Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Những món ăn nào khiến 133 người nghi bị ngộ độc phải nhập viện cấp cứu ở Đà Nẵng?

(Tổ Quốc) - Theo Ban quản lý ATTP TP Đà Nẵng, thức ăn nguyên nhân nghi ngờ là các món ăn chay tự chế biến tại các hộ gia đình; nguyên liệu làm những món ăn này chủ yếu được chế biến từ thực vật; mua tập trung chủ yếu tại một số hộ ở chợ Túy Loan (xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang). Các nguyên liệu mà người dân mua về chế biến món ăn cho gia đình đa số là chả cây, chả đòn, nem, ram…

Trưa 8/5, Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP Đà Nẵng thông tin về vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm đối với người dân tại các xã Hòa Phong, Hòa Khương và Hòa Nhơn (huyện Hòa Vang, Đà Nẵng).

Theo đó, vào lúc 15h ngày 7/5, Trung tâm Y tế huyện Hòa Vang tiếp nhận cấp cứu ca đầu tiên nghi ngờ ngộ độc thực phẩm, số lượng bệnh nhân đến khám tăng dần từ 15h đến 20h cùng ngày với các triệu chứng đau bụng, đau đầu, tiêu chảy.

Sau khi biết tin, Đội điều tra ngộ độc thực phẩm (thuộc Ban Quản lý An toàn thực phẩm) đã tiếp cận hiện trường trong đêm, phối hợp với Sở Y tế và Trung tâm Y tế huyện Hòa Vang, Công an TP, UBND huyện Hòa Vang, đến sáng 8/5 đã điều tra, xử lý, khoanh vùng và lấy mẫu gửi xét nghiệm nhằm tìm ra nguyên nhân gây ra vụ việc.

Đến 8h ngày 8/5, có 133 người nhập viện. Trong đó, chuyển bệnh viện Đà Nẵng 28 người, bệnh viện Phụ sản – Nhi 4 người, bệnh viện Hòa Vang 101 người. Hiện các bệnh nhân được ngành y tế tích cực theo dõi, chuẩn đoán và điều trị.

Qua điều tra ban đầu, Ban quản lý ATTP cho biết, những người nghi ngộ độc thực phẩm là người dân thuộc các xã Hòa Phong, Hòa Khương và Hòa Nhơn. Thức ăn nguyên nhân nghi ngờ là các món ăn chay tự chế biến tại các hộ gia đình; nguyên liệu làm những món ăn này chủ yếu được chế biến từ thực vật; mua tập trung chủ yếu tại một số hộ ở chợ Túy Loan (xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang).

Các nguyên liệu mà người dân mua về chế biến món ăn cho gia đình đa số là chả cây, chả đòn, nem, ram (các món này có thể ăn trực tiếp không qua nấu hay chế biến lại) và đậu khuôn. Bữa ăn nguyên nhân nghi ngờ là bữa trưa và tối của ngày 7/5.

Điều tra nơi bán hàng tại chợ Túy Loan cho thấy, đậu khuôn, chả đòn, nem là do một số cơ sở nơi khác sản xuất và cung cấp cho hộ kinh doanh tại chợ, còn lại một số chả cây và ram là do một số hộ kinh doanh tại chợ Túy Loan tự chế biến và bán cho người dân trong vùng.

Trong tối 7/5, Ban quản lý ATTP TP Đà Nẵng đã phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành điều tra, kiểm tra; khoanh vùng các nơi kinh doanh tại chợ, nơi đã cung cấp thực phẩm nghi ngờ nêu trên và lấy 18 mẫu tại các gia đình và nơi cung cấp nguyên liệu để xét nghiệm tìm nguyên nhân.

Phúc An

Mạng Y Tế
Nguồn: Tổ quốc (http://toquoc.vn/nhung-mon-an-nao-khien-133-nguoi-nghi-bi-ngo-doc-phai-nhap-vien-cap-cuu-o-da-nang-20200508105804708.htm)

Tin cùng nội dung

  • Cá chép là loài cá nước ngọt phổ biến khắp các ao, hồ, sông suối ở nước ta. Ngoài công dụng làm thức ăn ngon, có giá trị dinh dưỡng cao, cá chép còn được sử dụng làm Thuốc bổ tỳ vị, lợi tiểu, thông sữa, an thai,… Xin giới thiệu một số món ăn Thuốc từ cá chép để bạn đọc tham khảo và áp dụng:
  • Với nguyên liệu dễ dàng mua được ở chợ, siêu thị, chúng ta có thể chế biến được những món ăn cải thiện trí nhớ, tốt cho trí não
  • Những tháng cuối năm, thời tiết càng trở nên lạnh giá khiến món thịt chó được nhiều người ưa chuộng và là món ăn hàng đầu trong các buổi liên hoan, gặp mặt bạn bè...
  • Tai biến mạch máu não là một căn bệnh nguy hiểm với những diễn biến khôn lường. Đây là một cấp cứu y khoa tính theo giờ vàng. Tuy nhiên, đa phần là để lại di chứng. Vì vậy, giai đoạn điều dưỡng sau tai biến cũng rất trường kỳ và quan trọng. Kinh nghiệm cho thấy, sử dụng bài Thuốc Đông y kết hợp với Tây y chữa trị sau tai biến có thể giúp ích cho sự phục hồi của người bệnh.
  • Thịt dê được chế biến thành nhiều món ăn có giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh. Trong “Tản Đà thực phẩm”, cố thi sĩ Tản Đà rất ca ngợi các món ăn từ dê; các món này ăn vừa ích khí, ôn bổ trung hạ tiêu, dùng trong trường hợp ốm yếu, đau lưng mỏi gối, sinh hoạt T*nh d*c kém, di tinh, mộng tinh...
  • Vừa qua, trong một thời gian ngắn trên địa bàn một số tỉnh như Nghệ An, Đồng Nai, Đăk Lăk, Hà Nội, Nam Định, Quảng Nam và một số tỉnh thành khác liên tục xảy ra tình trạng trẻ đuối nước.
  • Năm 2014, một năm thật nhiều khó khăn và thách thức đối với đất nước cũng như ngành y tế.
  • Tết đến Xuân về trên khắp các nẻo đường trên cả nước nhưng có lẽ, tại các bệnh viện, không khí Tết luôn lặng lẽ hơn bởi nơi đây còn biết bao lo âu, bao nỗi buồn... hiển hiện trên gương mặt những người bệnh nặng sẽ phải ăn Tết trong bệnh viện.
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Sỏi tiết niệu trong y học cổ truyền thuộc phạm vi chứng “Thạch lâm” với nguyên nhân chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệt bên ngoài, ăn quá nhiều đồ cay nóng, béo ngọt, uống rượu vô độ, rối loạn tình chí lâu ngày làm tổn thương các tạng phụ khiến thấp nhiệt nội sinh tụ lại ở đường tiết niệu mà tạo thành sỏi.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY