Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Những lưu ý với người trên 65 tuổi khi tiêm vaccine Covid-19

Người lớn tuổi sau khi tiêm vaccine cần luôn có người hỗ trợ bên cạnh 24/24 giờ, ít nhất là trong 3 ngày đầu tiên.

Theo quyết định 3802/qđ-byt ban hành hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine covid-19 của bộ y tế ngày hôm qua còn 10 mục cần sàng lọc, thay cho văn bản 3445 ban hành ngày 15/7 có tới 15 mục. tất cả người trên 18 tuổi, khoẻ mạnh đủ các điều kiện tiêm, đều được tiêm vaccine covid-19.

Trước đây người trên 65 tuổi và các nhóm có tiền sử dị ứng, tiền sử bệnh nền, tiền sử rối loạn đông máu, có bất thường dấu hiệu sống, bất thường khi nghe tim phổi, rối loạn tri giác đều phải tiêm và theo dõi tại các bệnh viện. tuy nhiên trong hướng dẫn mới không còn.

Ths, bs nguyễn hiền minh - đơn vị tiêm chủng bệnh viện đại học y dược tp hồ chí minh đã chỉ ra những điểm cần lưu ý với người cao tuổi, người có bệnh nền sau tiêm vaccine covid-19.

Theo dõi sau tiêm tại nhà

Sau tiêm vaccine, người dân cần ở lại theo dõi 30 phút tại điểm tiêm chủng. Người lớn tuổi không nên tự chạy xe về nhà. Tự theo dõi sau tiêm trong 28 ngày tiếp theo, đặc biệt trong vòng 7 ngày đầu. Người lớn tuổi cần luôn có người hỗ trợ bên cạnh 24/24 giờ, ít nhất là trong 3 ngày đầu tiên.

Tương tự các vaccine khác, vaccine covid-19 có thể gây tác dụng phụ. hầu hết phản ứng thường gặp sau tiêm vaccine covid-19 là nhẹ và tự khỏi sau 1-3 ngày. trong đó, các phản ứng tại chỗ tiêm thường gặp là sưng, đỏ, đau, nổi cục nhỏ, ngứa, nhức mỏi, đau cánh tay.

Khi bị sưng đau, không bôi, chườm, đắp bất cứ thứ gì lạ (lá cây, dầu gió, trứng gà...) vào chỗ tiêm vì có nguy cơ kích thích phản ứng viêm hay nhiễm trùng. Để giảm đau và cảm giác khó chịu ở vị trí tiêm, người dân có thể áp khăn sạch, mát và ẩm lên vùng sưng đỏ; tập thể dục hoặc massage nhẹ nhàng cho cánh tay; hoặc dùng Thu*c giảm đau, Thu*c kháng dị ứng theo hướng dẫn của bác sĩ tiêm chủng. Tiếp tục theo dõi, nếu sưng to nhanh thì đi khám ngay.

Các phản ứng toàn thân thường gặp là sốt, mệt mỏi, đau đầu, đau cơ, buồn nôn. Để giảm cảm giác khó chịu do sốt, nên uống nhiều nước, mặc trang phục nhẹ nhàng thoáng mát, đo nhiệt độ thường xuyên.

Nếu sốt dưới 38,5 độ C cần cởi bớt, nới lỏng quần áo, chườm/lau bằng khăn ấm tại trán, hố nách, bẹn; uống đủ nước, không để nhiễm lạnh, đo lại nhiệt độ sau 30 phút.

Sốt từ 38,5 độ C trở lên thì sử dụng Thu*c hạ sốt theo chỉ dẫn của nhân viên y tế. Nếu không cắt được sốt hoặc sốt lại trong vòng hai giờ, cần thông báo ngay cho nhân viên y tế và đến cơ sở y tế gần nhất.

Ngoài ra, người cao tuổi, người có bệnh nền sau tiêm vacine cần bổ sung thêm các viên sủi chứa vitamin và điện giải, uống một viên mỗi ngày sau ăn sáng hoặc sau ăn trưa. Đồng thời, nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc; không nên uống rượu bia và các chất kích thích ít nhất là trong ba ngày đầu sau tiêm chủng. Nên ăn các thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, chia nhỏ bữa ăn, đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ thịt, cá, trứng, sữa, tinh bột, rau xanh, trái cây...

Khi nào cần tới sự hỗ trợ y tế

Các dấu hiệu cảnh báo tình trạng nguy hiểm gồm: tê quanh môi hoặc lưỡi; phát ban/nổi mẩn đỏ/tím tái/đỏ da/chảy máu, xuất huyết dưới da; cảm giác ngứa, căng cứng, nghẹn họng, nói khó; triệu chứng thần kinh (đau đầu kéo dài hoặc dữ dội, li bì, ngủ gà, lú lẫn, hôn mê, co giật); triệu chứng tim mạch (đau tức ngực, hồi hộp đánh trống ngực kéo dài, ngất); triệu chứng tiêu hóa (nôn, đau quặn bụng, tiêu chảy); triệu chứng hô hấp (khó thở, thở rít, khò khè, tím tái).

Hoặc người sau tiêm có thể gặp tình huống chóng mặt, choáng, xây xẩm, cảm giác muốn ngã, mệt bất thường; đau dữ dội bất thường tại một hay nhiều nơi không do va chạm, sang chấn; sốt cao liên tục trên 39 độ C mà không đáp ứng Thu*c hạ sốt.

Khi thấy người được tiêm chủng có một trong các dấu hiệu trên, người nhà cần liên hệ số điện thoại hotline trên tờ giấy hướng dẫn theo dõi và chăm sóc sau tiêm chủng đã được phát vào ngày đi tiêm vaccine, đồng thời nhanh chóng đưa người bệnh đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế gần nhất.

Nếu ở mũi tiêm đầu tiên gặp phải các phản ứng nặng như phản vệ thì có nên tiêm mũi thứ hai?

Theo quyết định số 2995/qđ-byt ngày 18/6/2021 và quyết định số 3445/qđ-byt ngày 15/7/2021 của bộ y tế, người được tiêm chủng có phản ứng phản vệ từ độ hai trở lên, hoặc bị sốc phản vệ sau mũi tiêm đầu tiên thì chống chỉ định tiêm mũi vaccine thứ hai.

Nếu sau mũi một, người được tiêm chủng chỉ gặp những phản ứng phản vệ mức độ một (là những triệu chứng da, tổ chức dưới da và niêm mạc như nổi mày đay, ngứa, phù mạch) thì vẫn được chỉ định tiêm vaccine mũi thứ hai.

Lưu ý mũi tiêm thứ hai thì người được tiêm chủng cần được khám sàng lọc kỹ và tiêm tại bệnh viện hoặc cơ sở y tế có đủ năng lực hồi sức cấp cứu ban đầu. người nhà cần theo dõi sức khỏe của người được tiêm chủng 24/24 giờ trong ngày và ít nhất là ba ngày đầu tiên sau tiêm. sử dụng các Thu*c kháng dị ứng (nếu có) phải được chỉ định bởi bác sĩ.

Theo bác sĩ minh, cách hệ thống miễn dịch phản ứng với thành phần kháng nguyên và những tá dược, chất bổ trợ có trong vaccine được thể hiện dưới dạng các triệu chứng, biểu hiện khác nhau. các tác dụng phụ (biến cố bất lợi) sau tiêm chủng xảy ra không đồng đều với tất cả mọi người. một số người gặp phải phản ứng rất nhẹ, một số khác thì nặng nề hơn, rất hiếm gặp và có thể đe dọa đến tính mạng, nhưng có người lại không gặp tác dụng phụ nào.

Việc không cảm nhận bất kỳ tác dụng phụ nào, hoặc những tác dụng phụ có thể khó nhận thấy chỉ có nghĩa là mỗi cơ thể khác nhau có những phản ứng với kháng nguyên của vaccine theo những cách khác nhau. Giá trị quan trọng nhất của vaccine là hiệu lực sau tiêm chủng, hệ miễn dịch sản xuất đủ lượng kháng thể cần thiết để bảo vệ cơ thể.

Chiến dịch tiêm vaccine nhanh, an toàn, hiệu quả cho toàn dân

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo nhân dân (https://nhandan.com.vn/goc-tu-van/nhung-luu-y-voi-nguoi-tren-65-tuoi-khi-tiem-vaccine-covid-19-659291/)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY