Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Những lưu ý khi chăm sóc người cao tuổi tại gia đình

MangYTe - Tâm S*nh l* của con người thay đổi cũng như sức khỏe cũng yếu đi theo độ tuổi. Do đó, cần đặc biệt lưu ý khi chăm sóc người cao tuổi tại nhà để những người thân yêu của bạn được an hưởng tuổi già trong vui vẻ và hạnh phúc.

Không để người già có cảm giác tủi thân

Người cao tuổi có thể không tự chăm sóc được bản thân do thể chất cũng như tâm lý thay đổi. đây cũng chính là lý do làm không ít người cao tuổi luôn lo lắng quá mức dẫn đến dễ cáu gắt, khó chịu, luôn muốn con cái ở bên cạnh chăm sóc và luôn thấy mình như người thừa, bị lãng quên.

Cũng do tuổi tác nên người lớn tuổi rất khó hòa nhập với cuộc sống của những thành viên trẻ tuổi trong gia đình nên thường cảm thấy cô đơn. do đó, khi chăm sóc người cao tuổi tại nhà cần chú ý luôn tạo cho họ cảm giác được chia sẻ, gần gũi khi ở bên cạnh con cháu.

Nên dành thời gian cho những chuyến du lịch gia đình để ông bà, cha mẹ cảm thấy được thư giãn và yêu thương. ảnh minh họa

Trong gia đình có người cao tuổi, bạn nên dành thời gian cho những chuyến du lịch gia đình để ông bà, cha mẹ cảm thấy được thư giãn và yêu thương. ở tuổi ngoài 60 trở đi, người cao tuổi thường muốn đi du lịch đây đó cũng như về thăm quê hương. do vậy, khi chăm sóc người già cần hiểu được tâm lý này từ đó tạo điều kiện, khuyến khích để họ thực hiện được mong ước của bản thân.

Người cao tuổi thường hay suy nghĩ khi ở một mình. trong cuộc sống chung với con cháu, thường do tính chất công việc nên con cháu thường đi cả ngày, nhiều khi đi sớm, về muộn. người cao tuổi không được trò chuyện cùng người thân thường xuyên cũng hay suy nghĩ, buồn bã. để động viên ông bà, bố mẹ đã lớn tuổi, chúng ta nên hướng họ tham gia các hoạt động xã hội; gặp gỡ bạn bè cũng là giải pháp giúp tuổi già của người cao tuổi thêm vui khỏe.

Không nên bỏ qua khi thấy người già ăn uống kém hơn bình thường

Ở người già, việc ăn uống cũng trở nên kém ngon hơn do khả năng tiêu hóa thức ăn cũng như vị giác bị giảm.

Việc nhai nuốt cũng gặp nhiều khó khăn khi cơ xương hàm bị teo, chân răng cũng yếu hơn ở tuổi ngoài 70. do vậy, khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại nhà cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng, khẩu vị, chế biến các món ăn kích thích vị giác, dễ tiêu hóa giúp người già ăn được nhiều hơn thay vì thấy việc kén ăn ở người già là bình thường.

Đừng để phát bệnh mới gặp bác sĩ

Nên đưa ông bà, cha mẹ đi khám sức khỏe định kỳ từ 3 đến 6 tháng 1 lần bởi trong cơ thể người già luôn ẩn chứa các bệnh tiềm ẩn gây hại cho sức khỏe như: tai biến, huyết áp, tim mạch, tiểu đường, hay các bệnh về xương khớp,... do sức đề kháng bị giảm, cơ thể bắt đầu bị lão hóa.

Nên đưa ông bà, cha mẹ đi khám sức khỏe định kỳ từ 3 - 6 tháng 1 lần. ảnh minh họa

Khi bệnh đã phát ra bên ngoài nghĩa là bệnh đã nặng, cơ thể người già phục hồi lâu nên thời gian chữa trị cũng kéo dài hơn. phát hiện sớm điều trị sớm sẽ giúp người cao tuổi nhanh hồi phục hơn và không cảm thấy mệt mỏi, cảm thấy mình là gánh nặng cho gia đình.

Không để người già cảm thấy bản thân là gánh nặng cho gia đình

Người cao tuổi cần chăm sóc bản thân mình thật tốt, đảm bảo cơ thể luôn được khỏe mạnh để người già không cảm thấy lo lắng, thấy bản thân là gánh nặng cho gia đình. người chăm sóc có khỏe mạnh thì người già cũng cảm thấy lạc quan và yêu đời hơn.

Người chăm sóc nên chia sẻ công việc với mọi người, đảm bảo thời gian giải trí của bản thân, cung cấp dinh dưỡng và nước vào cơ thể đầy đủ để đảm bảo sức khỏe.

Hi vọng, những lưu ý trên sẽ giúp gia đình chăm sóc người già tại nhà tránh được những điều không mong muốn xảy ra, giúp người già thêm vui khỏe, không cảm thấy bản thân là gánh nặng cho gia đình.

Mai Anh

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/dan-so/nhung-luu-y-khi-cham-soc-nguoi-cao-tuoi-tai-gia-dinh-2020092116063367.htm)

Tin cùng nội dung

  • Nếu người thân của bạn vẫn còn trong giai đoạn đầu của bệnh sa sút trí tuệ, có thể họ chưa cần nhiều sự chăm sóc. Điều tốt nhất bạn có thể làm ở giai đoạn này là tìm hiểu về bệnh sa sút trí tuệ.
  • Giúp đỡ người cao tuổi đối diện với những thay đổi lớn trong cuộc sống. Nếu bạn là người chăm sóc người cao tuổi hoặc nếu bạn dành nhiều thời gian cho người cao tuổi, hãy học cách giúp họ đối diện với sự mất mát.
  • Thay vì bán thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) riêng lẻ, nay người dân muốn mua BHYT phải mua theo hộ gia đình.
  • Viêm phổi là hiện tượng nhiễm khuẩn cấp tính ở phổi, do nhiều nguyên nhân gây nên. Ở nước ta, viêm phổi chiếm khoảng 12% các bệnh về phổi.
  • Đông y gọi viêm phế quản là khái thấu, đàm ẩm. Bệnh do ngoại cảm phong hàn, phong nhiệt, khí táo hoặc do công năng của 3 tạng phế, tỳ, thận giảm sút. Hàn thấp làm tổn thương tỳ sinh đàm ẩm; nhiệt làm thương phế, thận; phế thận âm hư dẫn đến ho, đờm nhiều. Đông y có rất nhiều phương pháp chữa bệnh này, xin giới thiệu một số bài Thuốc theo kinh nghiệm dân gian rất đơn giản, dễ tìm mà hiệu quả.
  • Kế hoạch hóa gia đình theo phương pháp tự nhiên là phương pháp xác định thời điểm có thể quan hệ T*nh d*c mà không thể có thai
  • Dịch vụ phòng ngừa là rất quan trọng cho tất cả mọi người, đặc biệt là đối với người cao tuổi. Đó là vì nguy cơ gặp các vấn đề về sức khỏe tăng lên khi bạn có tuổi. Bằng cách ngăn ngừa, hoặc xác định chúng ở giai đoạn sớm, bạn có nhiều khả năng sống một cuộc sống lâu hơn, khỏe mạnh hơn, và thỏa mãn hơn.
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY