh khác có thể gây hạ đường huyết.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Bài Thuốc dân gian điều trị bệnh tiểu đường
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY